Thực trạng việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

1.4. Thực trạng việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học

giải bài tập môn Toán lớp 5

1.4.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

1.4.1.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu về nhận thức của GV về DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác ở trường tiểu học.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức DH theo hướng phát triển NLHT ở trường tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng KNHT của HS tiểu học.

1.4.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát:

- HS học tại trường TH Đinh Tiên Hoàng - Việt Trì làm khách thể nghiên cứu. - Tổng số GV điều tra là 20 GV giảng dạy lớp 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đại đa số GV được điều tra là những người có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, thuộc tổ 4 - 5.

- Số HS được điều tra lấy từ 2 lớp, mỗi lớp 1 nhóm gồm 5 em.

1.4.1.3. Phương pháp khảo sát

* Để tìm hiểu thực trạng DH theo hướng phát triển NLHT, tôi tiến hành khảo sát qua các hình thức sau:

- Hình thức điều tra qua phiếu hỏi dành cho GV (Phụ lục 1), dành cho HS (Phụ lục 2).

- Dự các giờ học có hoạt động hợp tác của các GV trong trường để quan sát việc DHHT và học hợp tác của HS.

31 - Phỏng vấn các nhóm HS của các khối lớp.

1.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng

1.4.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5

* Thực trạng nhận thức của GV tiểu học về việc phát triển năng lực hợp tác cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 20 GV giảng dạy lớp 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. (Trong đó bao gồm 05 GV trình độ Thạc sĩ, 15 GV trình độ đại học, hầu hết các GV có thâm niên công tác trên 10 năm, 03 GV thâm niên công tác trên 5 năm)

Bảng 1.1. Nhận thức của GV tiểu học về việc phát triển năng lực hợp tác cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5.

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ(%)

1 Rất cần thiết 17/20 85%

2 Tương đối cần thiết 2/20 10%

3 Bình thường 1/20 5%

4 Ít cần thiết 0/20 0%

5 Hoàn toàn không cần thiết 0/20 0%

Qua bảng số liệu cho ta thấy hầu hết GV được khảo sát đã nhận thức đúng đắn, đầy đủ về NLHT, về vai trò của việc phát triển NLHT cho HS tiểu học thông qua dạy học môn Toán nói chung, thông qua hoạt động giải toán nói riêng. Tuy nhiên, khi được phỏng vấn GV thêm về cách xây dựng quy trình dạy học giải toán theo hướng phát triển NLHT cho HS cách sử dụng các yếu tố CNTT giúp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động tương tác, hợp tác cho HS thì còn nhiều GV lúng túng.

* Thực trạng nhận thức của HS về việc phát triển năng lực hợp tác cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5.

Cũng như GV, nhận thức của HS cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển NLHT của HS. Việc phát triển một KN bất kỳ nào đó đều liên quan đến nhận thức về tính cần thiết và vai trò của KN đó đối với cá

32

nhân. Từ đó, mới nảy sinh nhu cầu mong muốn được phát triển KN. Để hình thành, phát triển KNHT cho HS thì điều quan trọng đầu tiên HS phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, cách thức thực hiện và có ý thức rèn luyện KNHT. Đa số HS chưa hiểu sâu sắc về nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm. Một số em cho rằng, cứ chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ nghĩa là học hợp tác, có em cho rằng hoạt động nhóm là để các bạn khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu kém đạt điểm cao nhờ vào kết quả chung của nhóm nên chỉ cần các bạn khá giỏi làm bài, có ý kiến chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ của mình mà không cần quan tâm đến nhiệm vụ của các bạn khác.

1.4.2.2. Thực trạng việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5 của giáo viên

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với GV và thông qua phiếu điều tra GV. Kết quả như sau:

- 80% GV được phỏng vấn đã có nhiều cố gắng tổ chức các hoạt động học tập hợp tác để tích cực hóa vai trò của người học, góp phần hình thành KT, KN và phần nào phát triển NL cho HS trong đó có NLHT.

- 100% GV được phỏng vấn DH theo hướng phát triển NLHT cần phải được vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp DH tích cực và các kĩ thuật DHHT, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ học tập nhất định.

- 80% GV được phỏng vấn DH theo hướng phát triển NLHT đòi hỏi phải nghiên cứu GV phải thiết kế các nhiệm vụ học tập có độ khó đối với một cá nhân có năng lực và vừa sức với sự hợp tác tích cực của tất cả các nhóm HS trong nhóm HTHT.

- Việc đánh giá sự hợp tác của HS vẫn chưa được triệt để, chưa làm nổi bật được tính đồng đội cũng như tính cá nhân trong nhóm hợp tác. Việc sử dụng, phân chia, tổ chức nhóm hợp tác chưa được hợp lí. Mặt khác, GV chưa được tập huấn thường xuyên về nội dung DH theo hướng phát triển NLHT.

Khi tìm hiểu về những yêu cầu mà GV đã lưu ý khi thực hiện DHHT trong giải toán nhằm phát triển NLHT cho HS là gì? Chúng tôi đã ghi lại số liệu kết quả phản ánh của GV như sau:

33

Bảng 1.2. Những yêu cầu mà GV đã lưu ý khi thực hiện DHHT trong giải toán nhằm phát triển NLHT cho HS

Yêu cầu đạt được Số lượng Tỉ lệ

Nội dung bài tập hợp tác phù hợp với đối tượng HS. 17/20 85% Gợi hứng thú học tập, tránh áp đặt cho HS. 18/20 90% Tạo ra tính tích cực, chủ động hợp tác trong nhóm. 16/20 80% Tạo các tình huống buộc HS phải có nhu cầu giải

quyết vấn đề từ các bài tập. 14/20 70%

Tạo các nút thắt bắt buộc HS phải hợp tác mới có

thể giải quyết được vấn đề. 6/20 30%

Tạo nên các áp lực, áp chế thời gian để các nhóm

HS tích cực hoạt động hợp tác. 8/20 40%

Tạo nên sự thi đua sôi nổi giữa các nhóm. 12/20 60% Quan tâm tới việc cài đặt dụng ý sư phạm để thúc

đẩy các KNHT. 4/20 20%

Phát triển năng lực tìm tòi, suy nghĩ của HS. 17/20 85% Phát triển các kĩ năng giao tiếp cho HS. 19/20 95%

Như vậy, qua tìm hiểu thực trạng việc phát triển NLHT cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5 của GV trong một số các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy: Thực tế đã có GV sử dụng PPDHHT trong DH môn Toán ở tiểu học. Tuy nhiên, những GV đã sử dụng hình thức tổ chức DHHT thì chủ yếu sử dụng PPDHHT theo kiểu truyền thống là tạo nên các nhóm học tập, tương tác lẫn nhau. Việc tạo các nút thắt bắt buộc HS phải hợp tác mới có thể giải quyết được vấn đề, tạo nên các áp lực, áp chế thời gian để các nhóm HS tích cực hoạt động hợp tác, quan tâm tới việc cài đặt dụng ý sư phạm để thúc đẩy các KNHT, sử dụng các biện pháp hỗ trợ để tăng cường NLHT cho HS chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, nhìn một cách tổng thể việc phát triển NLHT cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán thực hiện chưa thực sự phản ánh đúng tư tưởng của lí luận phát triển NLHT của HS.

34

1.4.2.3. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi dạy học giải bài tập hình học lớp 5 gắn với phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh tiểu học

Thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV, dự giờ và thu được kết quả như sau:

* Thuận lợi:

- GV nhận thức nghiêm túc và đúng đắn vai trò của DHHT trong dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung, trong việc hình thành phát triển NLHT của HS nói riêng.

- GV luôn có tâm thế sẵn sàng thiết kế và thực hiện các kế hoạch bài học hợp tác nhằm phát triển NLHT cho HS.

- GV đã có kiến thức về lí luận DHHT. Do đó, việc thiết lập các hoạt động điều khiển của thầy, hoạt động học tập ở trò được thực hiện rất tự nhiên và chủ động.

- GV nắm chắc chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu phẩm chất, kĩ năng cần hình thành cho HS trong mỗi bài học, họ có tầm nhìn xuyên suốt các mạch kiến thức của chương trình nên việc tổ chức cho HS sử dụng các mối liên hệ giữa kiến thức các bài học trước, bài học sau để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu bài học thuận lợi.

* Khó khăn

- Để tìm hiểu những khó khăn của GV khi phát triển NLHT cho HS qua dạy học giải bài tập môn Toán, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn trực tiếp các GV. Kết quả như sau:

- Việc hiểu đúng và đầy đủ lí luận phát triển NLHT cho HS qua DHHT chưa thực sự đạt được ở mọi GV tiểu học. Do đó, khi tổ chức hoạt động học tập của các nhóm HS thì GV chủ yếu thể hiện tư tưởng nhóm hợp tác kiểu truyền thống chứ chưa thực sự thể hiện tư tưởng hợp tác một cách lí tưởng để phát triển các NLHT cho HS.

35

- Một số GV chưa hiểu biết đầy đủ về quy trình dạy học giải toán theo hướng phát triển NLHT cho HS nên việc phát triển NLHT cho HS theo quy trình dạy học còn hạn chế.

- Khó khăn trong việc xác định chính xác những điều kiện hỗ trợ, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học hỗ trợ với DHHT nhằm hướng vào các thành phần NLHT của HS.

- Việc xây dựng, thiết kế được các bài học nhằm đảm bảo lí luận về tổ chức DHHT một cách chặt chẽ, khoa học, đảm bảo cho các nhóm hoạt động một cách thực sự, gây nên sự ảnh hưởng tích cực, cộng hưởng trí tuệ lẫn nhau giữa các cá nhân, phát triển các năng lực cá nhân là một trong những việc làm còn khó khăn đối với GV.

- GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo các nút thắt bắt buộc HS phải hợp tác mới có thể giải quyết được vấn đề, tạo nên các áp lực, áp chế thời gian để các nhóm HS tích cực hoạt động hợp tác, quan tâm tới việc cài đặt dụng ý sư phạm để thúc đẩy các kĩ năng hợp tác, sử dụng các biện pháp hỗ trợ để tăng cường NLHT cho HS.

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương này, đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Làm rõ hơn về năng lực hợp tác, bản chất, cấu trúc năng lực hợp tác. DH theo hướng phát triển NLHT.

- Điều tra về thực trạng dạy học theo hướng phát triển NLHT và học hợp tác của HS cho thấy việc DH nhằm phát triển NLHT cho HS còn rất hạn chế, đa số GV mới chú trọng vào việc dạy tri thức, các năng lực tư duy, việc sử dụng các kỹ thuật DHHT cũng chưa linh hoạt.

- Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình dạy học giải bài tập môn Toán lớp 5.

Bởi vậy, từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về DH theo hướng phát triển NLHT cho HS cho thấy cần thiết phải xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học hợp tác nhằm hướng tới phát triển NLHT cho HS tiểu học và được cụ thể hóa thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5.

37

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP

TOÁN HỌC 2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng

Việc xây dựng các biện pháp phát triển NLHT cho HS thông qua dạy học giải bài tập nhằm mục đích giúp HS nắm vững kiến thức và kĩ năng Toán cơ bản; rèn luyện cho HS khả năng vận dụng Toán học vào đời sống thực tiễn, rèn luyện các phẩm chất, phong cách con người đáp ứng yêu cầu mới, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Vì vậy, các bài tập phải nằm trong phạm vi chương trình SGK hiện hành và giúp cho HS nắm được mục tiêu cần đạt được.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Đảm bảo tính khoa học được hiểu là đòi hỏi đảm bảo sự chính xác về mặtt toán học (kiến thức, ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ, phương pháp suy luận,..). Để đảm bảo điều này, GV cần xác định rõ vị trí từng bài học của từng chương trình, ở từng lớp, trong toàn bộ chương trình.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả của việc xây dựng biện pháp phát triển NLHT cho HS thông qua việc dạy học giải bài tập là sự vững chắc, mức độ thành thạo trong việc hợp tác để giải các bài toán của HS đồng thời tạo thói quen và hứng thú vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập, lao động sản xuất và đời sống.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS được hiểu là khả năng thực hiện được (xây dựng được, sử dụng được) biện pháp này trong thực tế trường Tiểu học.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đảm bảo tính thực tiễn khi xây dựng biện pháp phát triển NLHT phải giúp HS thấy được nguồn gốc của kiến thức, quan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức đối với thực tiễn. Đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết

38

hợp dạy học với ứng dụng trong đời sống, kết hợp dạy học với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng của môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học.

2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học giải bài tập toán học thông qua dạy học giải bài tập toán học

2.2.1. Biện pháp 1: Thiết lập các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa học sinh trong việc giải bài tập toán học sinh trong việc giải bài tập toán học

* Cơ sở khoa học:

Biện pháp này giúp cho HS hiểu được mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành các hoạt động học tập cùng nhau, vận dụng kiến thức linh hoạt và tích cực hoạt động nhóm, mong muốn được tham gia vào các hoạt động hợp tác hay nói cách khác chính là có thái độ hợp tác tích cực.

* Mục đích sử dụng biện pháp

Đây là biện pháp thiết kế các hoạt động cụ thể, mới mẻ hơn nhằm tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tham gia hợp tác, mang lại hiệu quả tốt nhất. GV căn cứ vào mục tiêu đã xác định để dự kiến sử dụng công cụ, phương tiện sẽ sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tạo điều kiện và môi trường hợp tác tích cực, hỗ trợ tối đa quá trình trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức của HS. Biện pháp này góp phần phát triển:

- Kiến thức hợp tác: HS hiểu được mục đích, yêu cầu, cách thức tiến hành các hoạt động học tập cùng nhau.

- Kĩ năng hợp tác: Vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

- Thái độ hợp tác: Có thái độ hợp tác tích cực, say mê, chăm chú thực hiện các hoạt động của cá nhân và của nhóm.

* Cách thức tiến hành

GV thiết kế được chuỗi các hoạt động, bắt đầu từ hoạt động gây hứng thú, tạo

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập trong môn Toán lớp 5 (Trang 38)