CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5
1.3.4. Quy trình giải bài tập môn Toán
Theo G.Polya để giải một bài tập toán học cần thông qua bốn bước: Bước 1:Tìm hiểu bài toán.
Bước 2: Tìm hướng giải bài toán. Bước 3: Trình bày lời giải.
Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải bài toán.
Trong dạy giải bài tập toán học, để rèn luyện năng lực giải bài tập toán cho HS theo phương pháp DHHT thì có thể thiết kế bài tập toán theo những nội dung như:
- Tìm và sửa chữa sai lầm lời giải một bài tập.
- Tổng kết các phương pháp giải một dạng bài tập toán. - Tìm thuật giải một dạng bài tập toán.
- Tổng hợp kiến thức thông qua bài tập cụ thể.
Với mỗi nội dung bài tập, có thể thiết kế nội dung câu hỏi ở những mức độ khác nhau sao cho phù hợp với trình độ và năng lực của HS, tạo môi trường để người học phải trở thành chủ thể của hoạt động học, nghĩa là người học chủ động lĩnh hội cách học, cách tự học, có hứng thú và niềm say mê học, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, biết khai thác kiến thức học đó để kết quả ngày càng cao hơn.
Bước 1: Dạy học tìm hiểu bài toán.
Muốn giải một bài toán, trước tiên phải phân tích để hiểu được bài toán, vì chưa hiểu được bài toán sẽ dẫn đến định hướng giải lệch lạc, vận dụng sai kiến thức và không có kết quả. Câu hỏi sử dụng cho mức độ “biết” bài toán là bài toán cho biết gì? Yêu cầu làm gì? Câu hiểu ở mức độ “hiểu” bài toán giúp HS phân biệt, so sánh, đối chiếu, mô tả bài toán. Trong thực tế giảng dạy, có nhiều cách hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, chẳng hạn, khi thiết kế tình huống DHHT nhằm bồi dưỡng khả năng tìm hiểu bài toán, có thể đưa ra các yêu cầu như: nhận xét sự giống và khác nhau của nhiều bài toán, phát triển giả thiết và yêu cầu của bài toán theo nhiều cách khác nhau
28
Bước 2: Dạy học tìm hướng giải bài tập.
Những câu hỏi thường dùng để rèn khả năng tìm hướng giải bài toán là: Vận dụng công thức nào? Quy tắc nào? Định lí nào? Nhìn bài toán dưới nhiều góc độ khác nhau để có nhiều hướng giải khác nhau? Có thể giảm bớt hoặc tăng thêm điều kiện của bài toán để quy lạ về quen, tìm hướng giải bài toán trong trường hợp đặc biệt hoặc trường hợp tổng quát hơn?
Bước 3: Dạy học trình bày lời giải bài toán.
Năng lực giải toán của mỗi HS chỉ được đánh giá cao khi trình bày tốt lời giải các bài tập toán. Đây là khâu quan trọng trong học tập bộ môn Toán của HS. Trình bày rõ ràng, hợp lí không chỉ đơn thuần về mặt hình thức mà cả về mặt nội dung thể hiện lối suy nghĩ chính xác, nắm vững kiến thức, nếp tư duy đúng đắn, một trí tưởng tượng phong phú.
Khâu phân tích để hiểu bài toán và tìm hướng giải bài toán nhằm rèn luyện lối suy nghĩ bao quát, một trí tưởng tượng phong phú cùng khâu trình bày lời giải bài toán rèn luyện nếp tư duy đúng đắn, hợp logic. Một số câu hỏi thường dùng là: Trình bày bài toán này theo thứ tự nào? Có những sai lầm nào về cách diễn đạt ngôn ngữ và logic? Cách khắc phục và sửa chữa sai lầm như thế nào?
Bước 4: Dạy học nghiên cứu sâu lời giải bài toán
Nghiên cứu sâu lời giải bài toán giúp HS kiểm tra, rà soát kĩ lời giải đã thực sự chính xác chưa, đã ngắn gọn và đầy đủ chưa? Liệu có cách giải nào khác không? Khai thác thêm dạng bài toán khác? Các bài toán có liên quan hay phụ thuộc gì với nhau?
Câu hỏi có khả năng nghiên cứu sâu bài toán là: Tại sao? Lựa chọn kiến thức nào vận dụng là phù hợp? Câu hỏi cho năng lực tự đánh giá là: Giải thích Vì sao? Đúng/Sai? Nêu ý kiến riêng của mình?