Cơ hội của MHBHN đối với hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 99 - 101)

2. 4.1 Kết quả đạt được.

3.2.1. Cơ hội của MHBHN đối với hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái khi Việt Nam gia nhập WTO

hối đoái khi Việt Nam gia nhập WTO

+ MHB Hà Nội đã tiếp cận được với các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như: JBIG, RDFII… để cho vay trong lĩnh vực nhà ở (mua sắm mới, sữa chữa) với lãi suất hợp lý cải thiện cuộc sống cho các gia đình có thu nhập trung bình. Các nguồn vốn này trước khi tới các NHTM đều tập trung tại một NHTM đầu mối tiếp nhận (bằng ngoại tệ) và được chuyển sang VND cho các NHTM có các hồ sơ cho vay đáp ứng đầy đủ yêu cầu của dự án. Do vậy, MHB Hà Nội không gặp phải rủi ro tỷ giá đối với nguồn vốn này.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM Việt Nam trong đó có MHB Hà Nội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. MHB Hà Nội đã cử một số cán bộ chủ chốt tham gia các khoá học về phương pháp quản lý, phương pháp điều hành ngân hàng hiện đại do các giảng viên nước ngoài có uy tín giảng dạy. Khoá học tiến hành trong 2 năm, có kiểm tra chất lượng định kỳ. Qua đó, trình độ quản lý tại MHB Hà Nội đã được nâng cao, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện tốt hơn, khách hàng đã thể hiện sự tin cậy khi đến giao dịch.

+ Hội nhập quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng Việt Nam, thị trường tài chính phát triển nhanh hơn và tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các loại hình dịch vụ mới. Năm 2009, hệ thống MHB triển khai hoạt động thẻ Visa debit và sử dụng được bằng một số đồng ngoại tệ mạnh

như USD, EUR, GBP. Trước đó, MHB mới thực hiện với thẻ ATM và đồng tiền sử dụng là VND.

+ Hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các MHTM VN trong các giao dịch tài chính quốc tế. Từ năm 2008 đến nay, doanh số thanh toán quốc tế tại MHB HN không ngừng tăng trưởng, bình quân doanh số năm sau tăng hơn năm trước 40%. Song song với việc doanh số thanh toán quốc tế tăng, doanh số kinh doanh ngoại tệ cũng tăng theo, chi nhánh đã linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại bảng, chủ yếu là hợp đồng giao dịch giao ngay (chiếm 90% doanh số mua bán ngoại tệ), giao dịch kỳ hạn chiếm 9%, giao dịch hoán đổi chiếm 1%.

+ Hội nhập mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM Việt Nam. MHB Hà Nội đã nhận được sự chỉ đạo cụ thể bằng nhiều văn bản từ Hội sở quy định đối với các hoạt động cho vay, huy động, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cơ chế điều hoà vốn trong từng thời kỳ. Đặc biệt, trong năm 2008 tình hình tài chính trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp, khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ và phản ứng dây chuyền kéo theo hàng loạt quốc gia trong đó có Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Lãi suất VND và tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh tăng mạnh khiến nhiều ngân hàng ở VN mất khả năng thanh toán. Hệ thống MHB đã có lúc đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản, tuy nhiên với kinh nghiệm lâu năm của ban lãnh đạo tại Hội sở và tại MHB Hà Nội, MHB đã vượt qua cơn khủng hoảng mà không gặp phải rủi ro đáng kể nào, đặc biệt MHB Hà Nội đã đạt vượt mức kế

hoạch lợi nhuận, đạt số tuyệt đối 62 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó kinh doanh ngoại tệ lãi 1 tỷ đồng.

+ Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, khai thác các dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam. Từ 01/01/2008, MHB Hà Nội đã tách Phòng Nghiệp vụ kinh doanh thành bốn phòng chức năng bao gồm: phòng Kinh doanh, phòng Hỗ trợ kinh doanh, phòng Quản lý rủi ro và phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp. Tháng 6/2010, phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp lại tách thành hai phòng: Phòng Nguồn vốn và phòng Thanh toán quốc tế. Với sự chia tách này, các phòng chức năng nhận thức được vai trò và trọng trách của mình, có trách nhiệm khai thác tối đa chức năng của từng phòng và phối kết hợp nhịp nhàng với các phòng khác để phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo hơn và giảm thiểu được rủi ro trong mọi hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)