Dạy học trải nghiệm thông qua hoạt động học tập trong giờ học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 52 - 67)

2.1.4 .Cơ sở ngôn ngữ học

2.3. Xây dựng, tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong phân môn Luyện từ

2.3.1. Dạy học trải nghiệm thông qua hoạt động học tập trong giờ học

2.3.1.1. Tác dụng của việc dạy học trải nghiệm thông qua hoạt động học tập trong giờ học

"Dạy học trải nghiệm" không nhất thiết là phải đưa HS đi trải nghiệm thực tế cuộc sống, đối với những nơi không có điều kiện đưa HS đi tham quan, đi thực tế đời sống thì trải nghiệm ở đây có thể là cho HS trải nghiệm qua: chơi trò chơi, thảo luận nhóm, hội thi/cuộc thi, sân khấu tương tác, xem video, tranh ảnh,... qua những phương tiện chứa những thông tin cần thiết và phục vụ cho bài học.

Học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm trong giờ học, HS không còn bị bó hẹp trong không gian lớp học với hình thức dạy học truyền thống. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS phải sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, sờ,...). Từ đó, giúp tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của HS.

Việc trải nghiệm qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, việc học cũng trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với GV.

Khi chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, HS được rèn luyện tính kỉ luật, học các kĩ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, các hoạt động. HS được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều các em học được từ trải nghiệm. Từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng học được vào thực tế, tạo cơ sở, nền tảng cho việc học và trải nghiệm của bản thân các em trong tương lai. Dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong giờ học có một số tác dụng sau:

* Thảo luận nhóm:

 Giúp HS phát triển năng lực hợp tác, đoàn kết với bạn bè. HS được học cách cộng tác, nêu quan điểm ý kiến riêng của mình, phát huy khả năng sáng tạo... trên nhiều phương diện.

 Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết của bản thân. Qua đó, HS dễ học hỏi lẫn nhau và tích lũy thêm vốn hiểu biết cho mình.  Tạo điều kiện cho HS học cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn bè

để có thể bổ sung vốn kiến thức cho bản thân.

 Là cơ hội để HS phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, qua đó giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp và hoàn thiện nhân cách.

 Qua thảo luận nhóm, vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú, kĩ năng giao tiếp, hợp tác của HS được phát triển nhiều hơn.  Khi HS làm việc nhóm, GV có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi

hoạt động của từng HS, giúp các em giải quyết các khó khăn trong quá trình học tập, hiệu quả học tập được nâng cao.

 Không khí lớp học cởi mở hơn nên HS, đặc biệt là những HS nhút nhát trở nên bạo dạn hơn. HS chủ động trong công việc và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Tổ chức trò chơi học tập:

 Trò chơi học tập kích thích khả năng nhận thức của HS: Trò chơi là một hoạt động vừa có tính chất giải trí, thư giãn nhưng cũng đồng thời là một hoạt động GD "Học mà chơi, chơi mà học". Đây cũng chính là món ăn tinh thần mang lại nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người nói chung và HS nói riêng. Bên cạnh đó, trò chơi còn giúp HS tự củng cố kiến thức, thói quen học tập một cách hứng thú. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của HS mà không một phương pháp nào sánh được.

 Trò chơi là phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ: Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lí. Trong trò chơi, ở trẻ bắt đầu sự chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi HS phải tập trung vào những dữ kiện và đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò chơi.  Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trò chơi giúp HS phát huy tính sáng tạo, tính tích cực, chủ động và gây hứng thú cho HS, giúp HS tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực một cách nhanh nhất.

 Trò chơi học tập ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng của HS: Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của HS, tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi HS tham gia vào phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định.

 Thông qua trò chơi HS được rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn nhạy bén và khả năng tập trung cao. Ngoài ra, giúp HS hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tự chủ và có ý thức cao.

 Và hơn thế còn trang bị cho các em có những tác phong nhanh nhẹn, tạo được bầu không khí thân thiện, môi trường giao lưu cởi mở, tích cực giữa các HS với nhau, giữa HS với thầy cô giáo.

 Kênh hình là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc giảng dạy, giúp HS vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong việc học tập, vì thế nó có những vai trò vô cùng quan trọng.

 Có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi SGK chưa trình bày đến nó.

 Giúp GV tăng năng suất làm việc, giảm thiểu tính chất giảng dạy thông báo một chiều.

 HS dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức.

 Cải tiến phương pháp dạy học của GV và thay đổi hình thức học của HS theo hướng tích cực.

 Có tác dụng minh họa cho các từ ngữ trừu tượng, hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức.

* Đóng vai tình huống:

 Cuốn hút và gây ấn tượng với HS, tạo không khí vui nhộn cho lớp học và tạo động lực học tập cho các em.

 Đưa HS thâm nhập vào thế giới nội tâm con người, các quan hệ xã hội phức tạp và cũng là cách tốt nhất để HS thu nhận kiến thức, thái độ và kĩ năng ứng xử bằng chính sự trải nghiệm của bản thân.

 Giúp phát triển tư duy cho HS đặc biệt là tư duy sáng tạo, phản biện – một phẩm chất hết sức quan trọng của con người hiện đại.

 Tạo cơ hội để HS thể hiện hiểu biết, kĩ năng và cách ứng xử của mình, thể hiện cá tính của mình trước người khác.

2.3.1.2. Những điều kiện cần thiết để tổ chức dạy - học theo hướng trải nghiệm

- Thứ nhất, cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy tiên tiến, trang thiết bị hiện đại như phương tiện nghe nhìn, đồ dùng học tập, thư viện với đầy đủ tài liệu.

- Thứ hai, quy mô lớp học phải hợp lí, không quá đông HS, đảm bảo để GV có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ HS một cách tốt nhất.

- Thứ ba, cần có sự thay đổi của GV. Bản thân mỗi GV phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kĩ năng giải quyết các thắc mắc của HS nảy sinh trong quá trình học tập.

2.3.1.3. Quy trình tổ chức một số hình thức dạy học trải nghiệm thông qua hoạt động học tập trong giờ học

* Quy trình tổ chức thảo luận nhóm:

1. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị nội dung thảo luận cho các nhóm

- Chia lớp thành 4 - 6 nhóm tùy theo số lượng HS, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm.

2. Tiến hành:

+ Làm việc chung cả lớp

- GV giới thiệu vấn đề thảo luận, xác định mục đích thảo luận trước lớp.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Đây là giai đoạn bắt đầu của quá trình trải nghiệm, GV giao nhiệm vụ học tập cho HS rõ ràng, nêu rõ mục tiêu HS cần đạt được khi hoàn thành.

- Tổ chức các nhóm làm việc, thông báo thời gian: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm để đạt hiệu quả cao, xác định rõ vấn đề thảo luận, ấn định thời gian thảo luận, HS nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ trong bao lâu.

+ Làm việc theo nhóm

- Nhóm trưởng phân công trong nhóm nhiệm vụ cụ thể của mỗi thành viên. - HS trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. Cử đại diện ghi lại kết quả thảo luận của nhóm để giải quyết vấn đề chung.

+ Tổng kết trước lớp

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận về vấn đề thảo luận.

* Quy trình tổ chức trò chơi học tập:

+ Tên trò chơi: Xác định tên trò chơi phù hợp với hình thức của trò chơi và lôi cuốn, đặc sắc.

+ Nêu cách chơi, luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

+ Xác định thời gian diễn ra trò chơi, số người tham gia chơi, số đội chơi. + Cách tổ chức trò chơi:

- Thời gian tiến hành: Từ 5 đến 7 phút - GV giới thiệu trò chơi: Tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi để học sinh không mắc phải.

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. - Chơi thật

- Nhận xét kết quả chơi, đội thắng - đội thua, thái độ của người tham dự, GV có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần tránh.

* Quy trình dạy trải nghiệm qua video, tranh ảnh:

+ Chuẩn bị:

- GV định hướng và xác định rõ mục tiêu mà HS cần đạt được sau bài học. - GV chuẩn bị các tư liệu cần thiết cho giờ học, GV có thể tự biên tập những video, tranh ảnh liên quan đến kiến thức HS cần tiếp thu.

- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các tư liệu cần thiết cho giờ học. + Tiến hành:

( Dựa vào mục đích sử dụng mà GV có thể cho HS xem video, tranh ảnh vào bất kì thời điểm nào của tiết học.)

 Trải nghiệm:

1. GV cho HS xem đoạn video đã chuẩn bị sẵn

2. Sau khi xem lần đầu tiên, GV sẽ đặt câu hỏi để xem qua đoạn video các em tiếp thu được những thông tin gì?

3. Cho HS xem lại đoạn video lần 2 nhưng GV sẽ đặt câu hỏi định hướng để các em chú ý vào những thông tin cần chú ý trong đoạn video (những thông tin HS cần thu được sau khi xem xong video).

 Phân tích:

1. HS tiến hành phân tích đoạn video dựa vào yêu cầu, câu hỏi mà GV đã đưa ra trước khi xem video (có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm).

2. HS trình bày ý kiến của mình trước lớp (nếu làm việc nhóm thì cử đại diện nhóm trình bày), HS khác theo dõi bổ sung.

3. GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét và rút ra nội dung học tập đã xác định ban đầu.

Thực hiện quy trình trải nghiệm như trên người GV đã giúp HS tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, có định hướng rõ ràng. Khi GV cùng HS thực hiện các bước trải nghiệm này thì sẽ dần hình thành ở học sinh một cách làm việc khoa học, dựa vào quy trình mà GV đưa ra HS cũng có thể tự học được một kiến thức mới theo quy trình tương tự.

* Quy trình tổ chức hoạt động đóng vai tình huống:

+ Chuẩn bị

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.

+ HS nhận nhiệm vụ được giao

- Các nhóm thảo luận và thống nhất một số nội dung như: phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện từng nhân vật, diễn thử,…

+ HS thực hiện đóng vai

- Các nhóm đóng vai sau khi đã thực hiện xong 2 bước trên - Lớp thảo luận và đưa ra nhận xét theo gợi ý:

 Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?  Cảm xúc của vai diễn được bộc lộ thế nào khi ứng xử?  Phát hiện thêm những cách ứng xử nào khác?

- GV nêu ý nghĩa của từng tình huống và kết luận về cách ứng xử, nhập vai của HS, giúp các em rút ra bài học cho bản thân.

2.3.1.3. Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm

Kế hoạch bài dạy 1:

Luyện từ và câu Từ ngữ về Dũng cảm

I. Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy 1. Kiến thức

- Tiếp tục mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. - Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.

2. Kĩ năng

- HS biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. - Nói đúng, viết đúng nghĩa của từ.

3. Thái độ

- HS có thái độ học tích cực

- Học tập những hành động dũng cảm và biết giúp đỡ mọi người. II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3 và bài tập 4. - Phiếu học tập cho HS.

2. Học sinh

- Chuẩn bị vở, sách, bút,... - Chuẩn bị bài mới

III. Xác định các hình thức trải nghiệm sẽ tổ chức dạy học trong bài

1. Xem tranh ảnh về các vị anh hùng dân tộc

- Phần giới thiệu bài:

 GV dán một số bức tranh về các vị anh hùng dân tộc lên bảng, yêu cầu cả lớp quan sát và gọi tên các nhân vật trong các bức tranh đó.

 Mời một số HS gọi tên và chia sẻ những hiểu biết của mình trước lớp về các vị anh hùng dân tộc.

 GV kết luận: "Cô cũng đồng ý với chia sẻ của các em. Trong tiết học LTVC hôm nay, các em sẽ tiếp tục mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc

chủ điểm Dũng cảm. Các em sẽ biết thêm một số thành ngữ gắn với chủ điểm này và biết sử dụng các từ đã học để đặt câu."

2. Dạy học trải nghiệm theo nhóm

- Sử dụng trong bài tập 1: Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ "Dũng cảm"

 Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ, nhóm nào hoàn thành xong dán kết quả lên bảng.

 Đại diện các nhóm đọc lại kết quả của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và nhận xét lẫn nhau.

 GV nhận xét, chữa bài. Chốt lại các từ HS tìm đúng, bổ sung nếu còn thiếu.

 Tuyên dương nhóm làm đúng.

3. Tổ chức trải nghiệm qua chơi trò chơi: "Bắn tên"

 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Bắn tên".

 GV phổ biến cách chơi, luật chơi: "Người quản trò sẽ hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "Tên gì ?, tên gì ?" Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn HS trong lớp và bạn được gọi tên sẽ đặt 1 câu với các từ ở bài tập 1. Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô và bạn đó sẽ được hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "Tên gì ?, tên gì ?" mời 1 bạn khác đặt câu. Nếu trả lời sai, người quản trò hô " Bắn tên, bắn tên". Tiếp tục

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)