Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng

1.3.2.1. Phòng ngừa bằng hợp đồng giao ngay (Spot)

Hợp đồng ngoại hối giao ngay là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đồng ý mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá của NHTM niêm yết tại thời điểm ký hợp đồng hoặc do hai bên thoả thuận nhưng nằm trong biên độ cho phép của mỗi quốc gia.

Giao dịch ngoại hối giao ngay có thời hạn thanh toán chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch được phép thoả thuận cụ thể thời điểm chuyển tiền trong phạm vi hai ngày làm việc quy định trên.

Giao dịch giao ngay thường là mua thực bán thực và nhìn thấy ngay kết quả kinh doanh của việc mua bán, các NHTM sử dụng giao dịch này để cân bằng trạng thái ngoại tệ của mình. Giao dịch giao ngay là biện pháp phòng ngừa rủi ro sớm nhất và là cơ sở hình thành nên các biện pháp phòng ngừa rủi ro khác.

Giao dịch giao ngay cũng được các ngân hàng áp dụng để tự kinh doanh kiếm lời trong phạm vi hạn mức được phép. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp các ngân hàng do sự thiếu ý thức trong tuân thủ quy trình hoạt động của cán bộ và lãnh đạo đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là hai ví dụ điển hình trong nước và ngoài nước về đầu cơ tỷ giá:

Kinh nghiệm của Việt Nam và bài học cụ thể của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trong thời gian từ tháng 03/2004 đến 31/12/2004, Sở kinh doanh vốn và ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã bị thua lỗ trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 490 tỷ đồng. Đây là đơn vị duy nhất của Agribank được phép kinh doanh ngoại tệ chuyển đổi và cung ứng ngoại tệ cho toàn hệ thống Agribank khoảng 2000 chi nhánh. Nguyên nhân thua lỗ là do đơn vị đã bỏ qua quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN và của chính Agribank. Theo quy định, Sở quản lý phải báo cáo trạng thái ngoại tệ theo ngày, tháng gửi Vụ Quản lý ngoại hối NHNN. Thế nhưng, Sở quản lý chỉ báo cáo trạng thái ngoại tệ của Agribank dựa vào doanh số phát sinh mua bán ngoại tệ tại chi nhánh và tại Sở quản lý. Đặc biệt, phần kinh doanh ngoại tệ chuyển đổi không đưa vào báo cáo trạng thái kể cả những ngày kinh doanh vượt trạng thái. Ví dụ: tháng 10/2004, có 3 ngày kinh doanh vượt trạng thái, số tiền không báo cáo là hơn 246,5 triệu EUR và hơn 371,3 triệu USD. Tháng 11/2004 có 100 ngày kinh doanh vượt trạng thái , số tiền không báo cáo là 1,372 tỷ EUR và 1,892 tỷ USD. Chỉ riêng 3 tháng 10, 11, 12/2004 việc kinh doanh ngoại tệ chuyển đổi giữa đồng EUR và đồng USD đã lỗ hơn 29,2 triệu USD. Trước những sai phạm trên, tháng 5/2007, vụ án “cố ý làm trái các quy

định của nhà nước về quản lý ngoại hối gây hậu quả nghiêm trọng” đã được khởi tố.

Kinh nghiệm của Đức và bài học cụ thể của Ngân hàng Herstatt

Năm 1974, ngân hàng thương mại Herstatt của Đức bị thua lỗ hơn 800 triệu USD, trong khi vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chỉ có 40 triệu USD. Ngân hàng này đã phải đóng cửa vì không còn khả năng thanh toán cho khách hàng. Nguyên nhân của sự đổ vỡ này là do Ngân hàng đã kỳ vọng vào sự lên giá của USD nên đã dùng DEM đầu cơ mua một khối lượng lớn USD. Sau khi đầu cơ, giá của USD giảm mạnh so với DEM khiến cho ngân hàng này bị lỗ 800 triệu USD.

(Nguồn: website www.vnexpress.net ngày 28/10/2008)

1.3.2.2. Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn (Currency Forward Contact) là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đồng ý mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định tại một mức tỷ giá nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Currency Forward Transaction) là những giao dịch ngoại hối trong đó hai bên tham gia giao dịch cùng cam kết sẽ trao đổi một lượng ngoại tệ xác định theo một mức tỷ giá xác định trong tương lai theo các điều kiện và điều khoản thoả thuận của hai bên tham gia giao dịch. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại tệ mà ngày ký hợp đồng và ngày thanh toán ngoại tệ không đồng thời xảy ra. Thanh toán sẽ tiến hành theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối

cùng của kỳ hạn giao dịch và được hai bên ghi cụ thể trong hợp đồng kỳ hạn. Các bên chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán.

Chức năng kinh tế của giao dịch kỳ hạn là hạn chế rủi ro tỷ giá trong kinh doanh. Các NHTM rất khó dự đoán tỷ giá giao ngay sau một thời gian nữa, trong khi vì nhu cầu đáp ứng khách hàng ngân hàng đã phải chuyển đổi ngoại tệ sang VND hoặc ngược lại để cho vay, mua, bán... Để làm giảm rủi ro, các NHTM sử dụng hợp đồng kỳ hạn để biết trước hiệu quả một phương án kinh doanh ngay từ khi nó bắt đầu.

1.3.2.3.Phòng ngừa bằng hợp đồng hoán đổi (Swap)

Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng bao gồm đồng thời một giao dịch mua vào và một giao dịch bán ra một loại tiền tệ nhất định đối với các bên, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. Tỷ giá giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng do hai bên thoả thuận.

Cơ chế thanh toán và chuyển tiền của giao dịch này phụ thuộc vào loại hợp đồng hoán đổi.

Loại thứ nhất: Nếu giao dịch hoán đổi bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (Spot Forward Swap) thì việc thanh toán chuyển tiền dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Loại thứ hai: Nếu giao dịch hoán đổi gồm hai giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán chuyển tiền dựa trên nguyên tắc đã quy định với giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi không làm thay đổi trạng thái ngoại tệ thực. Nghiệp vụ hoán đổi được các ngân hàng vận dụng nhằm bảo toàn vốn, lợi dụng những thay đổi hiện tại và sự chênh lệch lãi suất của các loại tiền tệ để tránh rủi ro và kiếm lời. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá là một chức năng quan trọng của Swap vì nó loại bỏ

được những bất ổn lên xuống của tỷ giá hối đoái. Ngân hàng không bị rủi ro về tỷ giá do họ mua và bán một lượng tiền tệ với cùng số lượng.

1.3.2.4. Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn (Option)

Hợp đồng ngoại hối quyền chọn (Currency Option Contract): là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc

bán một tiền tệ theo một tỷ giá cố định đã thoả thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.

Hợp đồng quyền chọn khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng Swap ở chỗ nó cho phép người mua quyền chọn có một sự lựa chọn: Hoặc là tiến hành giao dịch (thanh toán) theo tỷ giá đã thoả thuận từ trước nếu tỷ giá đó có lợi cho người mua; Hoặc để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào nếu tỷ giá đó không có lợi cho người mua. Mặt khác, người bán hợp đồng quyền chọn phải luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua muốn.

Hợp đồng ngoại hối quyền chọn được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) và trên Sở giao dịch. Các bên tham gia quyền chọn bao gồm: Người bán hợp đồng quyền chọn (Writer, Seller or Grantor), người mua hợp đồng quyền chọn (Buyer, Taker), trung tâm thanh toán bù trừ của hợp đồng quyền chọn nếu giao dịch được thực hiện trên Sở Giao Dịch.

Giao dịch kinh doanh quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn được các ngân hàng sử dụng rộng rãi dưới hình thức giao dịch tự do, với các thương vụ lớn. Đây là một hình thức kinh doanh đặc biệt trên thị trường hối đoái, với 4 quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn:

Mua quyền chọn bán ngoại tệ Mua quyền chọn mua ngoại tệ Bán quyền chọn bán ngoại tệ Bán quyền chọn mua ngoại tệ

Chiến lược kết hợp giữa trạng thái dương đối với tài sản tài chính bằng ngoại tệ và hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ gọi là chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng mua quyền chọn bán

Chiến lược kết hợp giữa trạng thái dương đối với tài sản tài chính bằng ngoại tệ và hợp đồng bán quyền chọn mua ngoại tệ được gọi là chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng bán quyền chọn mua

Phòng ngừa rủi ro bằng chiến lược kết hợp mua một quyền chọn mua và bán một quyền chọn mua với một loại tiền tệ với giá thực hiện hợp đồng và phí quyền chọn khác nhau. Đây là chiến lược sử dụng với mục đích làm giảm chi phí phòng ngừa rủi ro (giảm mức phí quyền chọn)

Phòng ngừa rủi ro bằng chiến lược mua một quyền chọn mua và bán một quyền chọn bán có cùng giá thực hiện hợp đồng, cùng phí quyền chọn, nhưng số lượng tiền tệ ở hai hợp đồng quyền chọn là khác nhau. Đây là chiến lược sử dụng với mục đích làm chi phí phòng ngừa rủi ro bằng 0.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách kết hợp mua một quyền chọn mua và bán một quyền chọn bán có giá thực hiện hợp đồng khác nhau, cùng phí quyền chọn và cùng số lượng tiền tệ ở hai hợp đồng quyền chọn. Đây là chiến lược sử dụng với mục đích làm chi phí phòng ngừa rủi ro bằng 0.

Trên đây là các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang được áp dụng tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Còn một biện pháp phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa bằng hợp đồng ngoại hối tương lai

(Currency Future). Hình thức này xuất phát từ hình thức phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn nhưng được tiêu chuẩn hoá về số lượng tiền tệ giao dịch và các giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung là Sở Giao Dịch. Tuy nhiên, bài viết này không đi sâu phân tích biện pháp phòng ngừa này do nó chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Kinh nghiệm của Anh và bài học cụ thể của Ngân hàng Barings PLC.

Vào ngày 27/02/1995, Barings PLC là NHTM lâu đời và lớn nhất của Anh (thành lập năm 1762) đã phải đặt dưới sự giám sát của ngân hàng Anh Quốc do những khoản thua lỗ nặng nề (827 triệu bảng) còn lớn hơn vốn cổ phần của ngân hàng này (860 triệu USD)

Nguyên nhân của những khoản thua lỗ là do hệ thống quản trị rủi ro của Barings hoạt động kém hiệu quả đã để cho một nhân viên ngân hàng tại chi nhánh Singapore Nick Leeson 28 tuổi lừa đảo tích luỹ và che đậy một trạng thái tài sản là 27 tỷ USD không có bảo hiểm bằng các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai, chủ yếu là 225 hợp đồng tương lai về chỉ số Nikkei được giao dịch trên Sở Giao Dịch tiền tệ Singapore (SME). Thay vì công khai sai lầm của mình, Leeson che dấu mọi thứ bằng một serie các bản báo cáo kế toán phức tạp với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục, nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại. Đến tháng 3/1995, mọi chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Thông tin được công bố , đã đặt dấu chấm hết cho NHTM lâu đời và uy tín nhất London. Barings Bank bị bán cho ING, tập đoàn tài chính có trụ sở tại Hà Lan với giá 1 bảng Anh.

(Nguồn: website www.vnexpress.net ngày 28/10/2008)

Hoạt động ngân hàng vốn dĩ chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và có khả năng gây tổn thất rất lớn thậm chí dẫn đến hậu quả đổ vỡ, do tính hiệu quả của hoạt động này bị chi phối bởi rất nhiều biến động nhạy cảm, trong đó đặc biệt là biến động tỷ giá. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ phá sản của các Ngân hàng trên thế giới do buông lỏng công tác quản lý ruỉ ro tỷ giá, để tình trạng đầu cơ kéo dài và khi tỷ giá biến động mạnh đã kéo theo hậu quả không lường. Với rất nhiều ví dụ thực tiễn về rủi ro tỷ giá trong và ngoài nước, có thể thâý rằng các công cụ phòng ngừa tỷ giá có thể là con dao hai lưỡi. Nó có thể phòng ngừa được rủi ro tỷ giá nếu người sử dụng chúng đặt lợi ích ngân hàng, lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu và tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của đơn vị, ngược lại nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại tài sản của đơn vị nếu các công cụ được sử dụng vượt mức quy định vào mục đích đầu cơ.

Vậy các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại MHB HN có được vận dụng hiệu quả hay không? Để trả lời được câu hỏi này tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá của MHB HN giai đoạn từ năm 2004 đến 2009. Đồng thời, những vấn đề lý thuyết cơ bản trên đây sẽ được vận dụng để nghiên cứu thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại MHB HN.

Chương 2: Thực trạng Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)