7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng
Như chúng ta đã biết, rủi ro tỷ giá do các hoạt động nội bảng gây ra với nguyên nhân chính là sự chênh lệch tỷ giá giữa TSC và TSN bằng ngoại tệ. Để phòng ngừa loại rủi ro này, chúng ta cần làm cân xứng TSC và TSN bằng ngoại tệ. Cụ thể hơn, ta đi phân tích một vài nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng:
+ Nghiệp vụ huy động vốn nhằm mục đích cho vay. Nếu ngân hàng sử dụng toàn bộ doanh số huy động bằng ngoại tệ để cho vay bằng ngoại tệ với kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay là như nhau thì sẽ không có rủi ro tỷ gía trong nghiệp vụ này. Càng thu hẹp chênh lệch giữa doanh số huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ thì mức độ lãi hoặc lỗ về tỷ giá càng nhỏ.
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Mua ngoại tệ để bán ngoại tệ ăn chênh lệch giá. Nếu doanh số mua và bán là bằng nhau tại một thời điểm và tỷ giá mua thấp hơn tỷ giá bán, rủi ro tỷ giá bằng không. Càng thu hẹp chênh lệch giữa doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ thì mức độ lãi hoặc lỗ về tỷ giá càng nhỏ.
+ Các khoản phải thu bằng ngoại tệ và các khoản phải trả bằng ngoại tệ luôn ở mức cân bằng sẽ giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Các khoản phải thu bao gồm thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi nơi khác và các khoản phí. Các khoản phải trả bao gồm trả lãi tiền gửi , trả lãi tiền đi vay, trả thuế…
Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể thực hiện biện pháp cân xứng TSN và TSC bằng ngoại tệ vì việc huy động đủ vốn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu vay ngoại tệ là khó thực hiện chưa kể đến các khoản dữ trữ tiền mặt, dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ… đảm bảo thanh khoản theo quy định của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngoài biện pháp phòng ngừa nội bảng các ngân hàng thương mại còn thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngoại bảng.