Biện pháp 2: Xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển năng

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 50 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp

2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển năng

lực hợp tác

* Cơ sở khoa học

43

được mục đích, yêu cầu, cách tiến hành học hợp tác, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học được cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

* Mục đích sử dụng biện pháp

Đây là biện pháp thông qua các hoạt động phát hiện kiến thức, kĩ năng mới và vận dụng chúng trong một số tình huống cụ thể để góp phần hình thành và phát triển NLHT. Cụ thể:

- Kiến thức hợp tác: HS hiểu được mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, những phương tiện môi trường cần thiết để học hợp tác.

- Kĩ năng hợp tác: HS vận dụng được những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

- Thái độ hợp tác: HS có thái độ hợp tác tích cực: tích cực hoạt động nhóm, chung sức hoàn thành nhiệm vụ, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

* Cách tiến hành

Thiết kế các điều kiện chuẩn bị cho học tập hợp tác. - Hoạt động của GV

Bước 1: Tìm hiểu đối tượng

Trước hết, GV phải tìm hiểu về năng lực, thái độ, ý thức học tập, KNHT, lối sống...của HS. Trên cơ sở đó, GV sẽ xác định được mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, cách chia nhóm, xây dựng môi trường và có những biện pháp tác động hợp lý.

Bước 2: Phân tích chương trình, nội dung, xác định mục tiêu bài học.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học, nội dung môn học GV lựa chọn bài dạy có ưu thế trong việc thiết kế các nhiệm vụ tương tác cho HS. Sau khi lựa chọn được nội dung DH, GV xác định mục tiêu bài học theo hướng phát triển NLHT đó là về tri thức, kỹ năng và thái độ. Song không phải bài học nào cũng có thể áp dụng DHHT một cách có hiệu quả được.

Ví dụ như khi dạy học bài toán: “Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy.

44

Tính diện tích thửa ruộng đó.”, (Trang 94 – SGK Toán 5) GV chia nhóm để hoạt động hợp tác thì không có hiệu quả bởi bài toán có quy trình giải, HS căn cứ vào các bước để tìm lời giải cho bài toán, nếu tổ chức hoạt động hợp tác thì cũng chỉ là nhóm hợp tác giả tạo. Bởi vậy, GV cần lựa chọn nội dung dạy học hợp tác sao cho phù hợp, điều đó phụ thuộc nhiều vào kĩ thuật DH từng GV.

Cũng là nội dung “Tính diện tích hình thang với số đo cho trước”. Xét các tình huống DH sau đây:

Bài 1: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h: a = 14cm ; b = 6cm ; h = 7cm.

Bài 2 : Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h: a = 23 m ; b = 12 m ; h = 9

4 m.

Bài 3: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là a và b, chiều cao h: a = 2,8m ; b = 1,8m ; h = 0,5m.

GV phân chia nhóm, các nhóm phân chia nhiệm vụ theo năng lực của các thành viên trong nhóm. Điều đó giúp cho việc hợp tác có hiệu quả hơn và phù hợp với năng lực của từng HS.

Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp tác cho từng nội dung bài học. Khi thiết kế nhiệm vụ hợp tác phải đạt được yêu cầu có mức độ khó với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên. Đồng thời phải dự kiến các tiêu chí đánh giá để đảm bảo tính công bằng, khách quan và tạo động lực cho các nhóm hợp tác hoạt động. Ví dụ như khi dạy về phần diện tích hình thang thì đa số HS đều biết và vận dụng được công thức để tính diện tích hình thang. Để thiết kế được hoạt động hợp tác có sự phân hoá các đối tượng HS thì bên cạnh bài tập tính diện tích hình thang, GV có thể bổ sung thêm các nội dung nâng cao hơn phù hợp với các cá nhân có năng lực khá hơn.

45

Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 2

3 đáy lớn và bằng 4

3chiều cao.

a. Tính diện tích thửa ruộng hình thang đó.

b. Người ta trồng ngô trên thửa ruộng đó, tính ra trung bình 100m2 thu được 50 kg ngô. Hỏi cả thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tạ ngô?

Phần a đảm bảo được yêu cầu vừa sức đối với các thành viên trong nhóm, phần b nâng cao hơn phù hợp với cá nhân có năng lực khá hơn.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật DH và dự kiến thành lập nhóm. Để đạt được mục tiêu một bài học, thông thường chúng ta không thể sử dụng chỉ một PPDH hay một kỹ thuật DH nhất định mà cần phối hợp nhiều PPDH, kỹ thuật DH khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định được một kỹ thuật DH khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định được một PPDH, kỹ thuật DH chủ đạo nào đó trong một tiết học thì khó có thể mang lại thành công được. Vì vậy, trong mỗi tiết học hay bài dạy GV phải xác định được một PPDH hay một kỹ thuật DH chủ đạo nào đó thì tiết học mới mang lại hiệu quả cao.

Bước 5: Dự kiến thành lập nhóm học tập. - Quyết định về số lượng HS trong một nhóm. - Quyết định thành phần HS trong một nhóm.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về học tập hợp tác thì nhóm tối ưu nhất là nhóm có tính chất đa dạng về năng lực, sở thích, giới tính,... nghĩa là trong nhóm thì có khác nhau về “chất”, nhưng giữa các nhóm thì đồng “chất”. Tuy nhiên, tuỳ vào môn học, tuỳ theo mục đích, chiến lược thiết kế DH của GV mà có thể lựa chọn các nhóm với những tính chất khác nhau.

- Phân công các nhiệm vụ trong nhóm học tập.

Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho mỗi HS đều nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình, đồng thời cũng phải nhận thức rằng mỗi cá nhân có thành công thì nhóm mới có thể thành công được.

46

Chú ý: Vai trò của các thành viên trong nhóm phải thường xuyên thay đổi trong các giờ học khác nhau để HS được tham gia trải nghiệm tất cả các vai trò khác nhau trong nhóm.

- Xác định thời gian duy trì nhóm. Bước 6: Dự kiến môi trường hợp tác

- Thiết kế môi trường hợp tác, GV có thể sử dụng phối hợp các kỹ thuật sau: + Bố trí không gian lớp học.

+ Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. Có thể sử dụng các kỹ thuật sau:

+ Sử dụng tài liệu.

+ Tạo sự phụ thuộc về thông tin, nhiệm vụ. + Tạo các nhóm học tập tranh đua.

+ Cải tiến kiểm tra, đánh giá.

Chú ý: Cùng một lúc chúng ta có thể không cần hoặc không thể sử dụng các kỹ thuật trên nên tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài học mà GV sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Ví dụ khi dạy bài tập: “Thể tích hình hộp chữ nhật” GV có thể xây dựng tình huống sau:

Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm.

a, Tính thể tích hộp đó?

b, Trong hộp đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại.

GV phân chia các nhóm theo hướng phân hóa ba đối tượng: - Học lực trung bình: Yêu cầu a.

- Học lực khá, giỏi: Yêu cầu b.

Với việc phân chia như vậy đáp ứng được yêu cầu là các HS đạt mức độ cơ bản và các HS khá hơn làm bài tập phù hợp với năng lực của mình.

Hoặc có thể phân chia nhóm theo cách đa dạng về năng lực bao gồm cả 3 đối tượng giỏi, khá, trung bình. Trong mỗi nhóm hợp tác, chia nhỏ nhiệm vụ

47

cho từng cá nhân phù hợp với năng lực của từng thành viên và các thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, tùy vào mục đích của việc DH, GV căn cứ để chia nhóm cho cho phù hợp với mục tiêu DH.

- Hoạt động của HS

Tổ chức thực hiện bài học

Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học.

+ GV: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học. + HS: Ổn định tổ chức, tự xác định mục tiêu mỗi bài học.

Bước 2: Hướng dẫn nguyên tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần, thái độ học tập hợp tác.

Sau khi ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu yêu cầu bài học, GV hướng dẫn, giải thích giúp HS hiểu rõ các nguyên tắc khi tham gia thảo luận hợp tác trong nhóm.

+ HS phải độc lập suy nghĩ và chuẩn bị nội dung ra giấy trước khi thực hiện hoạt động hợp tác nhóm.

+ Mỗi HS trình bày đưa ra kết luận, các thành viên khác lắng nghe và cần phải ý thức suy nghĩ để đưa ra chứng cứ có tính trợ giúp tương ứng trước khi tìm các ý bất đồng.

+ Thời gian phát biểu của mỗi HS không quá thời gian quy định, cần phải phát biểu lần lượt.

+ Trước khi tham gia góp ý quan điểm của HS khác, cần phải nói rõ trong quan điểm của HS đó có những ưu điểm nào.

+ Sau khi nhóm đã thảo luận cần cho HS nhận xét, bổ sung lẫn nhau, trình bày lại nội dung quan điểm đã thống nhất.

+ Sau mỗi lần học hợp tác, cần tiến hành đánh giá quá trình hoạt động của nhóm. Từ đó tìm ra điểm nào thực hiện tốt, những điểm nào cần khắc phục, thành viên nào tích cực, thành viên nào chưa tích cực..

GV hướng dẫn cho HS những lưu ý trong quá trình HTHT: sắp xếp nhanh vào nhóm không gây ồn ào, không tùy tiện rời khỏi chỗ ngồi. Nói tập trung

48

những gì liên quan đến nội dung thảo luận, suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu, không lặp lại quan điểm của người khác.

Bên cạnh đó, GV định hướng, bồi dưỡng cho HS về tinh thần, thái độ hợp tác cần thiết để đảm bảo sự thành công như tính xây dựng, tính giúp đỡ, ủng hộ, tính chung sức, tính tham dự, tính động viên, khích lệ… Yêu cầu của HS trong bước này là ổn định tổ chức lớp, nhận nhiệm vụ và chuẩn bị tâm thế tích cực thực hiện những định hướng hành vi nhằm hình thành NLHT và thực hiện nhiệm vụ bài học.

Bước 3: Thành lập nhóm HTHT.

+ GV: Trên cơ sở những dự kiến, GV hướng dẫn HS thành lập nhóm học tập hợp tác và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí.

+ HS: Nhận nhiệm vụ và nhanh chóng thành lập nhóm học tập hợp tác.

Bước 4: Giao nhiệm vụ cho nhóm.

+ GV: GV cụ thể hóa các mục tiêu học tập thành nhiệm vụ giao cho từng nhóm HS. GV cần làm cho HS thấy được trách nhiệm của từng cá nhân, của nhóm về mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài và tạo được sự phụ thuộc tích cực. Khi bắt đầu giờ học, GV cần phải công khai các tiêu chí đánh giá hoạt động của HS để HS phấn đấu và thúc đẩy sự hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

+ HS: Nhận nhiệm vụ và tích cực, tự giác phối hợp hợp tác thực hiện nhiệm vụ.

Bước 5: Quan sát, phát hiện, điều chỉnh các hành vi hợp tác của HS.

+ GV: Có nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn, phát hiện, thúc đẩy và điều chỉnh các hành vi HTHT.

Trong quá trình HS HTHT, GV phải theo dõi, quan sát nhằm điều chỉnh những hành vi chưa chuẩn để quá trình HTHT đạt kết quả cao nhất. Bất cứ lúc nào trong giờ học GV cũng phải tiến hành quan sát và ghi lại những hoạt động của HS càng chi tiết bao nhiêu càng có giá trị cho GV góp phần đánh giá, điều chỉnh KNHT bấy nhiêu. Trên cơ sở quan sát GV sẽ phát hiện ra những nhóm HS gặp khó khăn như: hiểu sai nhiệm vụ, thiếu các NLHT. GV có thể khéo léo điều chỉnh góp phần làm cho quá trình hợp tác diễn ra hiệu

49

quả hơn. Tuy nhiên GV chỉ giữ vai trò cố vấn, không can thiệp quá nhiều vào quá trình HTHT của HS.

+ HS: Nhận được những định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp nhằm hình thành những NLHT và tích cực, tự giác cùng nhau hợp tác thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 6: Tổ chức tổng kết, đánh giá, điều chỉnh.

+ GV: Đánh giá sản phẩm thu được sau bài học, có thể là một bản báo cáo, một bộ câu trả lời mà HS đã thảo luận đi tới thống nhất.. GV bổ sung các thiếu sót hoặc những chỗ HS xem nhẹ, chính xác hóa kiến thức và tiến hành bình xét đánh giá.

+ HS: Trình bày sản phẩm, tự nhận xét, đánh giá quá trình học tập của cá nhân và nhóm hợp tác dưới sự giám sát và hướng dẫn của GV.

Sau đây là những minh họa biện pháp qua một số tình huống DH theo hướng phát triển NLHT cho HS.

Tình huống 1: Dạy học tìm hiểu bài toán 1. Mục tiêu:

Về kiến thức: HS biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

Về kỹ năng: Áp dụng công thức tính quãng đường đi được của một

chuyển động đều.

Về thái độ: Giáo dục HS tinh thần tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác trong nhóm.

Năng lực hướng tới: HS được phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử

dụng ngôn ngữ.

* Nội dung: Tính quãng đường đi được của một chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

* Thiết kế tình huống.

Phiếu học tập: Em hãy cho ý kiến nhận xét về sự giống và khác nhau của các

bài tập sau đây:

Phiếu học tập

50 của ca nô trong 3 giờ.

Bài tập 2: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.

Bài tập 3: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42 km/giờ, đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.

Yêu cầu: Em hãy cho ý kiến nhận xét về sự giống và khác nhau của các bài tập trên?

Phiếu học tập với dụng ý: Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài và nhận biết được sự khác nhau và giống nhau của các bài tập trong phiếu.

* Dự kiến các tình huống thảo luận nhóm

Ở đây, GV thiết kế tình huống thông qua tìm hiểu bài toán.

Bước 1: HS nhận phiếu học tập, độc lập suy nghĩ và tìm hiểu. Bước 2: Thảo luận nhóm.

Dự kiến các ý kiến HS thảo luận:

- Ý kiến 1: Các bài tập đều yêu cầu tính quãng đường của một chuyển động. - Ý kiến 2: Bài tập 1 tính quãng đường của chuyển động biết vận tốc 15,2 km/giờ và thời gian là 3 giờ.

Bài tập 2 tính quãng đường của chuyển động biết vận tốc là 12,6 km/giờ và thời gian là 15 phút.

Bài tập 3 tính quãng đường của chuyển động biết vận tốc là 42 km/giờ và thời gian là 8 giờ 20 phút.

Ba bài tập có các đơn vị thời gian khác nhau.

- Ý kiến 3: Muốn tính được quãng đường của các chuyển động này ta phải đổi đơn vị thời gian là giờ.

* Tổ chức hợp tác.

GV HS

- Chia nhóm học tập gồm 6 HS.

- Phân công nhiệm vụ: Vị trí, nhóm trưởng, thư kí...

- Thông báo thời gian quy định 10

- Nhanh chóng về vị trí được phân công.

51 phút

- Phát phiếu học tập cho các thành viên cho các thành viên và phiếu chung cho nhóm.

- Quan sát, phát hiện, điều chỉnh khéo

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)