của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp
Về quản lý lao động, phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách quản lý lao động, phát triển nguồn nhân lực, trong đó có những nội dung liên quan đến đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động. Cụ thể:
- UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Công văn số 1911/UBND-VX ngày 08/09/2011 yêu cầu Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, cùng với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh khẩn trƣơng thực hiện việc ủy quyền một số nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lao động trong các khu công nghiệp theo Thông tƣ số 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao. Nội dung chủ yếu của Công văn này là:
+ Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu lao động trong khu công nghiệp làm cơ sở để quy hoạch, xây dựng kế hoạch về phân bố và sử dụng lao động trong khu công nghiệp.
+ Thống kê, thông tin về: ngƣời lao động; mức sống, thu nhập, nhà ở của ngƣời lao động trong khu công nghiệp.
+ Nắm chắc thông tin về ngƣời sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở của từng doanh nghiệp.
+ Tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về lao động cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động trong khu công nghiệp.
+ Hƣớng dẫn xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp.
+ Hƣớng dẫn các doanh nghiệp, ngƣời lao động áp dụng đúng các quy định pháp luật về: hợp đồng lao động; thoả ƣớc lao động tập thể; tiền lƣơng; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; công đoàn; tranh chấp lao động; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội và xử lý các vi phạm pháp luật lao động.
- Ngày 16 tháng 09 năm 2010, xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ , UBND tỉnh Bắc Ninh có Công văn số 1727/UBND-VX về việc xây dựng Quy hoa ̣ch phát triển nhân lƣ̣c tỉnh Bắc Ninh giai đo ạn 2011- 2020. Với những nội dung chủ yếu
+ Mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực: nâng cao thể lực, tầm vóc, nâng cao trí tuệ, ý chí, đạo đức, tính năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, nguồn nhân lực có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo thế chủ động trong môi trƣờng sống và làm việc của thời đại mới...
+ Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%, trong đó đào tạo nghề 45%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 26.000-27.000 lao động, trong đó 50% là lao động nữ. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%, trong đó đào tạo nghề 50%, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2015 lao động trong khu vực này còn 30%, năm 2020 còn 18%.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về phát triển nhân lực: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nhân lực. Từng cấp, ngành có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực.
Đổi mới quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực: Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phƣơng pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý. Cải tiến và tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp về đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực: Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực. Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong hệ thống trƣờng phổ thông.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực, bao gồm:
Chính sách đầu tƣ và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách phát triển thị trƣờng lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trƣờng lao động. Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; đãi ngộ và thu hút nhân tài.
Mở rộng, tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực: Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ƣơng; với các tỉnh, thành phố. Mở rộng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế.
- UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo và hƣớng dẫn các cấp, ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện Bộ luật lao động năm 2012 và các Nghị định của chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Bộ luật lao động nói trên. Đó là: Nghị
định 44/2013/NĐ-CP hƣớng dẫn thực hiện Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động…; Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động; Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng…
Về tiền lƣơng và thu nhập
UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng theo Thông tƣ số: 29/2012/TT- BLĐTBXH ngày 10/12/2012 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội về thực hiện mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp. Theo đó, mức lƣơng tối thiểu vùng áp dụng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 1.800.000 đồng/tháng. Trên cơ sở chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách về tiền lƣơng. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều chi trả mức lƣơng cao hơn so với mức lƣơng tối thiểu vùng.
Bảng 2.7: Lương bình quân doanh nghiệp trả cho người lao động
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Lƣơng bình quân doanh nghiệp trả (triệu đồng /ngƣời/tháng) 1.300.000 2.435.000 2.400.000 2.600.000 2.800.000
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
Về nhà ở
- Nghị quyết số 194/2011/NQ-HĐND16 ngày 14.4.2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XVI kỳ họp thứ 23 về việc phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bắc Ninh, tầm nhìn đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu cụ thể là: đến năm 2015
“Phấn đấu có 50% số công nhân có nhu cầu đƣợc thuê nhà ở trong các dự án nhà ở công nhân với diện tích ở tối thiểu là 7m2/ngƣời” và đến năm 2020 “Phấn đấu có 60% số công nhân có nhu cầu đƣợc thuê nhà ở trong các dự án nhà ở công nhân với diện tích ở tối thiểu là 12m2/ngƣời”. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Nghị quyết đã đƣa ra những nội dung chủ yếu:
+ Phấn đấu xây dựng tổng quỹ nhà ở công nhân các khu công nghiệp với tổng số công nhân đƣợc đáp ứng đến năm 2015 là 125 nghìn ngƣời, diện tích lũy kế đạt 1,4 triệu m2; đến năm 2020 là 290 nghìn ngƣời, diện tích lũy kế đạt 4,9 triệu m2. Nhà ở cho công nhân đƣợc thực hiện đầu tƣ theo hình thức xã hội hóa.
+ Đối với các khu công nghiệp có khu đô thị dịnh vụ kèm theo: Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở công nhân theo quy hoạch đƣợc duyệt, sau đó tự đầu tƣ xây dựng hoặc chuyển giao lại quỹ đất đã có hạ tầng cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Ninh để quản lý. Chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu đất này đƣợc phân bổ vào tiền thuê đất tại khu công nghiệp.
+ UBND tỉnh có trách nhiệm: Khẩn trƣơng xây dựng quy chế về xác định đối tƣợng, phƣơng thức, trình tự bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Rà soát lại quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tƣ để xây dựng nhà ở xã hội, tổ chức thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để giao cho chủ đầu tƣ khác có năng lực, thời gian thực hiện trong năm 2011. Xây dựng quy chế tài chính trong việc giao quỹ đất đã đƣợc giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các chủ đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo công bằng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
- UBND tỉnh đã ra Quyết định số 78/2011/QĐ-UBND ngày 8/7/2011 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, theo các mục tiêu đƣợc đặt ra tại Nghị quyết số 194/2011/NQ-HĐND16 ngày 14.4.2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh. Nguồn vốn thực hiện đầu tƣ chủ yếu theo hình thức xã hội hóa.
- UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 về việc quy định cơ chế tài chính đối với đối với chủ đầu tƣ các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, ngoài các cơ chế chính sách của trung ƣơng, chủ đầu tƣ đƣợc hƣởng một số cơ chế ƣu đãi của tỉnh nhƣ: đƣợc ứng vốn không phải chịu phí và lãi suất vay để thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trong thời hạn một năm, đƣợc ngân sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, và đƣợc tạo nhiều điều kiện ƣu đãi theo cơ chế để thực hiện dự án.
- Đầu tháng 3/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt “Đề án Phát triển dịch vụ nhà ở công nhân khu công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2015- 2020” theo tờ trình của Sở Xây dựng Bắc Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp. Sở Xây dựng đã chỉ đạo đối với các dự án phát triển về nhà ở tại các đô thị trên địa bàn tỉnh có quy mô diện tích lớn hơn 10ha phải dành tối thiểu 20% diện tích đất nhà ở cho dự án phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.
- Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh đã chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và rút kinh nghiệm từ những khó khăn của các tỉnh phát triển công nghiệp trƣớc đây, tham mƣu UBND tỉnh từng bƣớc thực hiện Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 định hƣớng đến năm 2020”, trong đó xây dựng và phát triển một số KCN gắn với đô thị và dịch vụ, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận gồm 04 Khu là:
KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh; KCN, đô thị và dịch vụ Yên Phong II; KCN, đô thị và dịch vụ Đại Kim và KCN, đô thị và dịch vụ Nam Sơn - Hạp Lĩnh.
- Để tạo điều kiện cho các dự án mới có đất sạch xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng kịp thời nhu cầu, tiến độ của nhà đầu tƣ, Ban Quản lý các KCN cùng với Công đoàn tỉnh Bắc Ninh tham mƣu UBND tỉnh trình Chính phủ cơ chế đặc thù, chuyển đổi mục đích sử dụng một số lô đất đã có quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc sử dụng, có vị trí thuận lợi tiếp giáp với KCN, có khả năng đấu nối liên thông hạ tầng với KCN nhằm triển khai một số dự án xây nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp. Nhƣ vậy, vừa nhanh chóng có đất cho nhà đầu tƣ thực hiện dự án, vừa tránh lãng phí tài nguyên đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhƣ: Dự án nhà ở công nhân Công ty Samsung, Dự án đầu tƣ xây dựng khu nhà ở cho công nhân KCN Quế Võ của Công ty cổ phần VS Industry Việt Nam và một số dự án khác. Với cách làm trên, các KCN Bắc Ninh sẽ từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu nhà ở cho công nhân theo mục tiêu đề ra.
Về đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động
- Hàng năm, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tỉnh thƣờng xuyên phối hợp với Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trƣờng và giám định y khoa tỉnh tổ chức tập huấn về các chủ trƣơng, chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, biện pháp phòng, tránh về bệnh nghề nghiệp… cho ngƣời lao động, chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở các KCN trên toàn tỉnh.
- Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Liên đoàn lao
động tỉnh phối hợp với tổ chức Công đoàn tỉnh và công đoàn các khu công nghiệp thực hiện những biện pháp cụ thể:
+ Chỉ đạo, thực hiện theo đúng kế hoạch số 36/KH- LĐLĐ của Liên đoàn lao động tỉnh ngày 21/2/2014 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhấp quốc tế với những mục tiêu: Phấn đấu trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, mỗi tổ sản xuất có bình quân 01 an toàn vệ sinh viên; mỗi công đoàn cơ sở trực thuộc có từ 01-02 cán bộ giảng viên kiêm chức chuyên đề an toàn vệ sinh lao động; đại diện công đoàn tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng Kế hoạch Số 22/KH-CĐKCN ngày 24/2/2014 và triển khai tới công đoàn cơ sở trong các KCN Bắc Ninh thực hiện với các nội dung: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các câp công đoàn về công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tổ chức triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động; Nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn vệ sinh lao động; Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động; Nâng cao hiệu quả tham gia với ngƣời sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động.
+ Các cấp công đoàn còn tham gia với ngƣời sử dụng lao động xây dựng kế hoạch, các biện pháp, nội quy, quy chế an toàn vệ sinh lao động. Tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, chủ động đề xuất với ngƣời sử dụng lao động các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động, phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động và giám sát, đôn đốc việc xử lý
các vụ tai nạn lao động, giải quyết chế độ cho ngƣời bị tai nạn lao động,