Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 80 - 84)

2.2.2 .Thời gian nghiên cứu

4.2. Các giải pháp để thực hiện mục tiêu của phƣơng án chiến lƣợc

4.2.3 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

Mục tiêu chung

Phấn đấu trở thành Viện hàn lâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cả nƣớc về lĩnh vực thủy lợi có trình độ tiên tiến, có thƣơng hiệu với các đối tác quốc tế. Là tổ chức khoa học công nghệ tin cậy, uy tín đối với các Bộ ngành và tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc trong giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia .

- Phấn đấu đạt tỷ trọng kinh phí đầu tƣ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ chiếm 30% tổng doanh thu hàng năm.

- Tỷ trọng nghiên cứu ứng dụng chiếm 50 - 60 % số lƣợng các đề tài nghiên cứu.

- Nâng tỷ lệ tăng trƣởng kinh phí đầu tƣ nghiên cứu khoa học từ 10 - 15%/năm. Đảm bảo đến năm 2020 đạt tỷ lệ tăng trƣởng 2 - 2,5 lần so với hiện tại.

- Doanh thu từ xuất khẩu dịch vụ KHCN đạt 10%.

KHCN phục vụ khai thác tài nguyên nƣớc và tƣới tiêu cải tạo đất: - Tài nguyên nƣớc và biến đổi khí hậu:

Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tính toán tiên tiến (tiếp cận với trình độ quốc tế), sử dụng công cụ và thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu (phần mềm họ MIKE, công nghệ GIS và viễn thám): Đánh giá thực trạng, dự báo, quản lý, quy hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên nƣớc và môi trƣờng theo các lƣu vực sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của các vùng miền trong điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả và đa mục tiêu nguồn nƣớc, giải pháp cải thiện chất lƣợng nƣớc, đánh giá dự báo tình trạng, cạn kiệt; Các giải pháp bảo vệ, bổ trợ nguồn nƣớc, chống suy thoái nguồn nƣớc do cạn kiệt và ô nhiễm cho các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng.

+ Sở hữu và làm chủ các phần mềm tính toán hiện đại trên thế giới làm công cụ tính toán trong quản lý, thiết kế và khai thác tài nguyên nƣớc.

- Tƣới tiêu cải tạo đất, cấp thoát nƣớc:

+ Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tính toán tiên tiến (tiếp cận với trình độ quốc tế), sử dụng công cụ và thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả khai thác, hiện đại hoá, đa dạng hoá mục tiêu các công trình thủy lợi.

+ Giải pháp tiêu cho các hệ thống thủy lợi trọng điểm và các khu vực đô thị. + Phát triển hoàn thiện các công nghệ đặc thù có tính cạnh tranh cao: tƣới hiện đại, tiết kiệm nƣớc cho các vùng, công nghệ Nano xử lý nƣớc cấp, SCADA ứng dụng tự động hóa trong công tác quản lý - vận hành các công trình thủy lợi và giám sát môi trƣờng nƣớc.

- Môi trƣờng:

+ Nghiên cứu bảo vệ môi trƣờng nƣớc các hệ thống sông, hồ chứa và các hệ thống công trình thủy lợi.

+ Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trƣờng.

+ Nghiên cứu tái chế, tái sử dụng chất thải khu vực nông nghiệp, nông thôn. KHCN thủy lợi lĩnh vực sông - biển - thủy lực phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ

- Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ bộ công cụ tính toán hiện đại (tiếp cận với trình độ quốc tế) và công nghệ cao (GIS và viễn thám) trong tính toán dự báo và đề xuất giải pháp phòng ngừa các tác hại của nƣớc gây ra: lũ lụt, xói lở, bồi lấp, xâm nhập mặn,... trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến tiến trong xây dựng, thí nghiệm mô hình vật lý cho lĩnh vực Sông, Biển, Thủy lực.

- Nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề chiến lƣợc quốc gia về phòng tránh giảm nhẹ thiên tai bão lụt, ngập úng và xâm nhập mặn.

- Tăng cƣờng ứng dụng KHCN thủy lợi trong lĩnh vực sông - biển - thủy lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: Quốc phòng, giao thông, cầu cảng, thủy sản, dầu khí…

Xây dựng và bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện:

- Nghiên cứu khai thác tổng hợp và có hiệu quả các hồ, công trình thủy lợi lớn. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi có quy mô cấp quốc gia: Cống ngăn triều có khẩu độ lớn, có kích thƣớc cửa van lớn, các công trình đập cao.

- Nghiên cứu phát triển hoàn thiện các công nghệ mũi nhọn về kết cấu xây dựng công trình nhƣ công nghệ đập trụ đỡ, đập xà lan di động, cửa van tự động vùng triều phục vụ bảo vệ tài nguyên nƣớc và chống úng ngập cho các vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, thiết bị hiện đại trong xây dựng, bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi phục vụ mục tiêu hiện đại hóa hệ thống, nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phục vụ bảo vệ môi trƣờng, tiến tới ứng dụng phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhƣ: giao thông, xây dựng, quốc phòng...

Về lĩnh vực cơ chế chính sách:

- Trong 10 năm tới Viện sẽ tập trung nguồn lực để nghiên cứu tạo ra những sản phẩm khoa học sau để phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc và thực tế sản xuất:

+ Nghiên cứu cơ chế kinh tế trong quy hoạch phát triển, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nƣớc, chính sách quản lý nguồn nƣớc tổng hợp, quản lý lƣu vực sông,

+ Nghiên cứu kinh tế đầu tƣ xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi, thủy điện, đê điều và nƣớc sạch nông thôn tạo động lực để từng bƣớc xã hội hóa trong quản lý công trình thủy lợi.

+ Tham gia xây dựng, đánh giá và đề xuất bổ sung chính cách thiếu hụt về cơ chế, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc.

Thiết bị thủy lợi, thủy điện và tự động hóa điều khiển hệ thống:

Về thủy điện và năng lƣợng tái tạo:

- Tập trung chủ yếu vào phát triển và hoàn thiện các công nghệ đang có, gồm: + Nghiên cứu hiện đại hóa kết cấu mới thiết bị thủy điện nhỏ và các loại hình bơm sử dụng năng lƣợng tái tạo.

+ Nghiên cứu về vật liệu mới cho thiết bị thiết bị thủy điện và các loại hình bơm sử dụng năng lƣợng tái tạo.

+ Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại trong nghiên cứu, thiết kế gia công, chế tạo các thiết bị thủy điện và năng lƣợng tái tạo thay thế nhập ngoại và tiến tới xuất khẩu.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu cơ bản và các loại hình sử dụng năng lƣợng mới, gồm:

+ Động học bơm và tua bin.

+ Ứng dụng các công nghệ năng lƣợng mới: năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, sóng biển, thủy triều, sinh học..., phục vụ cho các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là hải đảo.

 Thiết bị chuyên dùng thủy lợi và tự động hóa điều khiển hệ thống

- Các loại hình kết cấu, các gam bơm đặc thù, phục vụ các nhiệm vụ chiến lƣợc của ngành: chống hạn, tƣới tiêu, chống ngập úng, chống bồi lấp hệ thống thủy lợi và các trạm bơm.

- Các thiết bị thủy lợi phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhƣ: thi công, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng…

- Hiện đại hóa, tự động hóa nhà trạm và hệ thống thiết bị quản lý vận hành. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị (thiết kế, gia công, lắp đặt) tự động hóa công tác đo đạc và quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện .

Giải pháp

- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện chiến lƣợc và có quy trình đánh giá mức độ hoàn thành chiến lƣợc hoặc điều chỉnh chiến lƣợc cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xây dựng quy chế quản lý KHCN phù hợp với điều kiện tổ chức mới, có cơ chế hợp tác và phối kết hợp giữa các đơn vị mang tính cạnh tranh và đảm bảo quyền lợi của các bên.

- Từng bƣớc nâng cao và tiến tới đổi mới về cơ bản chất lƣợng thực hiện các đề tài nghiên cứu, chú trọng tới sản phẩm NC ứng dụng cho thực tế sản xuất.

- Xác định các hƣớng nghiên cứu có tiềm năng đƣa lại sản phẩm KHCN có khả năng ứng dụng nhanh trong thực tế, tạo đƣợc thế mạnh cạnh tranh của Viện.

- Tiến tới xây dựng các chƣơng trình KHCN phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Hoàn thiện và tập trung phát triển các công nghệ mũi nhọn, mở rộng hoạt động xuất khẩu công nghệ sang các nƣớc.

- Đa dạng hóa nguồn kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học từ nguồn hợp tác quốc tế, vốn khoa học của các địa phƣơng và các tổ chức.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ mới trong công tác nghiên cứu; Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về các lĩnh vực NC của Viện.

- Liên kết với các tổ chức và các nhà khoa học quốc tế và các tổ chức, nhà khoa học có uy tín trong nƣớc, trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu để đào tạo cán bộ và nâng cao chất lƣợng các công trình khoa học.

- Tập trung các nguồn lực để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm công nghệ, thiết bị có khả năng thƣơng mại hoá.

- Tăng cƣờng công tác quản lý giám sát các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng nghiên cứu tiến tới đạt trình độ quốc tế vào năm 2020; trƣớc mắt có cơ chế khuyến khích các đề tài có kết quả nghiên cứu đạt giải thƣởng hoặc đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)