Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp

2.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

theo hướng phát triển năng lực hợp tác

* Cơ sở khoa học

HS sẽ nâng cao hơn sự tự nhận thức về bản thân, về các bạn trong nhóm. Thúc đẩy HS phát huy năng lực của mình, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

* Mục đích biện pháp

Biện pháp này góp phần phát triển các KNHT: KN xác định trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác; KN tìm kiếm và chia sẻ thông tin; KN sử dụng các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy hiệu quả hoạt động chung của nhóm;..

(1) Phương pháp KT, ĐG cá biệt hóa trong nhóm - Mục tiêu phương pháp

Mục tiêu KT, ĐG được năng lực của từng HS trong nhóm, đảm bảo công bằng, khách quan và tính cá biệt hóa trong DH. Đồng thời xây dựng mối

68

quan hệ phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm.

- Nội dung phương pháp

Mỗi HS trong nhóm HT phải thực hiện một bài kiểm tra dưới hình thức bài cá nhân. Mỗi HS trong nhóm thực hiện một bài kiểm tra với nội dung riêng để tránh trường hợp HS lười dựa dẫm vào các bạn khác trong nhóm. Nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều đạt điểm khá từ 7 trở lên, nhóm đó mỗi thành viên sẽ được thưởng từ 0,5 – 2 điểm (tùy vào mức độ khó dễ của đề và mức điểm đạt được của HS mà GV có thể thiết lập mức điểm ở các khung điểm khác nhau). Tuy nhiên, khung điểm tối đa cho HS vẫn được tính bằng điểm 10. Cách cho điểm thưởng cộng vào điểm cá nhân trong biện pháp này vừa đảm bảo đánh giá được năng lực riêng biệt của từng HS trong nhóm vừa không giảm đi tính tích cực hợp tác và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm học tập. Hình thức này gắn trách nhiệm của từng cá nhân với trách nhiệm chung của nhóm nên yêu cầu mỗi cá nhân phải có trách nhiệm cao hơn. Mặt khác, nó đặt ra yêu cầu các thành viên trong nhóm hợp tác phải tương trợ, giúp đỡ, trao đổi với nhau trong quá trình học tập.

- Cách thức tiến hành:

+ Căn cứ vào mục tiêu DH, nội dung, chương trình, kế hoạch DH môn học mà GV lựa chọn nội dung thiết kế đề kiểm tra và tiêu chí đánh giá.

+ Yêu cầu: số lượng đề phù hợp với số HS trong một nhóm; mức độ khó, dễ của các đề tương đương nhau; kế hoạch kiểm tra và tiêu chí đánh giá, khen thưởng phải được thông báo cho HS trước khi tham gia HTHT.

+ Phương pháp KT này phù hợp với hình thức kiểm tra cá nhân thường xuyên khi DH hiện nay.

Ví dụ khi dạy: “Giải toán về tỉ số phần trăm”, GV thông báo hình thức kiểm tra, đánh giá. GV cho HS trong mỗi nhóm làm bài kiểm tra.

Đề 1: Một lớp học có 28 em, trong đó có 7 em học giỏi toán. Hãy tìm tỉ số phần trăm học sinh học giỏi toán so với sĩ số học sinh của lớp?

Đề 2: Trong vườn có 12 cây cam và 28 cây chanh. Tìm tỉ số phần trăm số cây cam so với số cây trong vườn?

69

Đề 3: Một người bỏ ra 42000đ tiền vốn để mua rau bán. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52500đ.

a) Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn? b) Người đó thu lãi bao nhiêu phần trăm?

Nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều đạt từ 7 điểm trở lên thì mỗi thành viên được cộng thêm 0,5 điểm vào điểm cá nhân.(điểm tối đa là 10)

(2) Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả chung của nhóm. - Mục tiêu phương pháp

Phương pháp này nhằm kích thích, tăng cường sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhưng nhấn mạnh sự hỗ trợ, liên kết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

- Nội dung phương pháp

Đây là phương pháp lấy kết quả học tập của nhóm làm đơn vị đánh giá, điểm của nhóm sẽ lấy làm điểm học tập chung của tất cả các thành viên trong nhóm. Phương pháp này kích thích các thành viên trong nhóm HT biết phân chia nhiệm vụ, giao tiếp, hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác với nhau, để nhóm đạt được kết quả tốt nhất.

- Cách thức tiến hành

Phương án 1: Kết quả điểm cho cả nhóm được tính bằng điểm kiểm tra ngẫu

nhiên một HS trong nhóm.

+ Căn cứ vào mục tiêu DH, ND, chương trình, kế hoạch DH mà GV lựa chọn nội dung và thiết kế đề kiểm tra, tiêu chí đánh giá.

+ HS nhận đề nhanh chóng làm việc theo nhóm trong thời gian quy định của GV.

+ GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm một HS tách ra để làm bài kiểm tra, điểm bài kiểm tra đó lấy điểm chung cho cả nhóm.

Phương án 2: Kết quả điểm cho cả nhóm được tính bằng kết quả báo cáo

hoạt động chung của nhóm.

+ Phương pháp này vận dụng trong bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, thường sau một chủ đề hay giờ thực hành.

70

+ Căn cứ mục tiêu DH , nội dung, chương trình kế hoạch DH môn học mà GV lựa chọn nội dung và thiết kế chủ đề thảo luận và các tiêu chí đánh giá.

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhóm, GV gọi ngẫu nhiên một HS lên trình bày sản phẩm và giải đáp các câu hỏi mà GV và các nhóm khác đưa ra.

+ Kết quả nhiệm vụ học tập của HS trong giờ học, thảo luận hay thực hành được trình bày dưới dạng báo cáo chung. Kết quả báo cáo được lấy làm điểm KT tính điểm chung cho tất cả HS trong nhóm.

(3) Phương pháp KT, ĐG hành vi hợp tác. - Mục tiêu phương pháp

Đánh giá được tính tích cực ở hành vi, kỹ năng HTHT của từng HS, đảm bảo được tính khách quan, tính công bằng và giúp HS nhận biết được chính xác hành vi, thái độ học tập của mình trong quá trình học tập.

- Nội dung phương pháp

Đây là phương pháp lấy kết quả tích cực trong hoạt động HTHT của HS, của nhóm làm điểm thưởng ĐG tính chuyên cần, tính tích cực và thái độ học tập. Điểm số này được cộng vào điểm trung bình của cá nhân hoặc của nhóm.

- Cách thức tiến hành

Phương án 1

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá căn cứ vào những biểu hiện tích cực học tập và tính thuần thục các KNHTHT của HS như là:

- Thao tác lập nhóm nhanh.

- Trình bày vấn đề logic, có tính thuyết phục. - Các thành viên biết lắng nghe, hỗ trợ lẫn nhau. - Tích cực hợp tác với bạn và đạt kết quả cao.

Phương án 2:

Xây dựng tiêu chí đánh giá căn cứ trên các hành vi hợp tác có hiệu quả như là: - Thành lập nhóm nhanh dưới 1 phút.

- Hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn sớm nhất. - Các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả nhất.

71

Phương án này tạo được sự hứng thú, kích thích các thành viên trong nhóm cùng cố gắng, nỗ lực, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm cao hơn... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, thúc đẩy việc HTHT của từng thành viên phát triển.

DH theo hướng phát triển NLHT có tính đa dạng về mục tiêu nên đòi hỏi phương pháp KT, ĐG cũng phải đa dạng, phải coi trọng kết quả cá nhân và kết quả hoạt động của nhóm. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể, nội dung cụ thể mà GV có thể linh hoạt sử dụng các hình thức đánh giá cho phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và toàn diện.

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đạt được một số kết quả chính sau:

- Đưa ra được các nguyên tắc xây dựng các biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học giải bài tập (1) Nguyên tắc đảm bảo chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, (2) Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học,(3) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, (4) Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, (5) Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của DH giải bài tập, DH theo hướng phát triển NLHT cho HS lớp 5, đề tài đề xuất các quy trình và biện pháp dạy học phản ánh các yêu cầu của DH nhằm phát triển NLHT cho HS.

Quy trình và các biện pháp được xây dựng có tính kế thừa chọn lọc tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước, thể hiện sự đổi mới, phù hợp với thực tế đối tượng và thực trạng DH ở địa phương. Các biện pháp được đưa ra cụ thể hóa qua các nội dung DH đã được lựa chọn.

Để thực hiện DH theo hướng phát triển NLHT cho HS có hiệu quả, chúng tôi thấy GV cần sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp trên cơ sở quy trình DH đã đề xuất, linh hoạt trong sử dụng các biện pháp, không quá coi trọng hay xem nhẹ biện pháp nào. Việc áp dụng các biện pháp phải dựa trên cơ sở điều kiện, phương tiện, khả năng HHT của HS hiện có cũng như dựa vào nội dung chương trình mà GV vận dụng cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.

73

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)