Tiêu chí đánh giá đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 27 - 32)

1.3. Đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp

1.3.3. Tiêu chí đánh giá đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu

trong các khu công nghiệp

1.3.3.1.Tiền lương và thu nhập

Tiền lƣơng là khoản tiền ngƣời lao động nhận đƣợc sau một khoảng thời gian lao động nhất định. Để đảm bảo tiền lƣơng cho ngƣời lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, trong đó áp dụng đối với ngƣời sử dụng lao động (gọi chung là doanh nghiệp). Nghị định đã đƣa ra nguyên tắc xây dựng thang bảng lƣơng nhằm đảm bảo đời sống của ngƣời lao động nói chung và của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp nói riêng. Cụ thể:

- Mức lƣơng thấp nhất (khởi điểm của công việc) hoặc chức danh trong thang, bảng lƣơng do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tƣơng ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: Mức lƣơng thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Mức lƣơng thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; Mức lƣơng thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% hoặc đặc biệt

nặng nhọc, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tƣơng đƣơng, làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng.

- Khi xây dựng và áp dụng thang lƣơng, bảng lƣơng phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội... đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lƣơng, điều kiện nâng bậc lƣơng.

- Thang lƣơng, bảng lƣơng phải đƣợc định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lƣơng trên thị trƣờng lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang, bảng lƣơng, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể ngƣời lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của ngƣời lao động trƣớc khi thực hiện...

- Thu nhập phải đảm bảo cho ngƣời lao động có thể trang trải cuộc sống tối thiểu, duy trì sức lao động đƣợc bình thƣờng. Ngoài ra, thu nhập phải đảm bảo bù đắp các yếu tố: khả năng sản xuất và tái sản xuất sức lao động trong tƣơng lai, khả năng đảm bảo đƣợc cuộc sống của gia đình ngƣời công nhân và chi phí đào tạo của họ. Không chỉ có những nhu cầu vật chất tối thiểu, ngƣời lao động còn có những nhu cầu tinh thần: xem tivi, nghe nhạc, đọc báo... vì vậy mà thu nhập phải đảm bảo cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho ngƣời lao động.

1.3.3.2.Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt

- Nhà ở

Các tiêu chí cơ bản về đảm bảo nhà ở cho công nhân KCN là diện tích nhà ở, giá cho thuê nhà và số lao động có nhà ở.

Theo tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân KCN đƣợc quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ, nhà ở cho công nhân các KCN đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở công nhân KCN đƣợc thiết kế tối thiểu 5m2/ngƣời; chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân theo quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đƣợc điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Giá cho thuê nhà ở công nhân KCN do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của chủ đầu tƣ, theo nguyên tắc không đƣợc tính các ƣu đãi của nhà nƣớc vào giá thuê và đảm bảo lợi nhuận định mức tối đa 10% với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm.

Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động trong các KCN cần đảm bảo theo các tiêu chí tại Quyết định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, quy định cụ thể đối với tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội trong đó có nhà ở của công nhân lao động ở các KCN. Theo Nghị định này, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, nếu dự án dùng vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc là nhà chung cƣ thì tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu 30m2, tối đa không quá 70m2, không khống chế số tầng nhƣng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tƣ dự án đƣợc điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Trƣờng hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng

mỗi căn nhà không vƣợt quá 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Trên cơ sở đó, ngƣời lao động trong các khu công nghiệp đƣợc thuê hoặc mua lại theo quy định của nhà nƣớc với những ƣu đãi dành cho ngƣời lao động đƣợc quy định tại Nghị định này.

Việc đánh giá về đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các KCN trong vấn đề giải quyết nhà ở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: số lƣợng ngƣời lao động trong các KCN có khả năng thuê hoặc mua nhà ở xã hội, khả năng đáp ứng nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở xã hội cho ngƣời lao động ở các KCN, số m2/ngƣời, phụ cấp của doanh nghiệp trong các KCN để đảm bảo vấn đề chỗ ở cho cho ngƣời lao động…

- Tiện nghi sinh hoạt

Tiêu chí quan trọng nhất ở đây là việc lao động KCN có đƣợc những tiện nghi sinh hoạt cần thiết.

Hầu hết ngƣời lao động trong các doanh nghiệp KCN đều coi chỗ ở là nơi nghỉ ngơi để đảm sức khỏe cho công việc của ngày tiếp theo. Đa số ngƣời lao động thƣờng làm thêm giờ, thêm ca nên thời gian sống tại chỗ ở là không nhiều. Vì vậy ngƣời lao động ít quan tâm đến việc trang bị những tiện nghi sinh hoạt để phục vụ cuộc sống hằng ngày mà họ chỉ trang bị những vật dụng thiết yếu nhất nhƣ: quạt điện, chăn, màn… những đồ dùng sinh hoạt khác nhƣ: ti vi, tủ lạnh, máy giặt… hầu nhƣ không có, do đó mà tiện nghi sinh hoạt của ngƣời lao động trong các KCN rất nghèo nàn. Chỉ đối với những ngƣời lao động có khả năng định cƣ tại các khu nhà ở xã hội mới có nhu cầu sắm sửa những vật dụng sinh hoạt phục vụ nâng cao đời sống của họ.

Đối với phần lớn lao động đi thuê trọ hoặc có chỗ ở tạm bợ, họ chỉ có thể sắm ti vi, đài, xe đạp hoặc xe máy để đi làm. Vì vậy, để đánh giá việc

đảm bảo tiện nghi sinh hoạt cho ngƣời lao động thì cần thiết phải đánh giá việc doanh nghiệp có những giải pháp hỗ trợ hoặc đảm bảo về tiền lƣơng cho ngƣời lao động có thể trang trải đƣợc những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Từ đó ngƣời lao động mới có thể đảm bảo đƣợc tiện nghi sinh hoạt ở mức cần thiết.

1.3.3.3.Điều kiện làm việc

Tiêu chí quan trọng nhất ở đây là đảm bảo an toàn lao động, hạn chế bệnh nghề nghiệp.

- Tình hình đổi mới công nghệ, điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp phù hợp theo hƣớng hiện đại nhằm khắc phục ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe công nhân. Mức độ thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm, không an toàn bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các khâu đó.

- Trang bị những dụng cụ lao động phù hợp trong quá trình sử dụng máy móc, nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động, tạo và gắn các thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa để có thể ngăn chặn tác động xấu do sự cố máy móc xảy ra đối với ngƣời lao động.

- Trang bị những phƣơng tiện bảo hộ cá nhân đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lƣợng của nhà nƣớc, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Việc doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo hộ lao động trong đó quy định cụ thể về nội dung an toàn lao động, những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của công nhân và ngƣời sử dụng lao động; có các biển hiệu, biển báo, khẩu hiệu, tờ rơi, bản tin về an toàn lao động tại doanh nghiệp cũng là một tiêu chí để đánh giá đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động.

Đánh giá đời sống văn hóa của ngƣời lao động trong các KCN là đánh giá việc xây dựng đời sống văn hóa của công nhân ở các khu công nghiệp gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động thƣờng xuyên, chất lƣợng, hiệu quả; xây dựng môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, góp phần xây dựng các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

1.3.3.5.Nâng cao trình độ người lao động

Ngƣời lao động có nhu cầu nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, vì vậy đảm bảo vấn đề này cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các KCN bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời lao động.

Đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc học tập kiến thức, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía: chính sách của nhà nƣớc, của tỉnh và doanh nghiệp và đặc biệt là của chính bản thân ngƣời lao động trong doanh nghiệp các KCN. Các chính sách khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ sẽ giúp ngƣời lao động có thể cải thiện điều kiện, môi trƣờng làm việc, tiếp thu đƣợc những khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đƣợc đời sống của chính họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)