PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 34 - 36)

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thống kê, báo cáo đƣợc công bố của Viện, nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, các nghiên cứu chuyên sâu về chiến lƣợc phát triển của tổ chức. Đặc biệt, luận văn có sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT trong nghiên cứu.

2.1.1. Quá trình nghiên cứu

Bƣớc 1: Nhận diện vấn đề cần nghiên cứu

Bƣớc 2: Tổng quan tài liệu và lựa chon khung lý thuyết Bƣớc 3: Thu thập dữ liệu thực tế

Bƣớc 4: Phân tích và xử lý dữ liệu

Bƣớc 5: Trao đổi chuyên gia và thảo luận kết quả nghiên cứu Bƣớc 6: Tổng hợp và hoàn thiện báo cáo

2.1.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu các trang website, các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ... đề làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập đƣợc là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu. Giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm rõ đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu, làm rõ hơn đề tài của mình, có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực nghiên cứu

2.1.2.1 Dữ liệu sơ cấp

Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia và thông qua thảo luận nhóm.

- Thu thập thông tin trực tiếp tại Viện cũng nhƣ tham khảo số liệu các năm trƣớc qua sổ sách chứng từ còn lƣu giữ tại Viện

- Tham khảo tài liệu sách báo, giáo trình học tập trƣớc đây cũng nhƣ trên mạng Internet.

- Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp và thống kê để có đƣợc những kết luận tin cậy.

- Ngoài ra, để nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thực tế, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp xin ý kiến của chuyên gia trong quá trình nghiên cứu.

2.1.2.2 Dữ liệu thứ cấp

Các nguồn tài liệu bao gồm: Các sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, tài liệu về chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc. Báo cáo thông qua các Ban chức năng của Viện, Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Tổ chức hành chính, Ban Tài chính kế toán trang Website: www.vawr.org.vn. Mọi thông tin thu thập đƣợc đã đƣợc tác giả tổng hợp kết hợp lý luận với thực tiễn phân tích và đánh giá.

2.1.2.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Sử dụng mô hình SWOT nhằm xây dựng cây vấn đề , cây mục tiêu trong phân tích chiến lƣợc cho tổ chƣ́c ; Xác định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu , nguyên nhân ha ̣n chế về Chiến lƣợc Phát triển Khoa học Thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020.

Sử dụng kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để hình thành chiến lƣợc thích ứng nhƣ:

- Kết hợp S-O: nhằm tăng cƣờng sử dụng điểm mạnh khai thác triệt để những cơ hội.

- Kết hợp S-T: sử dụng điểm mạnh của Viện để vƣợt qua đe dọa, thách thức của môi trƣờng.

- Kết hợp W-O: Tận dụng các cơ hội, đồng thời khắc phục những điểm yếu của Viện.

- Kết hợp W-T: tạo sự chủ động chống đỡ những mối đe dọa để giảm thiểu mức độ rủi ro. Ngoài ra với Viện có thể kết hợp từng điểm mạnh, điểm yếu cụ thể của từng Viện với từng cơ hội, đe dọa cụ thể của từng môi trƣờng kinh doanh để có thể hình thành những chiến lƣợc kinh doanh.

2.1.2.4. Thực hiện phỏng vấn

Tác giả Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu đối với các nhà quản trị của Viện cũng nhƣ một số chuyên gia về chiến lƣợc để kiểm định các kết quả phân tích phục vụ cho hoàn thiện chiến lƣợc phát triển của Viện từ đó có thêm thông tin hỗ trợ việc phân tích các dữ liệu liên quan.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Địa chỉ: 171 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội Địa chỉ: 171 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)