Vai trò của việc dạy học giải bài tập môn Toán với việc phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

1.3.5. Vai trò của việc dạy học giải bài tập môn Toán với việc phát triển

năng lực hợp tác cho học sinh

Theo GS.TSKH. Nguyễn Bá Kim: “Bài tập toán học là giá mang hoạt động học tập của học sinh”. Giải bài tập là mục đích của việc dạy học toán

29

học. Bài tập còn là phương tiện để GV cài đặt các nội dung cần dạy hoặc cần bổ sung cho phần lý thuyết. Nếu khai thác tốt hệ thống bài tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức DHHT. Góp phần thể hiện quan điểm cần tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Điều quan trọng trong DH giải bài tập toán học cho HS là hướng dẫn HS tìm lời giải bài tập, thể hiện qua cách suy nghĩ. Mặt khác, những bài tập cũng thể hiện những chức năng khác nhau hướng đến việc thực hiện các mục tiêu dạy học môn toán, cụ thể là:

+ Hình thành, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở những khâu khác nhau của quá trình DH, kể cả kỹ năng ứng dụng toán học vào thực tiễn.

+ Phát triển năng lực trí tuệ: rèn luyện những hoạt động tư duy hình thành những phẩm chất trí tuệ.

+ Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành những phẩm chất đạo đức của người lao động.

Giải bài tập toán là hình thức chủ yếu tập dượt cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng toán học vào đời sống và lao động sản xuất. Đồng thời việc giải bài tập giúp GV kiểm tra HS và HS tự kiểm tra mình về mức độ nắm vững kiến thức đã học, về khả năng vận dụng chúng vào giải quyết các vấn đề cụ thể. Giải bài tập toán có tác dụng giáo dục cho HS đức tính của người lao động mới, bồi dưỡng các phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo.

Sự phức hợp trong các giả thiết của bài toán cần phải được phân tích để hiểu được bài toán yêu cầu gì, bài toán ở dạng toán nào, cần vận dụng kiến thức nào để giải bài toán. Qua tranh luận HS vừa xác nhận kiến thức cho mình và khẳng định năng lực suy nghĩ tìm hướng giải của mình, vừa phải suy nghĩ diễn đạt sao cho bạn hiểu và chấp nhận ý kiến của mình giúp phát triển KN diễn đạt, khẳng định, bảo vệ ý kiến cá nhân. HS khác lắng nghe, hiểu ra vấn đề HS sẽ tự xác nhận lại kiến thức cho mình đồng thời tìm câu trả lời đúng nhất. Tìm hiểu và tìm hướng giải toán là điều kiện tiên quyết để có được một lời giải tốt. HS tự sửa chữa cho nhau, tự khắc phục sai lầm, tự tìm ra cách

30

trình bày hay nhất, tốt nhất thông qua đó HS tự khắc sâu kiến thức cho mình. Việc thực hiện yêu cầu giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau, lựa chọn cách giải tối ưu, việc xét trường hợp riêng, khai thác, khái quát hóa, mở rộng bài toán theo nhiều cách, việc thực hiện ý tưởng kết hợp kiến thức toán học với nhiều kiến thức khác nhau đòi hỏi sự bàn bạc, tổ chức nhóm hợp tác, chia sẻ thông tin trước, trong, sau quá trình hợp tác, sự diễn đạt, khẳng định, bảo vệ ý kiến cá nhân, sự lắng nghe, phân tích và hiểu suy nghĩ của người khác,…Do đó, giúp cho sự phát triển năng lực hợp tác của học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)