2. 4.1 Kết quả đạt được.
3.2.2. Thách thức của MHBHN đối với hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái khi Việt Nam gia nhập WTO
giá hối đoái khi Việt Nam gia nhập WTO
+ Hệ thống NHTM Việt Nam nhìn chung có khả năng cạnh tranh thấp. Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần. Vốn điều lệ của hệ thống MHB mới đạt 1.000 tỷ đồng do vậy MHB Hà Nội cũng không tránh khỏi cuộc cạnh tranh này.
+ áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với ngân hàng khác đã buộc hệ thống MHB phải thay đổi hệ thống phần mềm (Core banking). Từ 01/02/2010, hệ thống MHB đó hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống và đi vào hoạt động chính thức.
+ Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM Việt nam còn thấp so với các ngân hàng khu vực (trong đó có MHB), do vậy hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có.
+ Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến hết 31/03/2010, NHNN đã bốn lần điều chỉnh tăng tỷ giá USD và sáu lần thay đổi lãi suất cơ bản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược điều hành kinh doanh của hệ thống NHTM và của MHB Hà Nội.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. MHB Hà Nội đã thành lập phòng Quản lý rủi ro từ năm 2008 nhưng trong cơ chế hoạt động của phòng vẫn tập trung chủ yếu vào quản lý rủi ro tín dụng mà chưa chú trọng trong việc quản trị các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.
+ Cơ cấu bộ máy hoạt động của MHB Hà Nội tuy đã được cải tổ nhưng vẫn còn cồng kềnh, dàn trải làm hiệu quả và chất lượng hoạt động còn kém xa so với khu vực.
+ Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn nhiều bất cập so với nhu cầu của nhiệm vụ mới. Công tác nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng
chưa được quan tâm đúng mức làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ của hệ thống ngân hàng còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta chưa thoát khỏi một nền kinh tế tiền mặt. MHB tuy đã có quan tâm đến ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cấp hệ thống phần mềm Core banking nhưng mới dừng ở việc hạch toán trực tuyến thay vì hạch toán gián tiếp như trước đây. Còn rất nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại MHB chưa đáp ứng được như: SMS banking, Internet banking, Ebanking…
+ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ cho các NHTM Việt Nam là làm thế nào để huy động vốn hiệu quả do công nghệ còn lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao so với ngân hàng nước ngoài. Hệ thống MHB nói chung và MHB Hà Nội nói riêng sử dụng ngoại tệ chủ yếu là đồng USD để cho vay, do vậy khi tiếp xúc với nguồn vốn nước ngoài là các ngoại tệ khác sẽ phải chuyển đổi qua VND hay USD. Việc chuyển đổi các đồng ngoại tệ khác sang VND hay USD đều có thể bị rủi ro do tỷ giá ngoại tệ biến động nếu không biết áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
+ Một thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài và đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khi chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ của NHTM Việt Nam chưa hợp lý sẽ dẫn đến chẩy máu chất xám. Một khi không giữ chân được nhân viên giỏi, không có một nguồn nhân lực đáng tin cậy và năng động chuyên nghiệp thì ngân hàng sẽ đối mặt với không chỉ rủi ro tỷ giá do non kém về nghiệp vụ mà còn đối mặt với hàng loạt rủi ro khác trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho MHB HN