.Thực trạng dạy học LTV Cở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

1.3.1.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa

a, Mục đích, yêu cầu

- Giúp HS mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, cung cấp một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.

- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

- Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.

b, Nội dung chương trình

Phân môn LTVC ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết: HKI 32 tiết; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau:

* Mở rộng hệ thống hóa vốn từ: ( 19 tiết)

- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm.

+ HKI : 9 tiết

Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng

Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ Chủ điểm 4: Có chí thì nên

Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều

+ HKII : 10 tiết

Chủ điểm 6: Người ta là hoa đất Chủ điểm 7: vẻ đẹp muôn màu Chủ điểm 8: Những người quả cảm Chủ điểm 9: Khám phá thế giới Chủ điểm 10: Tình yêu cuộc sống

- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập: Tìm từ ngữ theo chủ điểm; tìm hiểu nắm nghĩa của từ; phân loại từ ngữ; tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ.

* Tiếng cấu tạo từ: (5 tiết)

- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ + Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết

+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết + Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết

- Các dạng bài tập: Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; phân loại từ theo cấu tạo; tìm từ theo kiểu cấu tạo; luyện sử dụng từ.

* Từ loại: ( 9 tiết)

- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt. + Danh từ: Tuần 5, 6, 7, 8 (5 tiết)

+ Động từ: Tuần 9, 11 (2 tiết) + Tính từ: Tuần 11, 12 ( 2 tiết)

- Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; luyện viết danh từ riêng; tìm và phân loại từ theo loại; luyện sử dụng từ.

* Câu: (26 tiết)

- Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách dùng các kiểu câu:

+ Câu hỏi: Tuần 13, 14, 15 (4 tiết)

+ Câu kể: Tuần 16, 17, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26 (12 tiết bao gồm các kiểu câu Ai làm gì; Ai thế nào; Ai là gì?

+ Câu khiến: Tuần 27, 29 (3 tiết) + Câu cảm: Tuần 30 (1 tiết)

+ Thêm trạng từ cho câu: Tuần 31, 32, 33, 34 (6 tiết)

- Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; phân tích cấu tạo câu; đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; luyện sử dụng câu trong các tình huống khác nhau; luyện mở rộng câu.

* Dấu câu: 3 tiết

- Cung cấp các kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: + Dấu hai chấm: Tuần 2 (1 tiết)

+ Dấu ngoặc kép: Tuần 8 (1 tiết)

+ Dấu chấm hỏi: Tuần 13 ( học cùng câu hỏi) + Dấu gạch ngang: Tuần 13 (1 tiết)

- Các dạng bài tập: Tìm công dụng của dấu câu; luyện sử dụng dấu câu (đặt dấu câu vào chỗ thích hợp; tập viết câu, đoạn có sử dụng dấu câu)

1.3.1.2. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn LTVC

* Vị trí của phân môn LTVC

Từ và câu có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy LTVC ở Tiểu học. Việc dạy LTVC nhằm mở rộng hệ thống hóa vốn từ của HS, cung cấp cho HS những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Đồng thời, giúp cho HS hiểu các câu hỏi của người khác. LTVC có vai trò hướng dẫn HS trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.

* Nhiệm vụ của phân môn LTVC

- Làm giàu vốn từ cho HS và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em: Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:

+ Dạy nghĩa từ: Làm cho HS nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của HS những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.

+ Hệ thống hóa vốn từ: Dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi.

+ Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kĩ năng dùng từ trong lời nói của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS sử dụng thường xuyên.

+ Dạy cho HS biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

- Cung cấp một số kiến thức về từ và câu:

Phân môn LTVC cung cấp cho HS một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. LTVC trang bị cho các em cấu trúc về từ, câu, quy luật hành chức của chúng.

- Rèn luyện tư duy, GD thẩm mĩ cho HS.

1.3.1.3. Quy trình dạy học LTVC lớp 4

* Quy trình dạy kiểu bài Hình thành kiến thức mới:

- Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập phân tích ngữ liệu. GV phải thấy được mối quan hệ chặt chẽ, logic giữa mỗi bài tập với một bộ phận tri thức ở mục Ghi nhớ để hướng dẫn HS thông qua các thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát hóa trên ngữ liệu hình thành được các tri thức lí thuyết tương ứng.

- Bước 2: Hướng dẫn HS trình bày kiến thức cần ghi nhớ. Khi HS thực hiện bước này, GV phải lưu ý việc chính xác hóa các vấn đề lí thuyết mà HS hình thành được. Giúp HS diễn đạt các vấn đề lí thuyết ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. - Bước 3: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập củng cố kiến thức. Củng cố, khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa hình thành.

- Bước 4: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập vận dụng kiến thức vào hoạt động lời nói. Đây là khâu cuối cùng quyết định sự hoàn chỉnh của quy trình, giúp HS đạt được mục tiêu cuối cùng của bài học.

* Quy trình dạy kiểu bài Thực hành:

Kiểu bài Thực hành LTVC đều được xây dựng dưới dạng bài tập, vì thế quy trình lên lớp là quy trình hướng dẫn HS giải các bài tập. Để dạy tốt kiểu bài này, GV cần lưu ý một số điểm sau:

 Nắm được nội dung, cách giải chính xác bài tập.

 Biết trình tự hóa các bước giải bài tập để hướng dẫn HS.

 Phải chuẩn bị lời giải mẫu và dự tính những sai phạm mà HS có thể mắc phải và cách điều chỉnh để đưa ra lời giải đúng.

Quy trình hướng dẫn HS giải các bài tập:

Bước 1: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập

Bước 2: Hướng dẫn HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu Bước 3: Hướng dẫn HS làm vào vở

Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần lưu ý về tri thức.

* Quy trình dạy kiểu bài Ôn tập:

Bước 1: GV cho HS ôn lại kiến thức, nội dung của bài cần ôn tập theo phân phối chương trình.

Bước 2: Gv tổ chức cho HS thực hành làm các bài tập để củng cố kiến thức. Ngoài ra, GV có thể cho HS làm thêm các bài tập bên ngoài phù hợp với nội dung chương trình.

Bước 3: Gv nhận xét, đánh giá.

1.3.2. Khảo sát thực trạng dạy học LTVC thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học Trường Thịnh ở trường Tiểu học Trường Thịnh

1.3.2.1. Giới thiệu trường Tiểu học Minh Phú

Trường Tiểu học Minh Phú nằm trên địa bàn huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ. Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống và có nhiều thành tích cao trong công tác thi đua. Trường Tiểu học Minh Phú cũng là đơn vị dành nhiều huân huy chương trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh,… GV của trường đều có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ giỏi và đều thân thiện, hòa đồng. Các em HS của trường có thành tích học tập tốt, ngoan, lễ phép và đoàn kết với bạn bè.

1.3.2.2. Thực trạng dạy học LTVC thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Minh Phú

Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng GD. Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân môn LTVC không ít GV vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi HS tiểu học là đối tượng làm theo khuân mẫu. SGK Tiếng Việt cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt còn SGK Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn LTVC. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với SGK mới phần nào còn gặp khó khăn.

Chính vì vậy, cần cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn.

* Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học LTVC

Ý kiến của 26 giáo viên được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.2. Nhận thức của GV về vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học LTVC đối với HS lớp 4

TT Nội dung Kết quả

Số lượng %

1 Rất quan trọng 15 57,69%

2 Quan trọng 7 26,92%

3 Bình thường 4 15,38%

4 Không quan trọng 0 0%

Kết quả của bảng 1.2 cho thấy những GV được hỏi đều đánh giá tích cực về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với HS tiểu học. Trong đó gần 85% GV được hỏi cho rằng hoạt động trải nghiệm là quan trọng và rất quan trọng, không có GV nào cho rằng hoạt động trải nghiệm là không quan trọng. Điều đó chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong phân môn LTVC đối với HS tiểu học.

Dựa vào phiếu điều tra [Phụ lục 1], tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3. Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Luyện từ và câu:

TT Nội dung Kết quả

Số lượng %

1 Thường xuyên 4 15,38%

2 Thỉnh thoảng 12 46,15%

3 Hiếm khi 8 30,77%

4 Chưa bao giờ 2 7,69%

Từ kết quả trên, ta có thể thấy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học LTVC cho HS lớp 4 còn nhiều hạn chế. Mặc dù hầu hết GV đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm. Như kết quả trên cho thấy chỉ có 46,15% GV thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, có tới 30,77% GV hiếm khi tổ chức và 7,69% GV là không bao giờ sử dụng. Qua nói chuyện trực tiếp với GV cũng chia sẻ thêm rằng hoạt động trải nghiệm là một nội dung tương đối mới, ít khi triển khai và thiết kế nên cả GV và HS còn khá lạ lẫm. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng gặp không ít những khó khăn như thiếu cơ sở vật chất, mất nhiều thời gian và chi phí, khó quản lí HS,... Do đó, mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học LTVC là không nhiều.

* Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phân môn LTVC cho HS lớp 4

Bảng 1.4. Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phân môn LTVC cho HS lớp 4

TT Nội dung

Khả năng thực hiện Thực hiện

được Phân vân

Khó thực hiện

2 Tổ chức trò chơi 100% 0% 0%

3 Sân khấu hóa 22,22% 44,44% 33,34%

4 Tổ chức sự kiện 11,11% 22,22% 66,67%

5 Học tập từ thực tế 42,57% 35,21% 22,22%

6 Thảo luận nhóm 100% 0% 0%

7 Tổ chức cuộc thi/hội thi 66,67% 26,88% 6,45%

8 Hội thi theo chủ đề 77,78% 22,22% 0%

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Phần lớn GV đều cho rằng các hình thức đều thực hiện được, chỉ có một số ý kiến cho rằng nó khó thực hiện. Trong đó, có 66,67% GV trả lời là khó thực hiện hình thức tổ chức sự kiện, 22,22% vẫn phân vân hình thức này và có 33,34% khó thực hiện hình thức sân khấu hóa.

Các hình thức như tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm, được 100% GV nói đều thực hiện được.

* Khó khăn của GV khi vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn LTVC lớp 4

Bảng 1.5. Khó khăn khi vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn LTVC

TT Khó khăn Tỉ lệ phần trăm

1 Thiếu cơ sở vật chất 100%

2 Khó khăn trong quản lí học sinh 22,22%

3 Mất nhiều chi phí và thời gian chuẩn bị 66,67%

4 Trình độ giáo viên còn hạn chế 33,33%

5 Nhà trường, GV, cán bộ quản lí ít quan tâm đến việc dạy Luyện từ và câu thông qua hoạt động trải nghiệm

11,11%

6 Các khó khăn khác 22,22%

Qua bảng 1.5 ta có thể thấy 100% GV cho rằng khó khăn chung là thiếu cơ sở vật chất và có tới 66,67% GV cho rằng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm mất nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó trình độ GV còn hạn chế sử

dụng phương pháp chưa hợp lý và gặp khó khăn trong quản lý HS. Ngoài ra còn tồn tại một số khó khăn khác.

b, Đối với học sinh

HS đã quen với cách học từ lớp 1, 2, 3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của GV. Nhưng ở một số trường Tiểu học việc dạy và học LTVC, bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế và thiếu sót. HS chưa diễn đạt được từ và câu như ý muốn, kết quả giao tiếp của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng sử dụng từ và câu. Các giờ LTVC thì hầu như HS chỉ biết đọc đúng, nói đúng một số câu theo mẫu, số lượng HS biết diễn đạt tốt còn hạn chế.

Có nhiều HS chưa thật sự chú trọng, sự tập trung của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp khi học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn LTVC nói riêng. Chính vì vậy, kết quả học tập còn chưa cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở khoa học của việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn LTVC, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Dạy học trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trong dạy học LTVC nói riêng và việc học môn Tiếng Việt của HS nói chung.

2. Việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học LTVC là thật sự cần thiết, giúp HS có cơ hội học tập trong môi trường đa dạng và có điều kiện phát triển năng lực của bản thân một cách toàn diện.

3. Đối với các phân môn, môn học khác cũng cần vận dụng dạy học trải nghiệm vào quá trình học tập để nâng cao hứng thú học tập cho HS. Từ đó, HS có ý thức học tập tích cực hơn.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG, TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)