Đánh giá cơ hội và thách thức đối với Viện Khoa học Thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 65)

2.2.2 .Thời gian nghiên cứu

3.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài

3.2.2. Đánh giá cơ hội và thách thức đối với Viện Khoa học Thủy lợi

3.2.2.1. Bối cảnh quốc tế

Khoa học và công nghệ thế giới phát triển rất nhanh, tạo ra nhiều thành tựu mang tính đột phá, ảnh hƣởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội; chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, chuyển từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, tạo điều kiện cho các nƣớc chậm phát triển đi tắt đón đầu, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).

Khoa học và công nghệ nhiều lĩnh vực đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Nguồn nhân lực ngày càng có trình độ cao. Đầu tƣ cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo hƣớng chọn lọc một số công nghệ cao, hạ tầng thông tin truyền thông, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với mọi quốc gia.

Suy thoái kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trƣờng đang ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển KHCN thủy lợi của từng quốc gia.

Đại hội Đảng XI khẳng định quan điểm phát triển KHCN cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh, bền vững đất nƣớc.

Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực KHCN, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn kết với phát triển, ứng dụng KHCN và đổi mới cơ chế quản lý, đầu tƣ cho khoa học đang đƣợc nhà nƣớc quan tâm, thể hiện rõ trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lƣợc phát triển KHCN, Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

Mục tiêu Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020 cũng đã xác định, phát triển khoa học và công nghệ để thực sự trở thành động lực then chốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, có đủ tiềm lực và trình độ tạo ra các luận cứ và sản phẩm khoa học giá trị cao, tiếp thu chọn lọc và làm chủ các công nghệ tiên tiến của thế giới để ứng dụng có hiệu quả, đóng góp cao vào tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.

Giới khoa học nói chung và lớp trẻ ngày nay đã nhận thức đƣợc đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Phân tích đánh giá những cơ hội

- Tốc độ phát triển kinh tế xã hội vẫn duy trì ở mức độ cao làm cho nhu cầu phát triển Kinh tê – xã hội nói chung và ngành thủy lợi nói riêng còn tăng cao trong thời gian tới.

- Các chính sách ƣu tiên phát triển Nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện làm tăng khả năng cung ứng và nhu cầu về phát triển Khoa học thủy lợi. Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về tổ chức khoa học và công nghệ là một cơ hội để phát triển KH&CN.

- Mạng lƣới sông ngòi dày đặc; bờ biển dài, địa hình đồi núi, đồng bằng đan xen, khí hậu, thời tiết đa dạng tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, thủy văn là rất lớn.

Phân tích đánh giá những thách thức

- Lãi suất tiền vay cao, nguồn vốn vay nƣớc ngoài giảm sút gây khó khăn cho nhu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và cho ngành thủy lợi nói riêng.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế đầu tƣ công gây khó khăn cho nhu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và cho ngành thủy lợi nó riêng.

- Dân cƣ đông, phân bố không đồng đều (tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven các đƣờng quốc lộ), trình độ dân trí thấp làm cản trở sự phát triển làm giảm hiệu quả ứng dụng và khai thác của các công trình thủy lợi.

- Do sự phức tạp về điều kiện tự nhiên gây khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, thủy văn.

- Công nghệ trong lĩnh vực KH&CN ngành thủy lợi và thủy văn trên thế giới có nhiều đổi mới, đây cũng là thách thức lớn đối với lĩnh vực KH&CN ngành thủy lợi Việt Nam về vốn đầu tƣ và năng lực của cán bộ.

3.2.3. Phân tích môi trường ngành

Môi trƣờng ngành bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyết định của tổ chức trong một ngành. Một ngành sản xuất bao gồm nhiều tổ chức đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ nhƣ nhau hoặc có thể thay thế đƣợc cho nhau; vấn đề phân tích môi trƣờng ngành nhằm mục đích xác định chuẩn để so sánh vị thế của tổ chức trong ngành đó.

Đối với Viện Khoa học Thủy lợi, môi trƣờng ngành chỉ tập trung phân tích 2 yếu tố có tác động lớn nhất là: Khách hàng và đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

3.2.3.1. Khách hàng

Là một Viện đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi với chức năng chính là tham mƣu cho Bộ về chiến lƣợc, các chƣơng trình trọng điểm, kế hoạch về khoa học công nghệ thủy lợi, thủy điện, môi trƣờng, phóng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khi hậu; Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ lập kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc và vùng lãnh thổ; xây dựng thể chế chính sách và định mức kinh tế kỹ thuật về những vấn đề nguồn nƣớc, môi trƣờng, xây

chức tài trợ, Ban quản lý dự án, cá nhân trong và ngoài nƣớc và cộng đồng ngƣời hƣởng lợi.

- Với sản phẩm là các kết quả nghiên cứu mang tính đặc thù, thƣờng đƣợc ứng dụng và triển khai qua các kênh do nhà nƣớc đầu tƣ nên đối tƣợng đạt hàng của Viện tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ:

+ Bộ, ngành đặt hàng Viện nghiên cứu về các vấn đề luận cứ khoa học của ngành phục vụ cho công tác quy hoạch, xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, những vấn đề mới cần nghiên cứu để làm cơ sở cho việc triển khai nhân rông trong quá trình áp dụng chuyển giao công nghệ

+ Các tỉnh thông qua Sở chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đặt hàng nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ đã có vào thực tiễn phù hợp với địa phƣơng để phụ vụ phát triển kinh tế.

+ Các công ty dịch vụ công ích phục vụ các vấn đề công ích của cộng đồng ngƣời hƣởng lợi (Công ty TNHH MTV Thủy nông…).

+ Tổ chức và cá nhân (ở đây có thể hiểu là các tổ chức và trực tiếp là ngƣời dân) có nhu cầu cần trực tiếp đặt hàng Viện nghiên cứu ứng dụng theo từng nhu cầu cụ thể nhƣ thiết bị thủy điên, bơm chuyên dụng phục vụ cho các vùng hạn hán và nuôi trồng thủy sản...

- Do tính đặc thù, nên kết quả chuyển giao công nghệ của Viện thƣờng phải thông qua các cơ quan, tổ chức của nhà nƣớc, sử dụng nguồn kinh phí của nhà nƣớc và các nguồn vốn khác (vốn vay của các tổ chức quốc tế) để đầu tƣ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng phát triển các ngành kinh tế khác nhƣ nông nghiệp, thủy sản, du lịch, diêm nghiệp, công nghiệp và các ngành khác. Viện chƣa đa dạng đƣợc cách thức chuyển giao công nghệ đến mọi thành phần khác.

3.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay trên trên thị trƣờng Việt Nam vấn đề nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi có một số đơn vị tham gia, đó là: các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học. Trong đó, đối thủ đáng kể nhất của Viện Khoa học Thủy lợi là Viện Hàn lâm KH&CNVN và Trƣờng Đại học Thủy lợi.

tự chịu trách nhiệm. Với mô hình này sẽ tăng tính chủ động, độc lập trong mọi hoạt động của Viện trong mọi hoạt động của Viện:

- Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ: phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao; đồng thời tự chủ tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ khác theo quy định của pháp luật (liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ v.v...).

- Tự chủ về tài chính: nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao theo phƣơng thức khoán chi quỹ lƣơng, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tự chủ trong việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Tự chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ nhân sự trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động.

- Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế: phân cấp trong việc cử cán bộ khoa học và công nghệ ra nƣớc ngoài, thuê chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tƣ vấn khoa học và công nghệ và đảm nhiệm chức vụ quản lý .

-Thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Về tài chínhviệc thực hiện tự chủ về tài chính không gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết.

- Việc huy động vốn hoạt động cho Viện sẽ trở lên dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều so với hiện nay.

Việc chuyển làm làm tăng trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện gắn kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh, đào tạo nhân lực góp phần tăng cƣờng tiềm lực khoa học của đất nƣớc. Việc chuyển đổi đã làm tăng trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tạo điều kiện gắn kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh, đào tạo nhân lực góp phần tăng cƣờng tiềm lực khoa học của đất nƣớc cũng nhƣ phát triển Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam hội nhập công nghiệp hóa hiện đại hóa

3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Viện Khoa học Thủy lợi

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng môi trƣờng nội bộ của Viện Khoa học Thủy lợi và kết quả phân tích môi trƣờng ngành cho thấy Viện có những điểm mạnh và điểm

3.3.1 Điểm mạnh của Viện

Là Viện đa lĩnh vực nên có thế mạnh trong việc nghiên cứu Khoa học công nghệ giải quyết đồng thời nhiều vấn đề quan trọng của nghành. Môi trƣờng hoạt động Khoa học công nghệ chuyên nghiệp với cơ chế quản lý phù hợp.

Đội ngũ cán bộ khoa học đàn có uy tín. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các đơn vị năng động, có kinh nghiệm thực tế, ham mê khoa học, hầu hết cán bộ chủ chốt đã khẳng định đƣợc uy tín trong nghiên cứu khoa học. Số lƣợng có trình độ trên đại học tỷ lệ 34,5%.

Đội ngũ đông đảo cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có trình độ, kinh nghiệm, năng động có đội tuổi trung bình khá trẻ (<35 tuổi chiếm 70%) nhiều cán bộ trẻ của Viện đƣợc đào tạo cơ bản trong và ngoài nƣớc, có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng nghiên cứu là tiềm ẩn phát triển trong tƣơng lai.

Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học, chủ trì nhiều đề tài các cấp, nhiều sản phẩm đề tài góp phần quan trọng để ứng dụng vào thực tế sản xuất, cung cấp cơ sở khoa học đề giải quyết những vấn đề mang tính chiến lƣợc phục vụ cho định hƣớng phát triển cũng nhƣ định hƣớng đầu tƣ và quản lý của nghành, của đất nƣớc. Là chỗ dựa tin cậy về Khoa học công nghệ cho các cơ quan quản lý và các địa phƣơng; bƣớc đầu đã tạo dựng đƣợc các quan hệ mang tính đối tác chiến lƣợc với một số nƣớc cũng nhƣ các tổ chức quốc tế.

Viện luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên và kịp thời của Lãnh đạo Bộ, sự giúp đỡ của các Cục, Vụ chức năng cũng nhƣ các Bộ, ngành khác tạo điều kiện, động lực cho sự ổn định và phát triển của Viện

Mặt bằng, quỹ đất đai hiện có của Viện tại các thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng là nguồn tài sản vô giá, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh của Viện.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu đã đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tƣ trong thời gian qua đã tạo ra những điều kiện cần thiết phục vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, tạo cơ hội tiếp cận và tiến tới hội nhập quốc tế trong hoạt động KHCN.

3.3.2. Mặt yếu của Viện

- Số lƣợng cán bộ khoa học có trình độ trên đại học mặc dù nhiều nhƣng chất lƣợng không đồng đều, số cán bộ đủ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế không nhiều. Đào tạo thiếu quy hoạch trên cơ sở nhu cầu công việc chƣa đƣợc các đơn vị thực sự quan tâm (một số không ít các cán bộ sau khi đào tạo có học vị thạc sỹ nhƣng không phát huy đƣợc) đã tạo nên sự thiếu hụt trong thực tế triển khai các nhiệm vụ của đơn vị. Chính vì vậy, không thực hiện đƣợc việc chuyên môn hóa trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là các đơn vị thiếu một định hƣớng phát triển mang tính chiến lƣợc, chƣa có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn phù hợp.

- Tỷ trọng cán bộ khoa học đầu ngành còn quá thấp, nhiều lĩnh vực còn thiếu. - Công tác tƣ vấn chuyển giao công nghệ mới chủ yếu tập trung vào các hợp đồng có quy mô trung bình và nhỏ, chƣa có dự án quy mô lớn. Việc thực hiện các hợp đồng kinh tế còn thiếu tính chuyên nghiệp, công tác quản lý chất lƣợng còn chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có quy trình rõ ràng về quản lý chất lƣợng, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu trong công tác chuyển giao công nghệ.

- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ: một số các nhiệm vụ còn bỏ ngõ hoặc năng lực nghiên cứu chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên chƣa thể hiện vai trò của đơn vị trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chiến lƣợc hoặc tƣ vấn cho công tác quản lý của ngành (Quản lý tài nguyên nƣớc)

- Hợp tác quốc tế của Viện trong những năm qua chƣa thực sự nổi bật, tỷ trọng kinh phí từ các dự án HTQT còn rất khiêm tốn.Tốc độ mở rộng thị trƣờng hợp tác Khoa học công nghệ đặc biệt là trong tìm kiếm công nghệ và đối tác chiến lƣợc trong nghiên cứu - ứng dụng công nghệ còn chậm.

- Cơ sở vật chất (nhà làm việc, khu thí nghiệm, phòng thí nghiệm) đã xuống cấp, không đồng bộ, thiếu hiện đại, lãng phí trong sử dụng quỹ đất, chƣa tạo đƣợc một cơ sở nghiên cứu xứng tầm với một Viện khoa học hàn lâm của đất nƣớc.

- Nghiên cứu khoa học là một lao động đặc thù, nhƣng mức lƣơng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ Khoa học công nghệ của Nhà nƣớc thấp, cơ chế tài chính còn nhiều bất cập gây khó khăn trong việc thanh quyết toán kinh phí, thủ tục hành chính

- Về cơ chế quản lý của Viện mặc dù đã có nhiều cố gắng và tạo đƣợc sự chuyển biến khá mạnh trong thời gian qua, song nhìn chung vẫn còn trì trệ, chƣa tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)