2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty
2.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế
tế
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo thời gian làm việc thực tế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số làm việc thực tế (K) theo công thức (1.4) và tiến hành tổng hợp thời gian làm việc thực tế tại một số bộ phận sản xuất trực tiếp ta được Bảng 2.12 sau:
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế tháng 12.2009
Phân loại theo thời gian làm việc thực tế Tổ máy chính Tổ In máy Tổ In offset Tổ cơ khí Trung bình Giờ Giờ Giờ Giờ Giờ %
1. Thời gian làm việc
theo qui định 480 480 480 480 480
100.00 % 2. Thời gian làm việc
thực tế: 420 418 412 402 413 86.04%
- Thời gian làm việc
đúng việc 312 325 310 335 320 66.66%
- Thời gian làm việc
không đúng việc 108 93 102 67 93 19.38%
3. Thời gian ngừng
việc do: 60 62 68 78 67 13.96%
- Nghỉ ngơi, nhu cầu 37 42 45 46 43 8.96%
- Vi phạm kỷ luật 5 2 3 7 4 0.83%
- Công nghệ và tổ
chức 10 13 11 13 12 2.5%
- Vi phạm qui trình
công nghệ 8 5 9 12 8 1.67%
( Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun).
86.04%. Điều này thể hiện thời gian làm việc của người lao động trên tổng thời gian theo qui định là khá cao. Trong đó, thời gian làm đúng việc là 66.66% thể hiện sự phân công công việc tại nơi sản xuất tương đối hợp lý.
Tuy nhiên, hệ số lãng phí thời gian làm việc thực tế ở mức (13.96%) nó thể hiện việc bố trí sản xuất vẫn còn bất cập do người lao động phải nghỉ chờ việc do chưa hiểu rõ, qui trình tổ chức thi công, công nghệ sản xuất và kỷ luật lao động.
2.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo mức độ hợp lý của cơ cấu nghề nghiệp (bố trí lao động tại các bộ phận trong doanh nghiệp)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động ta sử dụng hình thức thống kê số lượng lao động của các bộ phận, ta được Bảng tổng hợp các loại lao động của các bộ phận như Bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp các loại lao động
TT Loại lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
I Lao động hành chính 69 19.77
1 Lao động quản lý (từ cấp trưởng phó,
phòng trở lên) 25 7.16
2 Nhân viên nghiệp vụ 44 12.6
II Lao động sản xuất 280 80.23
1 Nhân viên kỹ thuật 7 2
2 Công nhân phục vụ 18 5.16
3 Công nhân sản xuất 255 73.06
Tổng cộng 349
( Nguồn: Phòng HCNS – Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun).
Từ Bảng 2.13, ta thấy việc phân chia nguồn nhân lực của công ty cổ phần In và bao bì Goldsun giữa lao động hành chính và lao động sản xuất trực tiếp tương đối hợp lý: lao động quản lý vẫn chiếm 19.77% trong khi đó lao
động sản xuất chiếm 80.23%.
Tuy nhiên một số công việc như công nhân phục vụ, nhân viên nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là do một số lao động trước đây được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc và các công nhân đã nhiều tuổi không còn đủ sức khoẻ và chuyên môn phải điều động để làm các công việc mới.