CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5
2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp
2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng hợp lí các hình thức dạy học hợp tác và sử dụng
57
2.2.3.1. Sử dụng hợp lí các hình thức dạy học hợp tác
* Cơ sở khoa học
Trên cơ sở người học hiểu về mục đích, yêu cầu cách thức tiến hành hoạt động, môi trường học tập cùng nhau và biết vận dụng trong thực tiễn học tập dẫn đến những hành động và kĩ thuật học tập đúng đắn, linh hoạt, thái độ hợp tác tích cực thực hiện được mục tiêu học tập đề ra.
* Mục đích sử dụng biện pháp
Biện pháp này sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học hợp tác khác nhau, cài đạt nội dung vào các cấu trúc có sẵn giúp cho HS bộc lộ năng lực bản thân đồng thời biết hỗ trợ, liên kết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Biện pháp này góp phần hình thành các KNHT: kĩ năng tổ chức nhóm hợp tác, kĩ năng chia sẻ thông tin trước, trong, sau quá trình hợp tác, kĩ năng diễn đạt, khẳng định bảo vệ ý kiến của mình, kĩ năng lắng nghe, phân tích và hiểu suy nghĩ của người khác,...
* Cách tiến hành:
DHHT theo nhiều cách tiếp cận, song cách tiếp cận cấu trúc phù hợp với đặc điểm DH hiện nay. Cấu trúc học hợp tác, được xem là nền tảng của DHHT, là cách thức tổ chức DHHT trong lớp học liên quan một loạt các bước nhưng không cứng nhắc gắn liền với một nội dung học tập cụ thể nào. Điều này có nghĩa là cấu trúc có thể được sử dụng lặp lại ở các nội dung DH khác nhau, ở bất cứ môn học nào hay bất cứ một hoạt động nào khác trong giáo án. Người giáo viên chính là các nhà thiết kế, nhiệm vụ cần thiết kế, tổ chức, sắp xếp nội dung bài học sao cho hay, hiệu quả, và phù hợp với khung cấu trúc có sẵn. Như vậy, vấn đề cốt lõi của cách tiếp cận cấu trúc là sử dụng linh hoạt các cấu trúc đa dạng khác nhau và cài đặt nội dung vào các cấu trúc đó.
Công thức cơ bản của các cách tiếp cận cấu trúc đối với DHHT
Cấu trúc + Nội dung = DHHT
58 + Cấu trúc ghép hình
Ghép hình là một cấu trúc DHHT quan trọng được thiết kế bởi Elliot Aronson và các đồng nghiệp. Trong cấu trúc này, HS thuộc hai loại nhóm: nhóm giả định và nhóm chuyên gia. Đầu tiên, HS gặp gỡ nhau trong nhóm giả định và mỗi thành viên của nhóm được giao một phần của bài học, tìm hiểu kĩ lưỡng để trở thành chuyên gia về phần đó. Sau đó, nhóm giả định tách ra giống như những mảnh ghép của trò chơi ghép hình, và mỗi thành viên sẽ kết hợp với các thành viên của các nhóm giả định và nhóm chuyên gia. Đầu tiên HS gặp gỡ nhau trong nhóm giả định và mỗi thành viên sẽ kết hợp với các thành viên của những nhóm giả định khác phụ trách phần bài học giống mình để lập thành nhóm chuyên gia, HS sẽ thảo luận phần bài học được giao và đảm bảo nắm chắc nó. HS sau đó trở về nhóm giả định của các em và dạy lại phần bài học của mình cho các thành viên còn lại trong nhóm.
Sơ đồ cấu trúc ghép hình Bước 1: Lập nhóm giả định Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D Nhiệm vụ HS A1 HS B1 HS C1 HS D1 Phần 1 HS A2 HS B2 HS C 2 HS D2 Phần 2 HS A3 HS B3 HS C3 HS D3 Phần 3 HS A4 HS B4 HS C4 HS D4 Phần 4
Bước 2: Lập nhóm chuyên gia.
Nhóm 1 Phụ trách phần 1 Nhóm 2 Phụ trách phần 2 Nhóm 3 Phụ trách phần 3 Nhóm 4 Phụ trách phần 4 Nhiệm vụ HS A1 HS A2 HS A3 HS A4 Phần 1 HS B1 HS B2 HS B3 HS B4 Phần 2 HS C1 HS C2 HS C3 HS C4 Phần 3 HS D1 HS D2 HS D3 HS D4 Phần 4
59
Bước 3: HS quay lại nhóm giả định và giảng cho các bạn nghe phần bài của mình.
Ý nghĩa của cấu trúc ghép hình: Cấu trúc ghép hình được đánh giá là một trong những cấu trúc DHHT ưu việt và có hiệu quả cao. Cấu trúc này được xem trong sự tương tác bình đẳng của các thành viên trong nhóm, do đó mỗi thành viên đều có tầm quan trọng như nhau. Vì vậy, ngăn chặn hầu như hoàn toàn sự ăn theo, tách nhóm..
Ví dụ: Giảng dạy: “ Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng” - SGK - Toán 5, 23
Nhóm chuyên gia 1: Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
a) 18 yến =...kg 200 tạ =...kg 35 tấn = ...kg - Yêu cầu: Thực hiện bài toán trên?
Nhóm chuyên gia 2: Phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
b) 430 kg =... yến 2500 kg = ...tạ 16 0000 kg ...tấn - Yêu cầu: Thực hiện bài toán trên?
Nhóm chuyên gia 3: Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
c) 2kg 326 g =...g 6kg 3 g =...g - Yêu cầu: Thực hiện bài toán trên?
Nhóm chuyên gia 4: Phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4
60
9050 kg = ...tấn...kg - Yêu cầu: Thực hiện bài toán trên?
HS sẽ thảo luận và giải quyết được bài tập được giao và đảm bảo nắm chắc nó. HS sau đó trở về nhóm giả định của các em và giảng lại phần bài học của mình cho các thành viên còn lại trong nhóm và hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
+ Cấu trúc STAD Các bước của STAD - GV trình bày bài học
- GV chia HS thành các nhóm 4 người.
- HS hoạt động nhóm và đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều nắm vững bài.
- HS làm bài kiểm tra lần 1, GV chấm điểm.
- HS học nhóm một lần nữa để giải đáp các thắc mắc của lần kiểm tra đầu tiên, sau đó làm bài kiểm tra lần 2.
- GV chấm điểm lần 2, đối chiếu với kết quả lần 1, tính điểm nỗ lực của cả nhóm.
- Nhóm nào có điểm nỗ lực cao nhất sẽ được khen thưởng. Ý nghĩa của STAD
- Cấu trúc STAD thuận lợi trong việc giảng dạy những vấn đề được định nghĩa rõ ràng với một đáp án đúng. Ví dụ các khái niệm toán học, các dữ kiện thực tế.
- Cấu trúc STAD có ba đặc điểm: Phần thưởng cho nhóm, trách nhiệm cá nhân và cơ hội bình đẳng cho thành công. Thứ nhất, phần thưởng cho nhóm ghi nhận sự thành công khi đạt được mục tiêu cụ thể của nhóm. Thứ hai, thành công nhóm phụ thuộc vào sự tham gia của các cá nhân, nghĩa là các thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với nhóm. Ngoài ra, cấu trúc STAD đề cao sự đóng góp của các học sinh yếu kém và nâng sự đóng góp này thành nhân tố quyết định. Thứ ba, cơ hội thành công được chia đều cho các thành
61
viên vì thành tích được tính bằng điểm nỗ lực của từng cá nhân và của nhóm, chứ không phải là điểm số của các cá nhân.
- Cấu trúc STAD loại bỏ tình trạng ăn theo và chi phối vì được thực hiện theo nguyên tắc: học nhóm cùng nhóm cùng nhau nhưng kiểm tra cá nhân.
+ Cấu trúc Kagan
- Các cấu trúc này được lấy theo tên của Kagan Spencer, nhà sư phạm và nhà khoa học nổi tiếng trong việc nghiên cứu DHHT và cách tiếp cận cấu trúc. Ông đã sáng tạo ra rất nhiều cấu trúc DHHT có tính ứng dụng cao. Theo Kagan, có nhiều cấu trúc trông có vẻ giống nhưng thực ra lại khác nhau rõ rệt, giống như hai cấu trúc dưới đây:
Thảo luận nhóm Ba bước phỏng vấn
Các bước tiến hành
1. GV đặt câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi giữa các thành viên trong nhóm. 2. HS thảo luận đưa ra quyết định.
1. Hình thành hai cặp trong nhóm 4 người, tiến hành phỏng vấn theo cặp. 2. HS hoán đổi vai trò: người phỏng vấn thành người được phỏng vấn. 3. HS luân phiên chia sẻ thông tin học được trong cuộc phỏng vấn.
Đặc điểm
- Tham gia không bình đẳng.
- Không phải tất cả đều tham gia thảo luận.
- Không có trách nhiệm cá nhân.
- 1
4 cả lớp thảo luận tại một thời điểm.
- Tham gia bình đẳng.
- Tất cả đều tham gia thảo luận.
- Trách nhiệm cá nhân.
- 1
2 cả lớp thảo luận tại một thời điểm.
62
Chính vì sự khác biệt như trên, Thảo luận nhóm là sự lựa chọn để động não và đạt đến sự nhất trí trong nhóm, Ba bước phỏng vấn tốt hơn nhiều ở khía cạnh phát triển ngôn ngữ, kỹ năng nghe cũng như thúc đẩy sự tham gia bình đẳng. Khi người GV ý thức được ảnh hưởng của các cấu trúc khác nhau, họ có thể thiết kế kế hoạch dạy học với mục tiêu đã được xác định trước. - Các nhóm cấu trúc Kagan
Các nhóm cấu trúc hợp tác Kagan có thể phân thành các nhóm như sau: + Cấu trúc xây dựng nhóm (teambuilding).
+ Cấu trúc xây dựng lớp (classbuilding).
+ Cấu trúc xây dựng kỹ năng giao tiếp (communication building). + Cấu trúc xây dựng kỹ năng làm chủ (mastery).
+ Cấu trúc phát triển khái niệm (concept development). Ý nghĩa các cấu trúc Kagan:
- Các cấu trúc Kagan có ý nghĩa vô cùng to lớn vì chúng tuy đơn giản nhưng đa dạng linh hoạt, dễ sử dụng và có thể sử dụng trong thời gian ngắn phù hợp với tiết học ở Việt Nam.
- Các cấu trúc của Kagan thỏa mãn 4 nguyên tắc DHHT do ông đề ra là: phụ thuộc tích cực, trách nhiệm cá nhân, tham gia bình đẳng, và tương tác tích cực. Từ đó loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
2.2.3.2. Sử dụng linh hoạt cấu trúc nhiệm vụ của nhóm
* Cơ sở khoa học
Tạo ra một môi trường HS sẵn sàng đối mặt với thử thách để chiếm lĩnh kiến thức và hợp tác, đồng cảm với người khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong một lĩnh vực, cùng chung sức hoàn thành nhiệm vụ. HS nhận nhiệm vụ hoạt động cùng nhau và học thích thú được làm việc cùng nhau. Học biết rằng sự thành công của họ phụ thuộc vào kết quả của toàn thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm tin tưởng mỗi cá thể sẽ hoàn thành trách nhiệm công việc với chất lượng cao để đạt kết quả cao trong nhiệm vụ chung.
63
* Mục đích sử dụng biện pháp
Phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, các thành viên có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kì nhiệm vụ nào trong nhóm cũng như ngoài môi trường. Biện pháp này góp phần phát triển các kĩ năng tổ chức nhóm hợp tác, kĩ năng chia sẻ thông tin, KN diễn đạt ý kiến, KN giải quyết mâu thuẫn…
* Cách tiến hành
- GV cần xác định mục tiêu bài học bằng cách chỉ rõ những kiến thức, kĩ năng phải đạt được.
- GV quyết định về số lượng nhóm, phương pháp phân chia HS vào nhóm, vai trò của những HS trong nhóm, tài liệu cần thiết để tiến hành bài học và cách tổ chức học tập.
- GV giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, các cá nhân mới tập trung lại để cùng nhau tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Với từng nhiệm vụ, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì nhiệm vụ của nhóm chỉ hoàn thành khi có được kết quả của từng cá nhân trong nhóm.
Bảng 2.1: Bảng mô tả cấu trúc nhiệm vụ của nhóm
a
b c
d
Mỗi người một nhiệm vụ riêng biệt, không liên quan gì đến nhau. Đó là sự hợp tác giả tạo. a a a 4 người cùng thực hiện một nhiệm vụ. Trong đó đã có sự hợp tác nhưng còn lỏng lẻo.
64 15 cm 0,25 m a a1 4 người thực hiện 4 phần khác nhau của nhiệm vụ mà nhiệm vụ chỉ hoàn thành khi kết hợp 4 phần đó. Đây là sự hợp tác thực sự. 4 người cùng thực hiện một nhiệm vụ chung của cả nhóm. Trong nhóm có sự hợp tác thực sự.
Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ : Khi dạy học giải bài tập:
Cho biết diện tích của hình chữ nhật ABCD là 2400cm2 (xem hình vẽ). Tính diện tích của tam giác MDC.
HS 1: Đổi về cùng đơn vị.
HS 2: Tính chiều rộng của hình chữ nhật. HS 3: Tính chiều dài của hình chữ nhật. HS 4: Tính diện tích của hình tam giác.
A M D B C a a2 a3 a4 a
65
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, 4 HS cùng hoàn thành lời giải bài toán.
Ví dụ: Khi dạy học giải bài tập:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 2
5 chiều dài. Hỏi chu vi và diện tích của mảnh vườn đó là bao nhiêu cm2.
HS 1: Tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật đó. HS 2: Tính chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật đó. HS 3: Tính diện tích của mảnh vườn đó.
HS 4: Đổi đơn vị theo yêu cầu đề bài.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, 4 HS cùng hoàn thành lời giải bài toán.
2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh hợp tác có hỗ trợ của công nghệ thông tin
* Cơ sở khoa học
Giúp HS bắt nhịp được với xu thế đổi mới cách học và cách tiếp cận bài học, phát triển kĩ năng khai thác thông tin, kĩ năng tìm kiếm, chia sẻ thông tin góp phần nâng cao hứng thú và động lực học tập. Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác.
* Mục đích sử dụng biện pháp
Đây là biện pháp ứng dụng những tiến bộ của CNTT vào DH giúp GV và HS thiết lập hệ thống, khai thác, trao đổi thông tin qua mạng internet. GV xây dựng website chứa đựng các trang phục vụ cho DH, trao đổi khai thác như: Tài liệu, SGK, hướng dẫn học tập, diễn đàn,... nhằm rèn luyện, phát triển cho HS KNHT qua mạng internet và kĩ năng khai thác các trang web phục vụ cho học tập. GV giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm DH toán.
Biện pháp này góp phần phát triển các kĩ năng hợp tác: KN xác định trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác; KN tìm kiếm và chia sẻ thông tin; KN sử dụng các yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy hiệu quả hoạt động chung của nhóm;..
66 Biện pháp gồm 2 nội dung cơ bản:
- Hướng dẫn HS khai thác và trao đổi các thông tin qua các trang Web giáo dục như thư viện điện tử, email, blog, facebook....Hướng dẫn sử dụng các phần mềm trong thiết kế các bài tập hoạt động nhóm.
- Tổ chức cho HS tham gia giải toán trên mạng qua việc cuộc thi giải toán Quốc gia trên internet – Violympic.
* Cách thức tiến hành
- GV xây dựng ý tưởng sử dụng website cá nhân phục vụ cho công tác DH trong đó có các trang như tài liệu, hướng dẫn học tập,…GV có thể đưa các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, có thể hướng dẫn cho HS học tập trực tuyến trên trang web của cá nhân mình.
- Trước khi bắt đầu môn học GV đăng tải toàn bộ thông tin liên quan đến website cá nhân của mình. HS sẽ truy cập và khai thác thông tin liên quan đến học tập.
- GV cung cấp trang website cá nhân của mình trên mạng cho HS và hướng dẫn HS gia nhập thành viên để có thể trao đổi, chia sẻ thông tin và HTHT qua mạng.
- Giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và đặt ra nội quy, điều khoản tham gia cho các thành viên trong nhóm trên trang web. Hướng dẫn HS tham khảo các website về giáo dục.