Kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.5. Kinh doanh ngoại tệ

Cũng như nghiệp vụ TTQT, KDNT đã được Ban lãnh đạo MHB Hà Nội quan tâm và chú trọng phát triển. Thời gian đầu từ năm 2003 đến 2004, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay để phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu. Ngoại trừ đồng Đôla Mỹ chi nhánh có thể mua bán trên liên hàng với số lượng hạn chế 1triệu USD/ ngày, các đồng ngoại tệ khác phải mua lại của Hội sở với số lượng vừa đủ cho mục đích thanh toán của chi nhánh. Từ năm 2005 đến nay, MHB HN đã được phép kinh doanh đa tệ và không bị hạn chế số lượng mua bán trên hợp đồng.

Chức năng của bộ phận kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc quản lý trạng thái ngoại tệ toàn chi nhánh (một chi nhánh và 16 điểm giao dịch) theo quy định của Hội sở, chi nhánh Hà Nội là một trong năm chi nhánh của hệ thống MHB được phép thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường liên Ngân hàng, mua bán với các tổ chức kinh tế, bộ phận kinh doanh ngoại tệ còn thực hiện chức năng kiểm soát chi nhánh trong việc chấp hành văn bản chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như các văn bản quy định về kinh doanh ngoại tệ của hệ thống MHB. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ còn đảm nhiệm việc quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả, đảm bảo thanh khoản cho toàn chi nhánh đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh đầu tư tiền gửi nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho chi nhánh.

Từ năm 2003 đến nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được một số mục tiêu cơ bản qua các năm như sau:

mục tiêu lợi nhuận về kinh doanh ngoại tệ mà tập trung vào chuẩn hoá mô hình, qui trình hoạt động, tập trung đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Năm 2005 - 2006: Chi nhánh đặt mục tiêu phát triển thị phần khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển thương hiệu , tăng cường bán chéo sản phẩm và đa dạng các hình thức mua bán ngoại tệ với khách hàng và trên liên hàng. Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh được tăng biên độ lên +/- 2 triệu USD. Doanh số mua bán được tháo quy định 1tr USD/ngày, tiến tới doanh số mua bán theo thoả thuận.

Năm 2007 - 2009: tiếp tục công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm đi liền với mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu

quả.

Trong các năm qua, MHB HN đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ gồm: mua bán giao ngay (spot), mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward), mua bán ngoại tệ hoán đổi (swap), thu đổi tiền mặt ngoại tệ với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như USD, EUR, JPY, GBP, CHF, AUD, SGD…

Hoạt động KDNT của MHB HN từ năm 2005 đến năm 2009 đã có những bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện qua doanh số và lợi nhuận KDNT của ngân hàng.

Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động KDNT của MHB HN

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Doanh số bán (tr.USD) 17,5 20,9 33,8 46,4 65,2 Lợi nhuận (tỷ VND) 1.8 2.5 4.5 8 16,3

(Nguồn: Báo cáo phòng NV&KHTH ngân hàng MHB)

Bảng 2.6 : Doanh số mua bán ngoại tệ của MHB Hà Nội so với một số chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn Hà Nội trong năm 2009

(đ.vị: triệu USD) MHBHN Vietinbank Hoàn Kiếm Vietcombank Hà Nội Techcombank Hoàn Kiếm

DS mua DS bán DS mua DS bán DS mua DS bán DS mua DS bán

65 65,2 320 318 338 337,5 62 62

(Nguồn: tạp chí Trung tâm thông tín tín dụng số 4-1/2010-NHNNVN)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)