Giải pháp cụ thể từ phía MHB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 109 - 117)

2. 4.1 Kết quả đạt được.

3.3.3. Giải pháp cụ thể từ phía MHB

Giải pháp từ hệ thống MHB

Thứ nhất, thường xuyên rà soát lại toàn bộ cơ chế quản lý, các quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, điều hoà vốn ngoại tệ... từ đó xây dựng và hoàn thiện thêm các văn bản pháp lý về phòng ngừa rủi ro tỷ giá, quy chế về quản lý vốn ngoại tệ và cẩm nang phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thứ hai, khai thác tối đa các dữ liệu về nguồn vốn ngoại tệ đi và đến, doanh số ngoại tệ mua và bán trong hệ thống phần mềm ứng dụng Intellect được MHB đưa vào áp dụng từ tháng 2/2010 để thấy được hiệu quả kinh doanh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với những chi nhánh làm lỗ về rủi ro tỷ giá.

Thứ ba, thường xuyên cặp nhật các thông tin kinh tế – chính trị trong và ngoài nước, các dự đoán, dự báo biến động trên thị trường quốc tế và nhận định của MHB về tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện tại và tương lai lên trang web của MHB để mọi người tham khảo và có biện pháp ứng phó kịp thời.

Thứ tư, có kế hoạch đào tạo định kỳ cho cán bộ làm công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ vì đây là lĩnh vực có nhiều nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi cán bộ phải là người có óc nhạy bén, biết tiếp thu kỹ thuật mới, mạnh dạn áp dụng nghiệp vụ mới đồng thời phải là người biết tuân thủ quy trình, có tinh thần

học hỏi nghiệp vụ từ đồng nghiệp và cấp trên để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Thứ năm, quan tâm hơn nữa đến chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ làm công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ để khuyến khích các cá nhân có tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được phát huy hết năng lực của mình.

Giải pháp từ MHB HN

Thứ nhất, yêu cầu tất cả các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tuân thủ quy trình hoạt động của mình, có chế tài xử phát nghiêm cho các trường hợp vi phạm kể cả trong trường hợp vi phạm nhưng chưa gây rủi ro cho ngân hàng.

Thứ hai, đề xuất ý kiến với Hội sở về các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu khác mà Hội sở chưa áp dụng đồng thời đóng góp ý kiến để Phòng Nguồn vốn Hội sở vừa là nơi quản lý giám sát các hoạt động về nguồn và trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhưng cũng là nơi hỗ trợ đắc lực về nguồn ngoại tệ cho các chi nhánh hoạt động thông suốt không bị ách tắc do cách xử lý cứng nhắc cản trở chi nhánh trong phục vụ nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, phòng Nguồn vốn MHB HN có trách nhiệm hàng tuần báo cáo nhanh cho Ban Giám đốc tình hình huy động và sử dụng nguồn ngoại tệ, tình hình mua bán ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ trong tuần và tổng hợp từ đầu năm đến thời điểm báo cáo đồng thời thường xuyên đưa ra một số thông tin về diễn biến ngoại tệ trong hiện tại để Ban Giám đốc có định hướng trong việc lựa chọn đối tượng khách hàng.

Kết luận

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. NHNN có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những thăng trầm của một nền kinh tế thị trường sau hội nhập, chứng kiến cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng danh tiếng của Mỹ, các ngân hàng lớn ở Châu Âu và trên thế giới. Điều này cho thấy, khủng hoảng tài chính có thể xảy ra với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào nếu hệ thống đó không phản ứng kịp thời với những cảnh báo rủi ro trước đó hoặc không có sự chuẩn bị kỹ càng cho những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống MHB trong hơn mười năm qua, tôi thấy MHB đã đạt được một số thành tựu đáng kể: không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, hỗ trợ tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho vay chương trình phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, kết quả trên mới dừng ở mức độ khiêm tốn. Trong hiện tại và tương lai MHB HN nói riêng và hệ thống MHB nói chung sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh, thách thức và rủi ro vốn là những xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, kiến nghị một số giải pháp khả thi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN, tôi hy vọng bài viết này sẽ

đóng góp ít nhiều cho MHB HN trong việc tìm ra những phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hiệu quả nhất vừa khuyến khích cán bộ làm việc trong lĩnh vực nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ năng động, sáng tạo đẩy mạnh tỷ trọng sinh lời trong huy động – cho vay ngoại tệ, trong mua – bán ngoại tệ đồng thời có một hành lang pháp lý hữu hiệu để hạn chế tối đa những rủi ro về tỷ giá cho ngân hàng.

Mặc dù đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn này, nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực, luận văn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các đồng nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến đề tài mà luận văn đề cập để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội khoa Sau đại học và đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn người đă hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đă tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này.

Tài liệu tham khảo

Tiếng việt

1.Nguyễn Kim Anh (2008), Giáo trình Rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro hối đoái, Nxb Thống kê.

2.Phạm Thị Hoàng Anh (2007), “ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (số 3+4), tr.132.

3.Phạm Như Hà (2008), “Rủi ro và quản lý rủi ro ngoại hối quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (số 12), tr.68.

4.Nguyễn Thu Huyền (2008), “Sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (số 74), tr. 127.

5.Nguyễn Văn Lộc (2008), “Phá giá hay không phá giá”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, (số 3), tr. 10-11,24

6.Phan Hoài Nam (2008), “Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và tỷ giá”, Tạp chí Ngân hàng, (số 16), tr. 82.

7.Ngân hàng Nhà nước (2008), “Kết quả điều hành chính sách tiền tề, tín dụng, tỷ giá tháng 7 và các giải pháp cho những tháng cuối năm”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 6), tr. 91.

8.Trương Văn Phước (2005), “Điều hành tỷ giá : thận trọng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế”, Tạp chí ngân hàng, (số 01), tr.49.

9. Nguyễn Văn Tiến (2006), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Tiến (2002), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn

Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, Nxb Thống kê, Hà Nội

12. Nguyễn Văn

Tiến (2006), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn

Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị

Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê.

15. Nguyễn Văn

(2008), “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 15), tr. 23.

16. Nguyễn Ngọc

Vũ (2007), “Quyền chọn, một công cụ tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Ngân hàng, (số 5), tr. 34.

Tiếng Anh

17. Anthony S.

and Helen L. (2000), “Financial Institutions Management – A Modern Perspective”. IRWIN publisher.

18. Central

Institute For Economic Management (2004), VietNam’ s Economy in 2003, National Political Publishing.

19. Claudio E.V.

(2004), “The implementation monetary policy in industrial countries: A survey”, Bis Economic, (No.47), pp. 24-30.

20. Fredic S. M.

(2000,2004), The Economic of Money, Banking, and Financial Markets, Harper Collins Colleger Publishing.

21. Federal

Reserve Bank of NewYork’ s (2006), “Special Issue on Inflation Targeting”, Economic Policy Review, (No.23)

22. George H.H.,

Alan B. C., Donald G. S (1999), Bank Management, John Wiley and Son Pulishing.

23. John H.I

(1999), The Financial Risk Manual – A Systemantic Guide to Identifying and Management financial Risk, Pitman Publishing.

24. Joel B. M.

(2002), Risk Management in Banking, John Wiley and Son Publishing

25. Heather D.G.

(2003), Exchange Rate and Finance flows in the International Finance system, Longman London and New York Publisher.

26. International

Moneytary Fund (2003), “Vietnam: Selected Issues and Statistical Appendix”, IMF Country Report, (No.02)

27. International

Moneytary Fund (2005), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restriction, IMF Country Report, (No.08)

28. International

Moneytary Fund (2006), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restriction, IMF Country Report, (No.12), pp: 37.

29. Peter S. R.

Phụ lục 1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái trên thực tế cùng một lúc bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động đan xen rất khó dự đoán. Bài viết này khi đưa ra phân tích tác động của một nhân tố nào sẽ đặt chúng trong môi trường các điều kiện khác không thay đổi.

Nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn 1. Các nhân tố là các nền tảng kinh tế cơ bản.

a/ Chính sách ngoại thương: Thuế quan và quota

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan là tên gọi chung cho hai loại thuế trong thương mại quốc tế: thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Quota là hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 109 - 117)