2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của MHB
2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB Hà Nộ
Song song với các hoạt động ngân hàng là những rủi ro tiềm ẩn đi kèm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro ngoại hối… Các ngân hàng bên cạnh việc không ngừng đẩy mạnh các loại hình nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại cũng liên tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro
ngân hàng. Trong phần này, tác giả xin trình bày các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang được áp dụng tại MHB Hà Nội.
2.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng
Như đã phân tích ở trên, nguồn làm phát sinh rủi ro ngoại hối nội bảng xuất phát từ sự không cân xứng về TSN và TSC đồng ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào.
Tài sản có bằng ngoại tệ tại MHB HN bao gồm: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ… Tài sản nợ bằng ngoại tệ bao gồm: chứng chỉ tiền gửi ghi bằng ngoại tệ do ngân hàng phát hành; tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng; các khoản vay từ tổ chức tín dụng khác bằng ngoại tệ; các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ… Để hạn chế và kiểm soát được sự không cân xứng này, MHB HN đã tuân thủ những quy định, quy chế của hệ thống MHB, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nguồn tiền ngoại tệ chi nhánh huy động được đều điều hoà vốn cho Hội sở và được hưởng lãi suất điều hoà vốn do MHB quy định từng thời kỳ phù hợp với lãi suất thị trường và đảm bảo có lãi.
Thứ hai, khi chi nhánh cho vay đồng ngoại tệ phải có sự chấp thuận của Hội sở để nhận vốn điều hoà theo số lượng và kỳ hạn tương ứng. Lãi suất nhận vốn điều hoà do MHB quy định trong từng thời kỳ và luôn thấp hơn lãi suất chi nhánh cho vay.
Thứ ba, trong trường hợp chi nhánh Hà Nội tự cân đối nguồn tiền ngoại tệ để giải ngân, chi nhánh phải huy động được nguồn vốn từ bên ngoài qua thị trường liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức kinh tế hay cá nhân với số lượng và kỳ hạn tương ứng và phải được sự chấp thuận của Hội sở bằng văn bản.
Thứ tư, chi nhánh Hà Nội luôn tuân thủ theo mô hình tổ chức được quy định bởi Hội sở.
Phòng Nguồn vốn (bao gồm các hoạt động về huy động vốn nội tệ, ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ) chịu trách nhiệm lên kế hoạch, chương trình huy động vốn, mở rộng các mối quan hệ tiếp thị khách hàng để tăng nguồn huy động bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ. Trưởng phòng Nguồn vốn chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc điều vốn đi, điều vốn đến để đảm bảo khả năng thanh khoản của chi nhánh đồng thời tận dụng tối đa các nguồn vốn huy động vào mục đích cho vay hoặc gửi vốn điều hoà không để dư thừa trong tài khoản của chi nhánh để tối đa lợi nhuận. Trưởng phòng Nguồn vốn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hội sở về việc lập tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Tổng giám đốc khi huy động vốn và gửi vốn cho các tổ chức tín dụng khác, hoặc khi số tiền huy động lớn vượt quá giới hạn cho phép của chi nhánh trong từng thời kỳ.
Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho vay, đề xuất các sản phẩm cho vay để đa dạng các đối tượng khách hàng và hoàn thành kế hoạch dư nợ. Trưởng phòng Kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về tính chính xác, tính minh bạch của các hồ sơ xin vay và tuân thủ quy trình tín dụng để giảm thiểu các rủi ro có thể xẩy ra. Trường hợp hồ sơ vay vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh, phải trình lên Hội sở xin chấp thuận trước khi cho vay. Hồ sơ sau khi đã được duyệt cho vay của Giám đốc phải được nhập đầy đủ vào máy tính trước khi chuyển phòng Hỗ trợ kinh doanh làm thủ tục giải ngân. Sau khi cho vay, phòng Kinh doanh phải có trách nhiệm kiểm tra khách hàng định kỳ và đột xuất các hoạt động kinh doanh của khách hàng, lập Biên bản kiểm tra sau khi
vay theo định kỳ, thường xuyên đôn đốc khách hàng nộp vốn và lãi khi đến hạn, không để xẩy ra việc chuyển hồ sơ vay sang nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của NHNN.
Phối hợp cùng phòng Kinh doanh để hoàn tất hồ sơ vay còn có Phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro có trách nhiệm kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ vay, chỉ ra những kẽ hở của phương án kinh doanh, thẩm định lại hồ sơ vay, thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo và trình lên Ban Giám đốc tờ trình độc lập với tờ trình của Phòng Kinh doanh về việc có đồng ý cho vay hay không cho vay và đưa ra các rủi ro tiềm ẩn có thể xẩy ra đối với hồ sơ cho vay.
Phòng Hỗ trợ kinh doanh có chức năng phối hợp với phòng Kinh doanh rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay đã đầy đủ và hợp lệ như trong tờ trình xin vay hay chưa, kiểm tra mẫu dấu chữ ký của người đứng vay có khớp nhau giữa các hồ sơ vay, tiến hành nhập số liệu giải ngân vào máy tính. Phòng Hỗ trợ kinh doanh hàng ngày có nhiệm vụ thông báo với phòng Kinh doanh những khách hàng chậm trả vốn, lãi đến hạn và làm các báo cáo về công tác tín dụng theo yêu cầu của chi nhánh, Hội sở, NHNN và các ban ngành liên quan.
Phòng Kế toán là nơi xử lý những giao dịch phát sinh từ nghiệp vụ của phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, Phòng Kinh doanh, phòng Thanh toán quốc tế... Có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ của các phòng chuyển xuống trước khi thực hiện chuyển tiền chuyển khoản theo yêu cầu của phòng nghiệp vụ, giải ngân tiền mặt cho khách hàng vay vốn… Phòng Kế toán còn có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc chuyển tiền (nội tệ và ngoại tệ) đảm bảo tuân thủ các quy định quy chế của MHB và NHNN.
Phòng Kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm soát sau toàn bộ các hoạt động của chi nhánh, kiểm tra việc tính đúng, tính đủ đối với các hồ sơ vay, hồ sơ gửi
tiền và nhận tiền, chi trả tiết kiệm, thu chi các loại phí dịch vụ, nộp thuế theo luật định … Phòng sẽ có tờ trình lên ban Giám đốc định kỳ hàng Quý tình hình tuân thủ quy định, quy chế của các phòng, các sai phạm nếu có, cách khắc phục tháo gỡ khó khăn các phòng đang vướng mắc và làm việc với các đoàn thanh kiểm tra khi có chương trình.
Với mô hình tổ chức của MHB Hà Nội, các phòng của chi nhánh đều là một mắt xích trong một vòng tròn xích, có tác dụng kiểm soát các hoạt động của nhau và giảm thiểu các rủi ro trong đó có rủi ro tỷ giá.
Đặc điểm nổi bật của MHB HN trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá nội bảng so với các chi nhánh ngân hàng thuộc hệ thống khác ở chỗ: MHB HN có phòng Nguồn vốn chuyên theo dõi biến động tài sản nợ tài sản có của chi nhánh và báo cáo số liệu hàng ngày cho ban Giám đốc. Trường hợp đặc biệt, phòng Nguồn vốn được chỉ đạo từ Tổng Giám Đốc cho phép lấy nguồn ngoại tệ từ thị trường II để giải ngân vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra theo quy định. Các chi nhánh ngân hàng hệ thống khác không có phòng Nguồn vốn. Bộ phận nguồn vốn trực thuộc phòng Tài chính – kế toán, chỉ thực hiện việc lấy nguồn từ Hội sở khi phát sinh cho vay, hạn chế tính năng động, nhậy bén đối với biến động tiền tệ của thị trường. Ví dụ: ngân hàng á Châu, bộ phận nguồn vốn của các chi nhánh trực thuộc bộ phận ngân quỹ trong Phòng Kế toán. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín bộ phận nguồn vốn của chi nhánh thuộc phòng Kế toán. Ngân hàng Nông nghiệp, bộ phận nguồn vốn của chi nhánh thuộc phòng Kinh doanh.
2.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng
Như đã đề cập tại chương I, rủi ro ngoại bảng xuất phát từ việc để trạng thái ngoại tệ mở (trạng thái dương hoặc âm) qua việc mua bán ngoại tệ. Nắm bắt
được vấn đề này, hội sở MHB đã sử dụng nhiều công cụ chỉ đạo các chi nhánh được phép kinh doanh ngoại tệ phải áp dụng, cụ thể:
Thứ nhất, công cụ là các văn bản pháp lý do MHB ban hành:
Quyết định số 01/2002/QD-NHN ngày 09/01/2002 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Ban hành các quy định về giao dịch hối đoái.”
Công văn số 26/CV-NHN-QHQT ngày 28/04/2004 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “ủy quyền chi nhánh Hà Nội thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại”
Công văn số 819A/CV-NHN-QHQT ngày 21/12/2004 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Cho phép chi nhánh Hà Nội thực hiện mua bán ngoại tệ chuyển khoản giao ngay với đồng Nhân dân tệ (CNY) để chuyển tiền biên mậu”
Công văn số 521/CV-NHN-QHQT ngày 14/07/2005 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Cho phép MHB HN kinh doanh ngoại tệ thị trường trong nước đối với tất cả các loại ngoại tệ đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tự do chuyển đổi”
Công văn số 270/CV-NHN-NV ngày 30/03/2006 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Chấp thuận cho MHB HN được vượt trạng thái ngoại tệ đã quy định”
Quyết định số 22A/QĐ-NHN ngày 31/05/2006 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Quy định về quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHPTN ĐBSCL”
Công văn số 576/NHN-QHQT ngày 14/07/2006 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “ủy quyền cho 5 chi nhánh được mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” (trong đó có MHB HN)
Công văn số 740A ngày 05/05/2008 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Cho phép không giới hạn hạn mức mua bán ngoại tệ đối với các giao dịch kỳ hạn và cho phép vượt trạng thái ngoại tệ đối với Chi nhánh Hà Nội”
Thông báo số 1900/NHN-NV ngày 05/11/2009 do Tổng Giám Đốc ban hành v/v: “Phân cấp ủy quyền phê duyệt hồ sơ mua bán ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng MHB”
Thứ hai, Mua bán ngoại tệ giao ngay, tuân thủ theo quy định của Hội sở. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh trực thuộc phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ. Việc tạo trạng thái ngoại tệ mở bắt nguồn từ các giao dịch của bộ phận Kinh doanh ngoại tệ, bao gồm:
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại thương.
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân hàng nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
+ Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động.
Hệ thống MHB thực hiện quản lý vốn tập trung. Hội sở chính làm đầu mối quản lý điều hoà mua bán ngoại tệ trong toàn hệ thống và trong quan hệ mua bán ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trạng thái ngoại tệ và tình hình hoạt động của tài khoản mua bán VND/USD toàn ngành. Tuy nhiên, chi nhánh Hà Nội do đặc thù có trụ sở nằm tại Thủ đô là trung tâm văn hoá – kinh tế- chính trị - xã hội của cả nước nên ngoài việc mua bán ngoại tệ với Hội sở còn được phép mua trên thị trường liên hàng sau khi trình vào Hội sở và được sự chấp thuận
trước qua điện thoại, sau đó trình bằng văn bản từng lần. Việc mua bán của chi nhánh trên liên hàng dựa trên nguyên tắc:
+ Giá bán ngoại tệ của Hội sở cao hơn giá bán của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh không cạnh tranh được với các Ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng.
+ Số lượng cần mua của Hà Nội quá lớn Hội sở không đủ nguồn để bán. + Chi nhánh Hà Nội đã có đầu mua vào và đầu bán ra số lượng khớp nhau, chi nhánh chỉ kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Cán bộ kinh doanh ngoại tệ của MHB Hà Nôị (trực thuộc phòng Nguồn vốn) có trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại tệ của chi nhánh và thông báo hàng ngày cho trưởng phòng để đảm bảo trạng thái ngoại tệ nằm trong phạm vi an toàn (trạng thái quanh mức 0+/- 1 triệu USD).
Thứ ba, sử dụng các sản phẩm mua bán ngoại tệ phái sinh.
MHB HN sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong hai trường hợp:
+ Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu mua kỳ hạn ngoại tệ thực hiện TTQT. MHB HN sẽ chủ động tìm mua ngoại tệ kỳ hạn trên thị trường liên hàng để bán cho khách hàng. Hình thức mua bán này đôi khi không có lợi nhuận do giá mua và giá bán bằng nhau theo phương pháp tính tỷ giá kỳ hạn do NHNN quy định. Tuy nhiên, hình thức này không có rủi ro tỷ giá đối với MHB HN.
+ MHB HN tự doanh trên thị trường liên hàng. Hàng ngày, bộ phận kinh doanh ngoại tệ có trách nhiệm theo dõi biến động tỷ giá trên thế giới và trên thị trường liên hàng để đặt giá mua, giá bán kỳ hạn cho các đối tác là tổ chức tín dụng. Doanh số mua bán kỳ hạn trên thị trường liên hàng tại MHB HN còn rất hạn chế, mục đích chính của việc đặt giá mua, giá bán kỳ hạn chủ yếu là đưa thương hiệu và các sản phẩm dịch vụ MHB đến với các NHTM
Hợp đồng hoán đổi được MHB HN sử dụng trong các trường hợp sau:
+ MHB HN được Hội sở chấp thuận cho sử dụng một lượng vốn huy động ngoại tệ (USD) để hoán đổi sang VND kinh doanh chênh lệch lãi suất trong một kỳ hạn nhất định (tối đa 6 tháng).
+ MHB HN được Hội sở chấp thuận cho tự doanh trên cơ sở tờ trình phân tích biến động tỷ giá USD trong ngắn hạn (1 tháng) và dài hạn (6 tháng), theo đó chi nhánh sẽ tự doanh để trạng thái ngoại tệ âm hoặc dương như đã được duyệt trong tờ trình từng lần.
Doanh số mua bán ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi trong năm từ 2005 – 2007 chiếm 30% tổng doanh số do chi nhánh nắm bắt được xu thế tăng giá đồng USD trong khoảng 1%/năm, trong khi chênh lệch lãi suất VND và USD luôn trong khoảng từ +3% đến +5%. Từ năm 2008 đến nay, dự báo giá USD sẽ biến động nhanh do ảnh hưởng của hội nhập quốc tế, doanh số mua bán kỳ hạn và hoán đổi chỉ chiếm chưa đến 3% trong tổng doanh số do thanh khoản trên thị trường đã giảm đi rõ rệt so với các năm trước.
MHB HN chưa sử dụng hợp đồng quyền chọn do thanh khoản trên thị trường rất thấp và còn nhiều quy định chưa hợp lý từ NHNN
Thứ tư, bám sát chủ trương của NHNN về các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu được ưu tiên bán ngoại tệ, cụ thể: xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vât, phân bón, thức ăn gia súc… MHB HN đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tích cực tiếp thị khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực, áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi với đối tượng khách hàng này như : giảm lãi suất cho vay, giảm phí chuyển tiền… với mục đích tăng doanh số mua bán ngoại tệ và không có phát sinh rủi ro tỷ giá.
ngoại tệ của NHNN cho các mặt hàng trong diện được NHNN ưu tiên hỗ trợ bán