Dạy học trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 77)

2.1.4 .Cơ sở ngôn ngữ học

2.3. Xây dựng, tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong phân môn Luyện từ

2.3.2. Dạy học trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

2.3.2.1. Tác dụng của việc vận dụng dạy học trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong phân môn LTVC lớp 4

Dạy Tiếng Việt cho HS tiểu học không thể đóng khung trong chương trình chính khoá mà phải có những hình thức hỗ trợ khác. Dạy học trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là sử dụng không gian sư phạm của trường, sử dụng môi trường sống sôi động của cộng đồng làm phương tiện dạy những nội dung học tập chính khoá. "Dạy học trải nghiệm" là một cách học thông qua làm, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Nó đòi hỏi người dạy phải tuân theo phong cách người hỗ trợ không hướng dẫn để giúp người học thu được kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh.

Trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.Hồ Chí Minh có bài viết " Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học từ ngữ" của TS. Phan Thị Minh Thúy đã nói: " Trong cách dạy học mới, lấy thực hành làm trọng tâm, việc dạy học từ ngữ ở bậc

phổ thông có nhiệm vụ quan trọng là tăng cường và rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ cho HS. Các loại bài tập về từ ngữ cần được thực hiện thông qua hình thức dạy học phong phú, mới lạ, đặc biệt là bằng hoạt động ngoại khóa, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục, phát triển HS một cách toàn diện. Nó hướng sự quan tâm của HS vào các lĩnh vực tri thức khác nhau, cung cấp thêm cho các em những kiến thức và kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến thực tiễn cuộc sống xã hội. Chính vì lẽ đó mà GV cần triệt để khai thác công năng và hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong việc dạy học từ ngữ."

Việc tăng cường ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn là một trong những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng chương trình dạy học Tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực của HS. Điều này đòi hỏi việc dạy học phải gắn với các chủ đề phức hợp của đời sống xã hội. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho người học, giúp họ trở nên năng động hơn. Với hoạt động này, HS có cơ hội được chia sẻ những kiến thức, những hiểu biết của mình về các lĩnh vực chuyên sâu.

Đồng thời, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn tạo sân chơi lành mạnh, HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như: quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, quyền được tự do biểu đạt, được tìm kiếm và tiếp nhận, xử lí thông tin,... Qua đó, rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển cho HS các năng lực như năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề,...

Từ đó, kích thích niềm say mê và hứng khởi trong học tập của HS, nâng cao ý thức tự giác của người học đối với môn học.

2.3.2.2. Quy trình dạy học Luyện từ và câu thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bước 1: Chuẩn bị

1. Về phía giáo viên

- Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm - Lên kế hoạch về hoạt động trải nghiệm thực tế:

+ Xác định thời gian và địa điểm sẽ diễn ra trải nghiệm

+ Chuẩn bị nội dung trải nghiệm (soạn câu hỏi để định hướng HS trong hoạt động trải nghiệm, …)

+ Dự kiến các hoạt động diễn ra + Dự kiến cơ sở vật chất, phương tiện

- Hướng dẫn HS cần chuẩn bị gì cho chuyến đi

- Chuẩn bị một cái bảng nhỏ để có thể sử dụng khi cần thiết

2. Về phía học sinh

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép và các đồ dùng cần thiết mà GV đã giao chuẩn bị sẵn.

Bước 2: Tiến hành

1. Nêu mục đích của chuyến đi trải nghiệm

2. Nêu tiến trình buổi đi: gồm những hoạt động nào, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động đó

3. Đưa HS ra hiện trường 4. Tạo tâm thế sẵn sàng cho HS

5. GV đưa ra bộ câu hỏi để định hướng hoạt động trải nghiệm của học sinh (GV có thể dựa vào thực tế để điều chỉnh câu hỏi sao cho phù hợp).

6. Chia HS thành các nhóm học tập để các em cùng nhau tìm hiểu (mỗi nhóm có thể từ 3 đến 5 học sinh).

7. Tổ chức cho HS trải nghiệm

8. Tập hợp HS và tổ chức cho HS tập hợp lại các thông tin đã thu được; GV dành cho các nhóm theo bố cục câu hỏi mà GV đã chuẩn bị sẵn.

9. Các nhóm cử HS đại diện phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác ghi chép và bổ sung ý kiến. (Lưu ý: GV không hỏi tất cả các nhóm mà chỉ chọn từ 2 đến 3 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến).

10. Dựa vào các thông tin mà HS trình bày, GV chủ động hệ thống lại các kiến thức lên bảng đã chuẩn bị.

11. Từ các thông tin đã được đưa ra, GV nêu các câu hỏi để cùng HS phân tích các dữ liệu.

12. Sau khi phân tích xong GV sẽ gợi ý hoặc chủ động rút ra bài học cho HS.

13. Tổ chức hoạt động để HS vận dụng kiến thức vừa tìm được vào thực tiễn.

Bước 3: Củng cố, dặn dò

Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu HS làm bài thu hoạch sau chuyến đi.

Trên đây là các bước của quy trình dạy học LTVC cho HS lớp 4 thông qua dạy học trải nghiệm ngoài giờ lên lớp. Hình thức này giúp HS được trải nghiệm thực tế những kiến thức mà thường HS chỉ được học trên sách vở, giúp thực tế hóa câu hỏi “học đi đôi với hành” là mục tiêu lớn của GD hướng tới. Trong cách dạy học đưa HS đi thực tế, các hoạt động dạy học không bó hẹp trong lớp học, trường học, mà còn được diễn ra ngoài lớp học, trong cộng đồng. Qua những hoạt động này, HS có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. Ngoài ra, HS được tiếp thu lượng tri thức vừa sức, thiết thực và chủ động tìm hiểu kiến thức thông qua hoạt động thực tế của bản thân dưới sự định hướng của GV cũng như vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được để giải quyết các tình huống thực tiễn. Bên cạnh đó, người GV phát huy tính chủ động, sáng tạo, được tự chủ lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với trình độ của HS và điều kiện của nhà trường; được tiếp cận và thực hiện nhiều hơn các phương pháp dạy học khác… Không ít người nhìn nhận “Dạy học trải nghiệm” là cách học tự do mà ở đó người học phải tự khám phá, tự tư duy, tụ đúc kết và rút ra tri thức mới với sự tham gia rất hạn chế của người dạy. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò rất lớn của người GV đối với quá trình học tập. Thế giới đã đi những bước rất dài trong sự phát triển các hình thái học tập mà “Dạy học trải nghiệm” là một trong những lý thuyết được ứng dụng rất rộng rãi.

Chuyến đi trải nghiệm thực tế này không nhất thiết là phải được tổ chức sau khi HS học bài LTVC mà có thể là trước khi học LTVC. Nếu đây là một chuyến đi trải nghiệm sau khi học thì đó là cơ hội để HS có thể trải nghiệm thực

tế những kiến thức một cách sâu đậm hơn. Còn nếu đây là một chuyến đi trước khi học thì khi học bài này GV có thể để HS tự chủ động học bằng cách chia nhóm và làm các bài tập trong SGK và sau đó lên báo cáo về kết quả của nhóm mình trước lớp. Việc này giúp cho GV một lần nữa thu được phản hổi từ phía HS, biết các em tiếp thu được kiến thức đến đâu và đã đạt được mục tiêu bài học đề ra chưa.

Việc dạy học LTVC như trên đã thực hiện theo đúng tiến trình của “Dạy học trải nghiệm” gồm 4 bước: Trải nghiệm => Phân tích => Rút ra bài học => Áp dụng. Sử dụng phương pháp này có thể tối đa hóa khả năng tư duy, tính năng động và thích ứng của HS, HS được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, việc học trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với GV, khi HS được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn tới những điều học được và HS có thể học các kĩ năng như tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, …

GV có thể sử dụng hình thức này đối với những bài có điều kiện thực tế để các em trải nghiệm. Địa điểm diễn ra hoat động trải nghiệm có thể ở ngay trong trường hoặc ở một địa điểm nào đó cách xa trường nhưng vẫn đáp ứng được mục đích của bài học.

2.3.2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm

Kế hoạch bài dạy 1:

Luyện từ và câu

Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Bước 1: Chuẩn bị

1. Về phía giáo viên

- Xác định mục tiêu của hoạt động:

+ Mô tả được một số hoạt động của con người, con vật, cây cối,.. mà các em quan sát được.

+ Biết yêu quý những con người, những cảnh vật xung quanh mình. - Lên kế hoạch về hoạt động trải nghiệm thực tế:

+ xác định thời gian, địa điểm sẽ diễn ra hoạt động: Xung quanh trường học + GV hợp tác chuẩn bị nội dung tham quan cho HS: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về các sự vật xung quanh trường học.

+ Chuẩn bị nội dung trải nghiệm: GV soạn câu hỏi để định hướng HS trong hoạt động trải nghiệm:

 Các em thấy không khí ở đây như thế nào?  Mọi người làm việc như thế nào?

 Hãy ghi lại các hoạt động của con người mà em quan sát được trong chuyến đi.

 Các con vật em thấy chúng đang làm gì? Hãy ghi lại điều mà các em thấy?

 Cây cối, cảnh vật quanh trường như thế nào?

 Từ những gì quan sát được, các em hãy xác định chủ ngữ của chúng?  Em có nhận xét gì về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

+ Dự kiến các hoạt động diễn ra:

 GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4-5 học sinh)  Tổ chức cho các nhóm tham quan trong thời gian nhất định

 Tập hợp các nhóm tại một địa điểm đã quy định trước (Tại thời điểm mà GV tổ chức cho HS tham quan địa điểm nào là phù hợp nhất: thoáng đãng, không quá nhiều người tập trung qua lại,...)

+ Dự kiến cơ sở vật chất, phương tiện:

Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và địa điểm tham quan GV sẽ dự kiến phương tiện đi lại cho phù hợp.

- Hướng dẫn HS cần chuẩn bị gì cho chuyến đi:

+ Chuẩn bị bút, giấy hoặc một cuốn sổ nhỏ để ghi chép.

+ Máy chụp ảnh hoặc điện thoại có thể chụp ảnh để HS có thể ghi lại các thông tin cần thiết.

+ Thuốc dự phòng: thuốc dị ứng, thuốc đau bụng,.. + Mang theo mũ, ô, nước uống, đồ ăn nhẹ,..

- GV chuẩn bị phiếu bài tập để phát cho học sinh sau chuyến đi.

2. Về phía học sinh

- Chuẩn bị giấy, bút, để ghi chép và các đồ dùng cần thiết mà GV đã yêu cầu chuẩn bị sẵn.

Bước 2: Tiến hành

1. GV nêu mục đích của chuyến đi trải nghiệm:

- HS kể được một số hoạt động của con người, con vật và mô tả cảnh vật, cây cối xung quanh địa điểm tham quan và xác định được chủ ngữ của các hoạt động đó.

- HS biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Biết yêu quý con người, cảnh vật xung quanh mình.

2. GV nêu tiến trình của buổi tham quan:

- GV nêu tiến trình gồm giờ xuất phát, có những hoạt động nào?, thứ tự các hoạt động cần làm, thời gian diễn ra các hoạt động đó?, thời gian kết thúc chuyến đi?,...

- GV nêu các địa điểm HS bắt buộc phải tới và những địa điểm khuyến khích HS nên đi tìm hiểu thêm.

- GV đưa ra yêu cầu và nội quy yêu cầu HS cần thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn và có một chuyến đi vui vẻ.

3. Đưa HS đến nơi tham quan

4. Tạo tâm thế sẵn sàng cho HS để các em có hứng thú hơn.

5. GV đưa ra yêu cầu cần đạt được sau chuyến đi để định hướng hoạt động trải

nghiệm cho HS.

6. Chia HS thành các nhóm để các em cùng nhau tìm hiểu (mỗi nhóm từ 4-5 học

sinh).

7. Tổ chức cho HS trải nghiệm: Trong quá trình HS trải nghiệm GV kết hợp hỏi

HS những kiến thức mà các em cần thu được sau khi trải nghiệm:  Các em thấy không khí ở đây như thế nào?

Mọi người làm việc như thế nào?

Hãy ghi lại các hoạt động của con người mà em quan sát được trong chuyến đi.

Các con vật em thấy chúng đang làm gì? Hãy ghi lại điều mà các em thấy?

Cây cối, cảnh vật quanh trường như thế nào?

Từ những gì quan sát được, các em hãy xác định chủ ngữ của chúng?

Em có nhận xét gì về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Ngoài các hoạt động em quan sát được, em hãy kể thêm một số hoạt động khác mà em biết? Em hãy xác định thành phần chủ ngữ của chúng?

Em có nhận xét gì về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

8. Tập hợp các nhóm HS và tổ chức cho HS tổng hợp lại các thông tin thu được:

GV dành cho các nhóm từ 5 - 7 phút để tổng hợp lại các thông tin của các thành viên trong nhóm đã tìm hiểu theo bố cục câu hỏi mà GV đã chuẩn bị sẵn.

9. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác ghi

chép và nhận xét nhóm bạn.

10. Dựa vào thông tin mà các nhóm trình bày, GV chủ động hệ thống lại kiến

thức cần đạt cho HS.

- GV ghi lại các thông tin học sinh nêu theo sắp xếp trong bảng:

Các hoạt động Chủ ngữ Từ loại tạo

thành

Ngoài đường, ô tô đi nườm nượp. Ô tô Danh từ Bác thợ xây đang xây nhà Bác thợ xây Danh từ Các bác nông dân đang ra đồng Các bác nông

dân

Cụm danh từ

Ngoài chợ, mọi người mua bán tấp nập Mọi người Danh từ Những chú vịt kêu quàng quạc, nối

đuôi nhau đi thành đàn

Những chú vịt Cụm danh từ

Ông mặt trời đang chiếu những tia nắng ấm

Ông mặt trời Danh từ

11. Sau khi phân tích xong GV sẽ gợi ý hoặc chủ động rút ra bài học cho HS:

- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trả lời cho những câu hỏi nào?

- Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do những từ như thế nào tạo thành?

12. HS chia sẻ những điều đã học được từ chuyến đi và nêu cảm nhận của bản

thân về chuyến đi. Bước 3: Củng cố

GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS làm bài thu hoạch sau chuyến đi. (Bài thu hoạch GV chuẩn bị trước dưới hình thức phiếu bài tập)

Họ và tên: Lớp:

Trường:

PHIẾU BÀI TẬP

1. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu chủ đề Cuộc sống xung quanh có sử

dụng câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Và xác định chủ ngữ trong các câu đó. Bài viết ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)