1.2.1 .Khái niệm dạy học trải nghiệm
1.2.5. Quy trình thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm
Theo Kịch bản sư phạm "Dạy học tích hợp theo mô hình học trải nghiệm" - Phạm Xuân Thanh, Viện nghiên cứu và phát triển Giáo dục chuyên nghiệp, mô hình học trải nghiệm (Kolb, 1984) được phát triển dựa trên những nghiên cứu về lí thuyết phát triển nhận thức (Piaget, 1926); sự chuyển đổi kinh nghiệm thành các hành động ý nghĩa (Dewey, 1938); và tiến trình thực hành ( Lewin, 1935, 1951). Theo D.Kolb tiến trình học trải nghiệm được thể hiện qua bốn pha học tập sau:
- Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience) : hướng người học sẵn sàng cho trải nghiệm mới thông qua việc thực hiện những hoạt động / tình huống cụ thể và thực tế.
Như vậy sự trải nghiệm ở đây cho thấy chất lượng của nó phụ thuộc vào mức độ người học tham gia như thế nào? Và hơn nữa, phải xuất phát từ tình huống thực tế thì trải nghiệm đó mới đáng giá, mới có ý nghĩa và được lựa chọn để người học trải nghiệm.
- Suy tư từ trải nghiệm trước đó (Reflective Observation): Người học xem xét nghiên cứu từ trải nghiệm trước đó qua nhiều cách tiếp cận để có được các thông tin dữ liệu cũng như cảm xúc, cảm giác và kế tiếp là tìm nguyên nhân, bản chất vẫn đề xuất phát từ đâu, mối quan hệ là gì?
Có thể nhận thấy rằng tiến trình suy tư này theo cấp độ từ thấp (ghi nhận thông tin) đến cao (nguyên nhân, mối quan hệ); và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi sau: Đã làm những gì? Những gì đã xảy ra? Cảm nhận thế nào? Khó khăn / dễ dàng nhất là gì? Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là gì?.
- Hình thành khái niệm (Abstract Conceptualization) : Người học cần có khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa những dữ kiện, ý tưởng mới có được ở hai pha trải nghiệm và suy tư trước đó thành các lí thuyết/ mô hình.
Pha này là mức cao nhất của tiến trình suy tư khi dẫn đến được các khái niệm và tiến trình này thuộc kĩ năng tư duy cấp cao. Bên cạnh đó kiến thức "thủ tục, chỉ dẫn thực hiện " cũng bắt đầu được nảy sinh từ pha này cho đến pha tiếp theo, sau khi hình thành được kiến thức"khái niệm trừu tượng" liên quan.
- Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation): Ở pha này cùng với pha học tập trước, người học cố gắng đưa ra được quy trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào? Công cụ thực hiện, tiêu chí đánh giá?... để chuẩn bị cho chu trình trải nghiệm mới tiếp theo hoặc tiếp tục với vấn đề cũ trước đó hoặc ứng dụng vào tình huống vấn đề mới (Bolan 2003; Kolb 1984; Svinicki and Dixon 1987).
Ngoài ra, "Dạy học trải nghiệm" còn có thể thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín như dưới đây:
Vòng tuần hoàn " Dạy học trải nghiệm"
CHIA SẺ PHÂN TÍCH TRẢI NGHIỆM ÁP DỤNG TỔNG QUÁT
Bước 1 - Trải nghiệm
HS làm, thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, HS làm trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm mà chỉ được định hướng về yêu cầu cần đạt được.
Bước 2 - Chia sẻ
HS chia sẻ lại các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. HS học cách diễn đạt và mô tả lại rõ nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan của chúng.
Bước 3 - Phân tích
HS cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại. HS sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kĩ năng sống học được.
Bước 4 - Tổng quát
Liên hệ những kết quả và điều đã học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy HS suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều đã học được vào các tình huống khác như thế nào.
Bước 5 - Áp dụng
HS sử dụng những kĩ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. HS trực tiếp áp dụng những điều đã học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác - thực hành.
Sự khác biệt khi dạy học trải nghiệm với việc đơn giản chỉ từ việc làm hàng ngày đó là các bước đúc kết sau quá trình trải nghiệm. Mỗi bước bao gồm các câu hỏi mở được đưa ra để HS trả lời, khiến HS phải thực sự động não từ đó tự rút ra bài học cho bản thân. Đây cũng là lúc để đánh giá lại quá trình trải nghiệm của người học. Các câu hỏi rất đa dạng tùy theo từng hoạt động cụ thể. "Dạy học trải nghiệm" có thể áp dụng với tất cả các chủ đề, các lĩnh vực tùy theo định hướng của người thiết kế hoạt động.