2.3. Thực tế đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp
2.3.1. Đời sống vật chất
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các KCN đã đóng góp quan trọng vào việc đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH tỉnh Bắc Ninh. Sự phát triển các KCN luôn thu hút một lực lƣợng lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Quá trình thu hút lao động đòi hỏi việc hình thành khu dân cƣ, nhà ở, dịch vụ… đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời lao động. Tuy nhiên, đời sống vật chất của ngƣời lao động còn rất nhiều khó khăn.
Về tiền lƣơng và thu nhập
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân của người lao động các KCN qua các năm (từ 2006 đến 2012)
ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập bình quân
1 lao động/tháng Ng.đồng 1.967 2.090 2.142 2.334 2.708 3.188 3.550 Trong đó: Thu nhập
từ tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp.
" 1.793 1.906 1.944 2.197 2.570 3.027 3.360
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
Nhìn chung, thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các KCN cao hơn nhiều so với thu nhập của lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Thu nhập bình quân tăng qua từng năm nhƣng còn ở mức thấp đã khiến nhiều công nhân phải tiết kiệm đến mức tối đa, nhất là khi giá cả thị trƣờng
biến động quá lớn, chỉ đủ chi tiêu dè xẻn cho cá nhân, gần nhƣ không có tích luỹ. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông nghiệp chƣa đƣợc đào tạo nghề dài hạn, chủ yếu là lao động phổ thông hoặc qua các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nên trình độ tay nghề thấp, số công nhân có trình độ tay nghề cao, trình độ kỹ thuật giỏi còn ít nên thu nhập bình quân không cao, phải làm tăng ca, thêm giờ để sống. Ngoài tiền lƣơng cơ bản, ngƣời lao động còn có thu nhập thêm do làm thêm giờ, tiền thƣởng, lƣơng tháng 13, các loại phụ cấp (học bổ túc, phụ cấp kỹ thuật, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp bảo hộ lao động...); xe đƣa đón công nhân, quà sinh nhật, quà trong các ngày lễ tết, vé đi du lịch, hỗ trợ con đi học mẫu giáo, nhà trẻ, khen thƣởng con em công nhân học giỏi. Thông thƣờng tiền lƣơng cơ bản chiếm 60% - 70%.
Về thời gian làm việc
Thời gian làm việc của ngƣời lao động ở đa số doanh nghiệp trong KCN thƣờng không ổn định. Ngƣời lao động thƣờng xuyên phải tăng ca, thêm giờ khi doanh nghiệp có đơn đặt hàng, đặc biệt là vào những dịp cuối năm. Khi ít hoặc không có nhiều đơn đặt hàng thì việc làm của họ lại bị thiếu hoặc gián đoạn. Những ngành thƣờng xảy ra tình trạng tăng ca là những ngành sử dụng nhiều lao động, nhƣ ngành bao bì, điện tử... Thời gian tăng ca trung bình từ 18 đến 24 tiếng/1 tuần, cá biệt hiện nay vẫn có một số doanh nghiệp do đơn hàng nhiều hoặc thiếu lao động mà thời gian tăng ca có thể lên tới 30 đến 40 tiếng một tuần, kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ vẫn phải làm.
Theo điều 69 của Bộ Luật lao động hiện hành, ngƣời sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhƣng không quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt làm thêm giờ nhƣng không quá 300 giờ/năm. Cũng có những doanh nghiệp buộc ngƣời lao động làm hết việc chứ không phải hết giờ, do đó thƣờng kéo dài ngày lao động. Vấn đề chuyển đổi ca kíp đôi khi không hợp lý, công nhân phải thực hiện những giờ tăng ca
đêm liên tục từ 10 đến 15 ngày mà không có chế độ nghỉ bù. Tình trạng này làm ngƣời lao động thƣờng xuyên trong tình trạng căng thẳng, vất vả kéo dài, ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe. Chính vì thế các doạnh nghiệp thƣờng chỉ thích tuyển lao động trẻ, khỏe để có thể có nguồn lực lao động ổn định, lâu dài đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Việc kéo dài thời gian lao động không có kế hoạch, không kèm theo sự tăng thu nhập tƣơng xứng cũng làm giảm thu nhập thực tế của ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến tái sản xuất sức lao động. Hiện tƣợng này hiện vẫn còn tồn tại trong một số doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Về thỏa mãn nhu cầu ăn
Vấn đề ăn uống gắn liền với việc làm của ngƣời lao động, các bữa ăn trƣa thƣờng đƣợc tổ chức trong khuôn viên các doanh nghiệp, và hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp lớn trong các KCN ở Bắc Ninh đã xây dựng những khu nhà ăn tập thể cho công nhân. Các bữa ăn còn lại do thời gian, do thói quen hay do thu nhập hạn chế nên ngƣời lao động có xu hƣớng chọn các thức ăn rẻ, ít dinh dƣỡng, thức ăn làm sẵn ( với mục đích duy nhất là ăn cho qua bữa hoặc ăn cho no), nhất là đối với lao động ngoại tỉnh hoặc độc thân. Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng đối với ngƣời lao động nhƣng đa số ngƣời lao động lại coi nhẹ bữa ăn sáng, chỉ coi bữa sáng để lót dạ tạm thời, hoặc ăn cho gọi là có, chẳng hạn chỉ ăn bánh mì chay hoặc một gói mì tôm... mà không hề có thêm thức ăn phụ nào có chất dinh dƣỡng. Có những khi làm thêm 2 đến 4 tiếng cuối ngày nhƣng những ngƣời lao động cũng chỉ lót dạ cái bánh mì và để dành cho bữa ăn tối khi tan ca.
Về nhà ở
Tỉnh đã có quy hoạch quỹ đất xây dựng khu chung cƣ, dịch vụ, đô thị phục vụ cho KCN. Song tiến độ đầu tƣ các hạng mục hạ tầng xã hội nhìn chung rất chậm, nhiều KCN chƣa triển khai hoặc triển khai chậm, một phần
do chủ đầu tƣ KCN chƣa mạnh dạn đầu tƣ vốn nhiều sợ thu hồi vốn chậm và mặt khác do triển khai thực hiện quy hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp nhận thức cần thiết phải lo nhà ở cho ngƣời lao động nhƣng do khó khăn về vốn đầu tƣ, quỹ đất… nên chƣa triển khai đƣợc.
Đến năm 2013, tổng số lao động đang làm việc tại các KCN Bắc Ninh là 146.868 ngƣời, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm 65,79% nên nhu cầu cần chỗ ở của lao động tại các KCN là rất lớn, ngoài ra còn những lao động trong tỉnh nhƣng ở xa KCN cũng có nhu cầu thuê chỗ ở. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chủ đầu tƣ hạ tầng KCN chỉ cung cấp đƣợc 17.460 chỗ ở cho ngƣời lao động (khoảng 24,1% so với nhu cầu), số lao động còn lại phải thuê trọ tại các khu nhà do nhân dân xây dựng. [37]
Phần lớn ngƣời lao động phải tự tìm lấy chỗ ở từ các nhà trọ của dân cƣ vùng phụ cận, với mức tiền lƣơng eo hẹp, tình hình ăn, ở, sinh hoạt khá nhếch nhác. Căn phòng trọ khoảng 10 m2
do dân tự xây dựng, tự quản lý, không đảm bảo tiêu chuẩn phòng chọ cho thuê theo quy định, mỗi phòng có tới 3 – 5 ngƣời ở, mái lợp fibro-xi măng, chật chội, oi bức về mùa hè, ẩm mốc khi mƣa xuống. Giá thuê nhà trọ không ngừng tăng lên, giá điện, nƣớc cũng tăng liên tục. Nhiều lao động khó có chỗ ở ổn định, thƣờng xuyên phải thay đổi chỗ ở cho phù hợp với đồng lƣơng và công việc. Hiện nhà ở kém chất lƣợng, không đảm bảo điều kiện tối thiểu đang gia tăng rất nhanh nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu thuê nhà giá rẻ của ngƣời lao động. Đất ở của ngƣời dân xung quanh các KCN đều chật hẹp, không thể xây thêm mãi và khả năng đầu tƣ của ngƣời dân cũng hạn chế. Nên việc thuê nhà ở của ngƣời lao động rất khó khăn, có khi phải tìm thuê nhà cách KCN từ 5 đến 7 km.
Nhờ đƣợc trang bị dây chuyền sản xuất công nghệ khá tiên tiến, có độ cơ giới hóa, tự động hóa cao và sự chỉ đạo tỉnh, kiểm tra giám sát của các cấp công đoàn nên nhìn chung môi trƣờng lao động và điều kiện lao động của ngƣời lao động trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay đã có phần nào đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, các vấn đề nhƣ tiếng ồn, nồng độ bụi môi trƣờng, các thiết bị không đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động trong quá trình làm việc... vẫn còn tồn tại. Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, riêng năm 2011 đã xảy ra 52 vụ tai nạn lao động, số ngƣời bị tai nạn lao động là 56 ngƣời và số ngƣời bị thiệt mạng là 2 ngƣời. Nguyên nhân các vụ tai nạn chủ yếu là do thiết bị không đảm bảo an toàn lao động, doanh nghiệp không huấn luyện đầy đủ quy trình hay các kỹ năng, biện pháp an toàn tối đa cho công nhân. Mặt khác, một phần do ý thức của ngƣời lao động và trình độ học vấn thấp, vì cần việc làm, cần thu nhập nên ngƣời lao động đã chấp nhận làm việc trong môi trƣờng không đảm bảo hoặc không chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn lao động.
Về đáp ứng nhu cầu đi lại
Để giải quyết nhu cầu đi lại cho ngƣời lao động ở các khu công nghiệp tập trung đòi hỏi một số lƣợng xe rất lớn. Hiện chỉ có Tập đoàn SamSung và Canon với khoảng 20 xe đƣa đón công nhân vào các buổi sáng và tan ca buổi chiều tại các KCN Quế Võ và Yên Phong. Tuy nhiên, cũng chỉ giải quyết đƣợc khoảng 20% số công nhân KCN đi lại bằng phƣơng tiện đƣa đón của doanh nghiệp, số còn lại chủ yếu đi bằng xe máy hoặc xe đạp. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe, dễ gây tình trạng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm. Mặc dù các doanh nghiệp có hỗ trợ tiền đi lại cho những công nhân ở xa nhƣng số tiền hỗ trợ thƣờng rất thấp (200.000đồng/ngƣời/tháng), trên địa bàn tỉnh cũng rất ít tuyến xe buýt.. nên những ngƣời lao động phải tự sắm phƣơng tiện đi lại đến nơi làm việc, ảnh hƣởng đến thu nhập của họ.
Thực tế dẫn đến một số cuộc đình công tự phát của công nhân, đòi hỏi về tiền lƣơng, tiền thƣởng, thời giờ làm việc, cải thiện bữa ăn ca, phụ cấp nhà ở… Các cuộc đình công xảy ra chủ yếu ở doanh nghiệp FDI (Đài Loan, Trung Quốc), phổ biến từ đầu năm 2008. Dẫn đến sự gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp khá lỏng lẻo, vai trò của công đoàn chƣa đƣợc phát huy đúng mức, công nhân sẵn sàng rời bỏ chỗ đang làm để “đầu quân” cho doanh nghiệp khác nếu họ cảm thấy điều kiện làm việc, tiền lƣơng và thu nhập khá hơn. Vì thế, tình trạng biến động lao động và thiếu lao động phổ thông cũng nhƣ lao động có kỹ thuật trong KCN đang là vấn đề bức xúc.