Biện pháp 1: Thiết lập các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp

2.2.1. Biện pháp 1: Thiết lập các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa học

sinh trong việc giải bài tập toán học

* Cơ sở khoa học:

Biện pháp này giúp cho HS hiểu được mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành các hoạt động học tập cùng nhau, vận dụng kiến thức linh hoạt và tích cực hoạt động nhóm, mong muốn được tham gia vào các hoạt động hợp tác hay nói cách khác chính là có thái độ hợp tác tích cực.

* Mục đích sử dụng biện pháp

Đây là biện pháp thiết kế các hoạt động cụ thể, mới mẻ hơn nhằm tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tham gia hợp tác, mang lại hiệu quả tốt nhất. GV căn cứ vào mục tiêu đã xác định để dự kiến sử dụng công cụ, phương tiện sẽ sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tạo điều kiện và môi trường hợp tác tích cực, hỗ trợ tối đa quá trình trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức của HS. Biện pháp này góp phần phát triển:

- Kiến thức hợp tác: HS hiểu được mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành các hoạt động học tập cùng nhau.

- Kĩ năng hợp tác: Vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

- Thái độ hợp tác: Có thái độ hợp tác tích cực, say mê, chăm chú thực hiện các hoạt động của cá nhân và của nhóm.

* Cách thức tiến hành

GV thiết kế được chuỗi các hoạt động, bắt đầu từ hoạt động gây hứng thú, tạo động cơ học tập cho HS đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Kế hoạch bài học được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học.

39

Sau đây là một cấu trúc kế hoạch dạy học có các hoạt động và mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ.

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện DH:

+ GV chuẩn bị các thiết bị DH (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hóa chất...), các phương tiện DH (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu DH cần thiết.

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

- Tổ chức các hoạt động DH: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy - học cụ thể, Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động

+ Mục tiêu các hoạt động + Cách tiến hành hoạt động

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động

+ Kết luận của GV về: Những kiến thức, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động, những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết, những sai sót thường gặp, những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng, có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khu phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

Ví dụ: Thiết kế kế hoạch bài học bài Cộng hai số thập phân (SGK Toán 5 – 49)[7]

I. Mục tiêu

Về kiến thức:

- HS biết quy tắc cộng hai số thập phân.

Về kỹ năng:

40

- Biết vận dụng quy tắc thực hiện cộng hai số thập phân.

Về thái độ:

- Giáo dục học sinh đức tính tỉ mỉ, chính xác, tinh thần hợp tác, chia sẻ.

II. Chuẩn bị

- GV: bảng phụ, thước đo một số đồ vật, phiếu học tập. - HS: Thước, bút, giấy.

III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động tạo hứng thú

- GV tổ chức trò chơi: “Đặt đề toán về phép cộng hai số thập phân”

- Mục tiêu: HS hợp tác đưa ra được những nội dung đề toán có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với hai số thập phân đã cho.

- Cách tiến hành: GV chia học sinh thành các nhóm, (mỗi nhóm 6 đến 8 em). GV phát cho HS một phiếu học tập và yêu cầu HS đặt các đề toán có nội dung thực tiễn liên quan đến hai số thập phân đó.

+ HS thảo luận trong nhóm và đề xuất các đề toán có nội dung thực tiễn (ở lớp, ở trường, ở gia đình..) liên quan đến hai số thập phân đó.

+ Sau thời gian 5 phút HS trình bày kết quả thảo luận nhóm. + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi các nhóm.

- Dự kiến các đề toán:

+ Đề toán 1: Đường gấp khúc ABC có đoạn AB dài 1,35m và đoạn thẳng BC dài hơn đoạn thẳng AB 0,45m. Tính độ dài đường gấp khúc ABC.

+ Đề toán 2: Nam cao 1,35m và Bảo cao hơn Nam 0,45m. Hỏi Bảo cao bao nhiêu m?

+ Đề toán 3: Buổi sáng một cửa hàng lần thứ nhất bán được 1,35m vải, lần thứ hai bán được nhiều hơn lần thứ nhất 0,45m vải. Hỏi cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải.

Tình huống 1: HS đưa ra được các đề toán dẫn đến phép cộng hai số thập

phân.

Tình huống 2: Nếu HS không ra được các đề toán dẫn tới phép cộng hai số

41

2. Hoạt động khám phá

- GV phát cho mỗi nhóm hai đoạn dây (GV đã biết trước độ dài là 135cm và 175cm) và thước mét.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện đo độ dài hai đoạn dây và điền kết quả vào phiếu sau đây:

Đoạn dây Đơn vị đo cm Đơn vị đo mét

Độ dài đoạn dây 1 Độ dài đoạn dây 2

Tổng độ dài hai đoạn dây

- GV gọi một nhóm trình bày lên bảng lớp học.

- Các nhóm nhận xét: cách đo, kết quả đo, cách ghi kết quả theo từng đơn vị cm, m.

- GV cho các nhóm nhận xét cách đo nào dẫn tới cộng hai số thập phân. - GV yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng hai số thập phân.

- GV yêu cầu các nhóm viết quy tắc cộng hai số thập phân. - GV nhận xét và chốt lại quy tắc cộng hai số thập phân. - HC nhắc lại quy tắc cộng hai số thập phân.

3. Hoạt động thực hành.

- GV kết luận quy tắc cộng hai số thập phân

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm đôi lần lượt hoàn thành các phiếu: Phiếu học tập 1 Tính: a) 3 , 24 2 , 58  b) 08 , 4 36 , 19  c) 19 , 249 8 , 75  d) 868 , 0 995 , 0 

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm đôi lần lượt hoàn thành bài tập trên.

- HS hoàn thành phiếu học tập, trao đổi với bạn bên cạnh. - Các nhóm trao đổi phiếu nhận xét chéo nhau.

42 - GV nhận xét và kết luận Phiếu học tập 2 Đặt tính rồi tính a) 7,8 + 9,6 b) 34,82 + 9,75 c) 57,648 + 35,37

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm đôi lần lượt hoàn thành bài tập trên.

- HS hoàn thành phiếu học tập, trao đổi với bạn bên cạnh. - Các nhóm trao đổi phiếu nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét và kết luận

Phiếu học tập 3

Nam cân nặng 32,6 kg. Tiến cân nặng hơn Nam 4,8 kg. Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu kg?

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm đôi lần lượt hoàn thành bài tập trên.

- HS hoàn thành phiếu học tập, trao đổi với bạn bên cạnh. - Các nhóm trao đổi phiếu nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét và kết luận

4. Hoạt động nối tiếp

- GV tổ chức cho các nhóm HS thực hiện hoạt động trải nghiệm:

+ Đo độ dài của một số đồ vật có số đo độ dài là các số thập phân mà GV chuẩn bị trước... Yêu cầu HS tính tổng độ dài của hai hoặc ba đồ vật đó theo đơn vị cm và m.

5. Củng cố, dặn dò

- GV cho HS nhắc lại quy tắc cộng hai số thập phân.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 46 - 50)