7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại cao của khu vực trong những năm vừa qua, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và MHB HN nói riêng phát triển. Hoạt động sử dụng vốn của trong các năm qua đã có bước bứt phá mạnh, đáp ứng tích cực nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Qua hơn 6 năm hoạt động, MHB HN đã luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng doanh số cho vay góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Vốn tín dụng của
MHB HN đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội đã chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, lãi suất cơ bản
tăng cao lên tới 14%/năm, lãi suất huy động lên tới gần 19%/năm, lãi suất cho vay 21%/năm, đến năm 2009 lãi suất cơ bản điều chỉnh xuống đi đôi với điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, số dư huy động mức lãi suất cao của năm 2008 vẫn chưa đến hạn thanh toán trong khi lãi suất vay đã phải điều chỉnh giảm theo chỉ đạo của NHNN, đây đó là một thách thức với ngân hàng trong việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
Chất lượng tín dụng
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn chi nhánh, công tác phân loại nợ của MHB HN được NHNN TP Hà Nội đánh giá cao, kết quả phân loại nợ đó phản ánh trung thực, chính xác chất lượng tín dụng của MHB HN.
Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, nợ xấu được xử lý về căn bản, nợ quá hạn mới phát sinh trong vòng khống chế của ngân hàng. Đến cuối năm 2009, nợ nhóm 1 của MHB HN chiếm tỷ trọng là 97,91%, nhóm 2 chiếm tỷ trọng 1,8% và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) được kiểm soát ở mức 0,29% tổng dư nợ. So với tỷ lệ 0,33% vào cuối 2008 tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đó giảm rõ rệt. Tính đến 31/12/2009, MHB HN đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro theo qui định của quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ
thể cho các khoản vay của MHB Hà Nội được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN. Sau khi xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Riêng trong năm 2009, thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng là 1,8 tỷ
đồng.
MHB Hà Nội đó thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Song song với việc tăng trưởng tín dụng, MHB Hà Nội đó chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng. Theo chỉ đạo của Hội sở, từ năm 2008 chi nhánh thành lập thêm bốn phòng nghiệp vụ: Phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ và Phòng Thanh toán quốc tế. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của MHB Hà Nội được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của Dự án Seco - Thuỵ Sĩ. Việc áp dụng mô hình này nhằm mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (thông qua việc hình thành Phòng quản lý rủi ro và Phòng Hỗ trợ kinh doanh) vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh (thông qua Phòng Kinh doanh). Ngoài ra MHB Hà Nội cũng đi đầu hệ thống trong việc sử dụng các công cụ quản trị hiện đại như: xác định giới hạn tin dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp; quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng; thực hiện chương trình quy chế hóa, quy trình hóa nghiệp vụ cho vay, tăng cường tập huấn cho cán bộ tín dụng. Đồng thời công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng (thông qua Phòng Kiểm soát nội bộ)
được tiến hành thường xuyên tại chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc. Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2009 đạt 468 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ. Nợ ngắn hạn sử dụng chủ yếu ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như: lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy... và cho mục đích tiêu dùng.
Dư nợ cho vay trung dài hạn đến 31/12/2009 đạt 572 tỷ VND, chiếm 55% tổng dư nợ, chủ yếu do giải ngân các dự án xây dựng nhà ở, văn phòng, khách sạn cho thuê.
Bảng 2.3 : Dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội (2006-2009)
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị 07/06 (%) Giá trị 08/07 (%) Giá trị 09/08 (%) Tổng dư nợ tín dụng 471 660 140% 950 144% 1.040 109% Dư nợ ngắn hạn 151 264 175% 418 158% 468 112% Tỷ trọng 32% 40% 44% 45%
Dư nợ trung và dài hạn 320 396 124% 532 134% 572 108%
Tỷ trọng 68% 60% 56% 55%
Nợ quá hạn 5,1 4.2 82% 3,14 75% 2,98 95%
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1,08% 0,64% 0,33% 0,29%
Có được những kết quả đó là do MHB HN đă thực hiện tốt quản lý tín dụng và quản trị rủi ro trên cơ sở những ban hành mới và sửa đổi hàng loạt các văn bản liên quan đến việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng từ Hội sở, ban hành Quy định xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng là doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Đồng thời thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, 3 chương trình tín dụng bao gồm: “chương trình cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, “chương trình cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “chương trình đẩy mạnh tín dụng thể nhân” đă đạt được những kết quả khả quan.
Thông qua xây dựng giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụng đă có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng thời, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của các thành phần kinh tế, MHB Hà Nội đă có sự điều chỉnh về cơ cấu khách hàng tín dụng trong đó mở rộng khách hàng ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể. Ngoài ra, MHB Hà Nội đă có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm, tăng tỷ trọng tín dụng có tài sản bảo đảm ngày càng được coi trọng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực/khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.