Thực hiện chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và bao bì goldsun (Trang 56)

2.2. Công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty

2.2.2. Thực hiện chế độ đãi ngộ

2.2.2.1. Tiền lương

Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun thực hiện chế độ trả lương hàng tháng theo hợp đồng lao động đã ký kết với cán bộ công nhân viên. Công ty tiến hành trả đầy đủ và đúng thời gian trả lương theo quy định của công ty

nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên yên tâm hoàn thành công việc được giao. Hình thức trả lương có thể trả trực tiếp hoặc qua ngân hàng liên kết với công ty.

2.2.2.2. Tiền thưởng

Căn cứ Quy chế thi đua khen thưởng của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun đã ban hành, hàng tháng, hàng quý, hàng năm công ty phát động các đợt thi đua để cá nhân và tập thể tham gia, cuối đợt bình chọn và tổ chức khen thưởng cho cá nhân và tập thể hoàn thành xuất sắc trong các đợt thi đua. Cuối năm căn cứ kết quả bình xét thi đua của các đơn vị, của Hội đồng thi đua trong Tập đoàn Goldsun, chủ tịch hội đồng quản trị quyết định khen thưởng cho các danh hiệu của cá nhân và tập thể theo các mức đã thống nhất trong Hội đồng thi đua.

2.2.2.3. Chế độ bảo hiểm

Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun thực hiện 5 chế độ bảo hiểm xã hội sau: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Bảo hiểm xã hội được đóng hàng tháng, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun đóng bằng 15% tổng quỹ, cán bộ công nhân viên hàng tháng đóng 5% tiền lương để thực hiện chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, ốm đau... Như vậy, công ty cổ phần In và bao bì Goldsun đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đúng với những quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.2.4. An toàn vệ sinh lao động

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm "An toàn vệ sinh lao động" và "Bảo hộ lao động" được dùng thay thế lẫn nhau. Do vậy khi nói đến vệ sinh an toàn lao động là nói đến nội dung chủ yếu nhất của công tác bảo hộ lao động.

động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội và khoa học công nghệ nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động.

Hàng năm, công ty cổ phần In và bao bì Goldsun xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung gồm 5 phần: kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại và cải thiện điều kiện lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm lo sức khoẻ người lao động. tuyên truyền, giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động.

Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, công ty cổ phần In và bao bì Goldsun đã:

- Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, giúp người lao động nắm được đặc điểm về an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật và quy định của Tập đoàn về ATVSLĐ trong thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy trình, nội quy, biện pháp ATVSLĐ liên quan đến công việc đang làm, biện pháp xử lý sự cố và phương pháp cấp cứu người bị nạn.

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại.

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật để bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm độc hại vượt qúa tiêu chuẩn cho phép. Các hiện vật bồi dưỡng như: đường, sữa, hoa quả... không được trả tiền hay hiện vật.

- Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm 1 lần, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở những nơi có nguy cơ bệnh nghề nghiệp.

Tạo điều kiện cho người lao động có bệnh tật đi điều trị ở các Bệnh viện. - Thực hiện chế độ đối với lao động nữ.

- Tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: đơn vị phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Định kỳ kiểm tra hàng ngày ở tổ, hàng tháng ở phân xưởng, hàng quý ở đơn vị.

- Tổ chức phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo ATVSLĐ - Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động.

2.2.2.5. Các phúc lợi xã hội khác

Các phúc lợi khác thực hiện tại công ty cổ phần In và bao bì Goldsun gồm có:

- Tết Dương lịch: 200,000 đồng/người (trường hợp đang thử việc, học việc thưởng 100,000 đồng/người).

- Tết Âm lịch: Tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc sẽ có quyết định riêng.

- Ngày 30/4 và 1/5: 150,000 đồng/người (trường hợp đang thử việc, học việc: 80,000đồng/người)

- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 150,000 đồng/người (thử việc, học việc: 80,000 đồng/người)

- Ngày sinh nhật: 100,000 đồng/người

- Ngày 8/3 và 20/10 đối với phụ nữ: 50,000 đồng/CBCNV nữ - Trung thu: Tặng quà cho CBCNV, trị giá quà 50,000 đồng/người - Ngày truyền thống công ty: 100,000 đồng/người (thử việc, học việc: 50,000 đồng/người)

- Hàng năm, công ty đài thọ cho toàn thể CBCNV đi nghỉ mát (trong nước) một lần từ 2 – 4 ngày vào mùa hè và đi du xuân đầu năm 01 ngày sau Tết âm lịch với mức chi phí nghỉ mát 550,000 đồng/người và chi phí du xuân

là 250,000 đồng/người.

- Thăm hỏi ốm đau trong các trường hợp: Bản thân CBCNV:

+ Bệnh nằm từ 3 ngày đến 1tuần, mức thăm hỏi: 50,000 đồng + Bệnh nằm từ 1 tuần – 1 tháng: 200,000 đồng/người

+ Bệnh từ 1tháng trở lên: 300,000 đồng/người

- Thăm hỏi sinh con: Khi CBCNV sinh con, mức thăm hỏi: 500,000 đồng/người

- Thăm hỏi tang ma:

+ CBCNV mức thăm hỏi: 500,000 đồng/người

+ Gia đình CBCNV, mức thăm hỏi: 200,000 đồng/người - Việc hỷ: mỗi đám cưới của CBCNV công ty là 200,000đồng. - Trợ cấp đột xuất:

+ Gia đình CBCNV gặp rủi ro như: tai nạn, hoả hoạn,... mức trợ cấp: 500,000 đồng/người

+ Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mức trợ cấp: 500,000 đồng/người.

2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty

2.3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo năng suất lao động

Sử dụng công thức (1.2) và số liệu về doanh thu, lợi nhuận và số lao động để phân tích hiệu quả sử dụng lao động theo chỉ tiêu doanh thu/lợi nhuận của người lao động ta được

Bảng 2.11: Tổng hợp hiệu quả sử dụng lao động theo doanh thu và lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tổng số lao động (người) 280 317 349 Doanh thu ( 1.000đ) 150,149,000 180,236,000 200,045,000 Doanh thu bình quân/người

(1.000đ/người) 536,246.4286 568,567.8233 573,194.8424 Lợi nhuận thuần (1.000đ) 16,891,000 17,978,000 19,810,000 Lợi nhuận thuần bình

quân/người (1.000đ/người) 60,325 56,712.93375 56,762.17765

(Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun)

Qua Bảng 2.11, ta thấy doanh thu bình quân tăng đều qua các năm. Năm 2007 doanh thu tăng từ 536,246.4286 nghìn đồng/người lên 573,194.8424 nghìn đồng/người năm 2009. Lợi nhuận thuần bình quân giảm năm 2007 là 60,325 nghìn đồng xuống còn 56,712.93375 nghìn đồng/người năm 2008, đến 2009 lợi nhuận thuần bình quân lại tăng là 56,762.17765 nghìn đồng/người. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã hợp lý hóa sản xuất và làm ăn có hiệu quả. Trong đó có sự đóng góp của toàn bộ lực lượng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (Xét các chỉ tiêu này khi đã loại bỏ yếu tố giá cả thị trường).

Các chỉ tiêu trên chỉ dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh để đánh giá sự đóng góp của nguồn nhân lực vào kết quả sản xuất kinh doanh chung chứ chưa phân tích tình hình thực tế của công tác quản lý lao

động.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế tế

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo thời gian làm việc thực tế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số làm việc thực tế (K) theo công thức (1.4) và tiến hành tổng hợp thời gian làm việc thực tế tại một số bộ phận sản xuất trực tiếp ta được Bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế tháng 12.2009

Phân loại theo thời gian làm việc thực tế Tổ máy chính Tổ In máy Tổ In offset Tổ cơ khí Trung bình Giờ Giờ Giờ Giờ Giờ %

1. Thời gian làm việc

theo qui định 480 480 480 480 480

100.00 % 2. Thời gian làm việc

thực tế: 420 418 412 402 413 86.04%

- Thời gian làm việc

đúng việc 312 325 310 335 320 66.66%

- Thời gian làm việc

không đúng việc 108 93 102 67 93 19.38%

3. Thời gian ngừng

việc do: 60 62 68 78 67 13.96%

- Nghỉ ngơi, nhu cầu 37 42 45 46 43 8.96%

- Vi phạm kỷ luật 5 2 3 7 4 0.83%

- Công nghệ và tổ

chức 10 13 11 13 12 2.5%

- Vi phạm qui trình

công nghệ 8 5 9 12 8 1.67%

( Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun).

86.04%. Điều này thể hiện thời gian làm việc của người lao động trên tổng thời gian theo qui định là khá cao. Trong đó, thời gian làm đúng việc là 66.66% thể hiện sự phân công công việc tại nơi sản xuất tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, hệ số lãng phí thời gian làm việc thực tế ở mức (13.96%) nó thể hiện việc bố trí sản xuất vẫn còn bất cập do người lao động phải nghỉ chờ việc do chưa hiểu rõ, qui trình tổ chức thi công, công nghệ sản xuất và kỷ luật lao động.

2.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo mức độ hợp lý của cơ cấu nghề nghiệp (bố trí lao động tại các bộ phận trong doanh nghiệp)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động ta sử dụng hình thức thống kê số lượng lao động của các bộ phận, ta được Bảng tổng hợp các loại lao động của các bộ phận như Bảng 2.13 sau:

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp các loại lao động

TT Loại lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

I Lao động hành chính 69 19.77

1 Lao động quản lý (từ cấp trưởng phó,

phòng trở lên) 25 7.16

2 Nhân viên nghiệp vụ 44 12.6

II Lao động sản xuất 280 80.23

1 Nhân viên kỹ thuật 7 2

2 Công nhân phục vụ 18 5.16

3 Công nhân sản xuất 255 73.06

Tổng cộng 349

( Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun).

Từ Bảng 2.13, ta thấy việc phân chia nguồn nhân lực của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun giữa lao động hành chính và lao động sản xuất trực tiếp tương đối hợp lý: lao động quản lý vẫn chiếm 19.77% trong khi đó lao

động sản xuất chiếm 80.23%.

Tuy nhiên một số công việc như công nhân phục vụ, nhân viên nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là do một số lao động trước đây được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc và các công nhân đã nhiều tuổi không còn đủ sức khoẻ và chuyên môn phải điều động để làm các công việc mới.

2.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo mức độ bố trí đúng ngành nghề (đối với từng người lao động vào từng vị trí công việc cụ thể) nghề (đối với từng người lao động vào từng vị trí công việc cụ thể)

Sử dụng công thức (1.5) và tổng hợp tình hình thực tế về việc bố trí lao động theo ngành nghề, ta được Bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14: Bảng lao động theo ngành nghề đào tạo Bộ phận Hiện LĐ làm đúng ngành LĐ làm trái ngành SL % SL %

A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 96 73 76.04% 23 23.96%

1. Ban Giám đốc 3 3 100.00% 0 0.00%

2. Ban thư ký 1 1 100.00% 0 0.00%

3. Ban kiểm soát 1 1 100.00% 0 0.00%

4. Phòng HCNS 6 3 50.00% 3 50.00% 5. Phòng TC – KT 9 6 66.67% 3 33.33% 6. Phòng Mua hàng 4 3 75.00% 1 25.00% 7. Phòng Bán hàng 9 5 55.56% 4 44.44% 8. Phòng TKKT và CNBB 7 5 71.43% 2 28.57% 9. Phòng Kỹ thuật 4 4 100.00% 0 0.00% 10. Phòng QLCL 13 10 76.923% 3 23.077% 11. Phòng QLSX In flexco 7 5 71.43% 2 28.57% 12. Phòng QLSX MS 10 8 80.00% 2 20.00% 13. Phòng xây dựng cơ bản 2 2 100.00% 0 0.00% 14. Phòng QLSX 2 2 100.00% 0 0.00% 15. Tổ bảo vệ và tổ kho 18 15 83.33% 3 16.67%

B-KHỐI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 255 195 76.47% 60 23.53% TỔNG CỘNG (A+B) 349 258 73.93% 91 26.07%

(Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun).

Từ Bảng 2.14, ta thấy lao động của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun làm trái nghề ở một số bộ phận vẫn rất nhiều. Điều này thể hiện đặc điểm của công ty trong quá trình hoạt động thường tuyển dụng và bố trí lao động vẫn dựa nhiều vào các mối quan hệ và dựa vào nhu cầu cần thiết bổ sung nhân lực sẽ

được ưu tiên tuyển dụng mặc dù có thể người đó không được đào tạo đúng nghề mình đang đảm nhận. Công ty có chiến lược tuyển dụng rồi đào tạo lại nên lao động trái ngành vẫn được tuyển dụng khá nhiều.

Ngoài ra, sau khi thành lập một số bộ phận có thể sử dụng lao động có trình độ không cao như Đội bảo vệ, bộ phận phục vụ thường tuyển dụng các người quen biết trong ngành dẫn đến tỷ lệ lao động làm việc trái ngành trong các bộ phận này rất lớn.

Hoặc một số bộ phận như phòng Hành chính Nhân sự, phòng Bán hàng, vẫn có một tỷ lệ lớn lao động làm việc trái ngành. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Đồng thời, gây lãng phí lao động trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực và không khuyến khích cho các lao động giỏi.

2.3.5. Kết luận về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty 2.3.5.1. Những kết quả đạt được 2.3.5.1. Những kết quả đạt được

Do không có chỉ tiêu cụ thể nào có thể đánh giá bao quát được hết hiệu quả sử dụng lao động nên ngoài các chỉ tiêu đã nêu trong Mục 2.3, ta có thể dựa vào việc phân tích các nội dụng của công tác quản lý nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động Mục 2.2 để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động. Dưới đây là những nhận định chung nhất về tình hình sử dụng lao động:

Người lao động của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm. Với bản tính ham học hỏi, người lao động đã nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng làm viêc và ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp trong lao động sản xuất.

Người lao động được đảm bảo mức thu nhập bình quân cao trong mặt bằng thu nhập chung của xã hội và chế độ phúc lợi khác cho người lao động như trợ cấp, chế độ đào tạo cho nhân viên mới, các chương trình nghỉ mát,

các phong trào thi đua, hoạt động đoàn thể.

Hệ thống quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế nên trong quá trình thi công các dự án vừa qua, không có trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra.

Người lao động đã góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tạo doanh thu và lợi nhuận cao.

2.3.5.2. Những tồn tại cần giải quyết

Ngoài những kết quả đã đạt được trên, thì công ty cổ phần In và bao bì Goldsun cũng đang tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực như sau:

- Năng suất lao động vẫn thấp hơn năng suất lao động của các đơn vị khác trong Tập đoàn.

- Hệ thống trả lương, trả thưởng chưa tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần in và bao bì goldsun (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)