Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh PGD Nội Bài (Trang 102 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kiến nghị

4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

4.4.2.1. Xây dựng lãi suất linh hoạt cho từng thời kì.

Trong năm 2015 lạm phát Việt Nam đang dần trở lại bình thƣờng và ổn định ở mức tƣơng đối thấp, Chính phủ đã phải dùng chính sách thắt chặt tiền tệ, đẩy lãi suất Ngân hàng tăng cao, tác động tiêu cực của nó là sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng cao, cho đến gần cuối năm 2015 giảm phát xuất hiện lúc này Chính Phủ lại buộc phải kích cầu bằng chính sách giảm lãi suất, hỗ trợ lãi suất…

Đến đây ta thấy đƣợc lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nƣớc nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, nó còn là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích ngƣời dân có tiền gửi vào Ngân hàng thay bằng đầu tƣ vào các kênh khác. Thông qua công cụ lãi suất thì Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ tác động đến lƣợng tiền cung ứng thông qua các Ngân hàng Thƣơng mại từ đó tác động đến lƣợng tiền trong lƣu thông. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững cho nền kinh tế.

Nhƣng việc thực hiện chính sách lãi suất phù hợp là không phải dễ, đòi hỏi sự nhạy bén, bám sát biến động thị trƣờng, với mục đích cuối cùng làm tạo sức bật cho nền kinh tế. Nếu chính sách phù hợp kinh tế sẽ đi lên còn nếu không phù hợp hậu quả sẽ khôn lƣờng.

Vẫn biết nền kinh tế thị trƣờng tuân theo quy luật cung cầu, nhƣng trong lĩnh vực lãi suất Ngân hàng nếu để cho các tổ chức tín dụng tự điều hành lãi suất của mình theo sự biến động của thị trƣờng sẽ làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp hơn, dễ gây ra sự biến động lớn cho thị trƣờng. Do vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của NHNN, theo phƣơng châm phù hợp với tình hình biến đổi không ngừng của thị trƣờng tiền tệ trong và ngoài nƣớc.

4.4.2.2 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại.

Mặc dù thời gian gần đây Chính phủ đã có những chính sách công bằng hơn giữa doanh nghiệp nhà nƣớc với doanh nghiệp tƣ nhân, xong về tổng thể nền kinh tế nói chung và của ngành tài chính ngân hàng nói riêng thì sự đối sử không công bằng

vẫn tồn tại phổ biến.

Để thúc đẩy kinh tế phát triển, Chính phủ cần tạo điều kiện cho cả NHNN phát triển tối đa tiềm lực của mình, tránh tình trạng phân biệt đối sử vô hình tạo sức ỳ cho các NHNN. Đồng thời kìm hãm sự phát triển lành mạnh của các Ngân hàng thƣơng mại.

4.4.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Để đƣa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, khuôn phép song vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng, chi nhánh. Ngân hàng Nhà nƣớc phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, cần phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và sử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát vốn của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh PGD Nội Bài (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)