Sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê catimor ở huyện Mai Sơn, Sơn La (Trang 29 - 32)

PHẦN 2 : TỔNG QUAN

2.2. Một số kết quả về sử dụng phân bón cho cà phê

2.2.2. Sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê

Bón phân hữu cơ làm tăng khả năng giữ ẩm, tạo ựộ tơi xốp, tăng hàm lượng mùn, tăng cấp hạt ựất có giá trị nông học. Do vậy bón phân hữu cơ là biện pháp cải tạo lý, hóa tắnh, nâng cao ựộ phì nhiêu của ựất, giúp cây cà phê ựạt năng suất ổn ựịnh, vườn cà phê phát triển bền vững.

Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [27]: Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào ựất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo ựất lớn.

Và theo Bùi Huy Hiền (2005) [6]: Phân chuồng nói riêng và phân hữu cơ nói chung có ưu ựiểm là luôn luôn chứa ựầy ựủ các nguyên tố dinh dưỡng: ựạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic, các nguyên tố vi lượng như: ựồng, kẽm, mangan, coban, bo, molipden, ... tuy hàm lượng không cao. đó là ựiều mà không một loại phân bón vô cơ nào có ựược. Ngoài ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu ựất tốt lên, tơi xốp hơn tạo ựiều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế quá trình bốc hơi nước mặt ựất, chống ựược hạn, chống xói mòn.

Theo Phùng Quang Minh - Pol Deturek - Pieter Vervaeke (1999) [13]: Từ rất lâu, người ta thừa nhận vai trò rất ựặc biệt của chất hữu cơ ựất (CHCđ) ựối với ựộ phì, vì nó ảnh hưởng rất nhiều ựến các tắnh chất khác nhau của ựất. Sự ựóng góp của CHCđ ựối với ựộ phì nhiêu của ựất chắnh là quá trình phóng thắch chất dinh dưỡng thông qua các hoạt ựộng của vi sinh vật, ựồng thời CHCđ cũng là nguồn năng lượng nuôi dưỡng các hoạt ựộng của vi sinh vật ựất.

Theo Gros André (1967) [40], bón phân chuồng thường xuyên với số lượng thấp có lợi hơn bón nhiều nhưng không liên tục. Việc bón chất hữu cơ cải thiện dung tắch hấp thụ các cation trao ựổi (C.E.C), tăng khả năng hấp thu NH4+ làm cho ựạm khỏi bị rửa trôi, cà phê hút N dễ dàng; cải thiện tình trạng P trong ựất, tăng hàm lượng P dễ tiêu.

Theo Coste René [35], việc bón chất hữu cơ cho cà phê là quan trọng, Cần bón phân chuồng hoặc phân xanh 20 Ờ 30 tấn/ha quay vòng 2 Ờ 4 năm một lần. Vỏ quả cà phê còn lại sau khi chế biến cà phê cũng là nguồn phân bón hữu cơ ựược tận dụng.

Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) [16], với ựất có hàm lượng mùn <3% thì hàng năm trong giai ựoạn KTCB phải bón phân hữu cơ cho cà phê với lượng 10 kg/gốc và 2 năm bón 1 lần cho cà phê kinh doanh với lượng 15 kg/gốc.

Ở Tây Nguyên các loại phân hữu cơ thường ựược khuyến cáo và sử dụng ựể bón cho cà phê như: phân chuồng (gồm: phân trâu, bò, dê, ngựa, heo, gà, ....), phân xanh (thân lá các loại cây phân xanh họ ựậu gieo trồng, một số cây cỏ hoang dại, ...), than bùn (phân trấp) và phân rác (chất thải hữu cơ ựô thị, phụ phế phẩm nông nghiệp, ...), ....

Phân chuồng

Bao gồm hỗn hợp phân do gia súc thải ra với nước giải, chất ựộn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.

Theo Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng (1999) [11]: Phân chuồng là loại phân lý tưởng nhất cho cà phê và ựặc biệt rất cần thiết khi trồng mới. Ngoài các chất căn bản như NPK, trong phân chuồng còn có những chất vi lượng như Bo, Cu, Mn, ... các chất kắch thắch sinh trưởng, các loại vitamin.

Nguyễn Thị Quý Mùi (2001) [10]: Ở các nước có nền nông nghiệp hóa học phát triển thì phân chuồng vẫn ựược coi là loại phân quý, không chỉ làm tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng hiệu lực phân hóa học, ựặc biệt là cải tạo ựất vì phân chuồng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cho cây như ựạm, lân, kali và cả các nguyên tố vi lượng như Bo, Mo, Cu, Mn, Zn, ... các kắch thắch tố như auxin, heteroauxin và nhiều loại vitamin.

Phân chuồng thường ựược dùng ựể bón lót cho cà phê khi trồng mới và bón bổ sung theo ựịnh kỳ 2-3 năm/lần trong giai ựoạn kinh doanh với lượng 10-20 tấn/ha.

Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên (2002) [9]: Khối lượng dinh dưỡng do phân xanh ựem lại là rất ựáng kể, ựặc biệt là ựạm và kali. Trung bình một ha phân xanh trồng ựông ựặc có thể ựưa lại 500 kg N và 500 kg K.

Phân rác, phụ phẩm nông nghiệp

Nguyễn Thị Quý Mùi (2001) [10], Website Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [28]: Phân rác là loại phân hữu cơ ựược chế biến từ rác, cỏ

dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải (hữu cơ) thành phố v.v... ựược ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi, Ầ cho ựến khi hoai mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay ựổi trong những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác.

Nguyên liệu ựể làm phân rác có các loại sau ựây:

- Rác các loại (các chất phế thải ựã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục ựược).

- Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch, chế biến như rơm rạ, thân lá cây, vỏ trấu, lõi ngô, ...

- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).

Theo đào Châu Thu và cộng sự (2005) [12]: Phân hữu cơ ựược chế biến từ nguồn rác thải hữu cơ sinh hoạt góp phần cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp.... Việc tận dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ có ý nghĩa ựặc biệt ựối với sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng, ựây là nguồn phân hữu cơ bổ sung vào ựất góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn ựang là những mục tiêu phấn ựấu ở nước ta.

Theo Bùi Huy Hiền (2005) [6]: Tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật ủ, thành phần trung bình (%) của phân rác như sau: 0,5-0,6 N; 0,4-0,6 P2O5; 0,5-0,8 K2O; 3-6 CaO.

Theo Lê Hồng Lịch - Trình Công Tư (2005) [7]: Nguồn tàn dư hữu cơ tại chỗ của vườn cà phê kinh doanh bao gồm:

- Cành lá cây che bóng, chắn gió ựược rong tỉa và rụng hàng năm. - Cành lá cà phê vô hiệu (lá tự rụng và do tạo hình).

- Cỏ và cây hoang dại trên bờ, trong lô cà phê.

Kết quả ựiều tra cho thấy nguồn sinh khối hữu cơ trên các lô cà phê có thể làm phân bón là rất lớn.

Bình quân hàng năm lượng tàn dư hữu cơ trên lô cà phê có thể thu ựược 25 tấn/ha ựối với ựất bazan và hơn 20 tấn ựối với ựất granit. Khối lượng này gấp 1,2- 1,5 lần so với tổng sinh khối rơm, rạ tươi của một hecta ruộng lúa nước (16-17 tấn rơm rạ/ha/năm).

Ngoài ra, lượng vỏ quả cà phê thu ựược qua chế biến hằng năm cũng khá lớn và ựây là nguồn hữu cơ cần khuyến khắch sử dụng. Ước tắnh trên toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 500 nghìn hecta cà phê các loại, với năng suất trung bình 3 tấn nhân/ha thì hằng năm lượng vỏ cà phê khô thu ựược có thể lên ựến một triệu tấn.

Các loại phân hữu cơ khác

Ngoài các loại phân hữu cơ trên, còn có một số loại phân hữu cơ khác cũng ựược sản xuất và khuyến cáo bón cho cà phê. Nhìn chung thành phần của các loại phân này gồm: chất hữu cơ ựã xử lý (thường là than bùn, phân rác và một ắt phân chuồng) + men vi sinh vật (phân giải xenlulo, lân hay cố ựịnh ựạm,...) + phân vô cơ. Tùy thành phần mà các loại phân này có các tên gọi như: hữu cơ vi sinh, lân hữu cơ vi sinh, lân hữu cơ vi lượng, phân khoáng hữu cơ, ... Do thành phần và tắnh chất chủ yếu là hữu cơ vi sinh nên thường ựược khuyến cáo bón theo chức năng xúc tác, kèm với các loại phân hữu cơ sơ chế khác như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phụ phế phẩm nông nghiệp,....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê catimor ở huyện Mai Sơn, Sơn La (Trang 29 - 32)