Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 42 - 48)

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về đảm bảo đời sống của ngƣời lao

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

1.4.1.1.Hưng yên

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, Hƣng Yên đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc đảm bảo đời sống ngƣời lao động trong các KCN. Cụ thể:

- Năm 2013, Hƣng Yên có 152 doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh, chiếm 77% số dự án đầu tƣ còn hiệu lực. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh đang tạo việc làm cho hơn 27 nghìn ngƣời, tăng 7 nghìn lao động so với năm 2012. Thu nhập của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp tỉnh trung bình đạt 3 – 3,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động đầy đủ, tăng cƣờng các chế độ phúc lợi chăm lo đời sống cho công nhân nhƣ: Ăn trƣa, hỗ trợ tiền xăng xe, thƣởng chuyên cần... nên động viên đƣợc ngƣời lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp. Những tháng đầu năm, tỷ lệ lao động trở lại làm việc khá ổn định, ít xảy ra tình trạng công nhân bỏ việc hoặc "nhảy" việc.

- Mạng lƣới cơ sở dạy nghề của tỉnh phát triển với 42 cơ sở. Mô hình dạy nghề theo định hƣớng thị trƣờng đƣợc chú trọng; khuyến khích các doanh nghiệp và ngƣời lao động tham gia dạy nghề, truyền nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp nói riêng, cho toàn tỉnh nói chung. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 34%. Chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn đƣợc đẩy mạnh. Ba năm qua, đã có trên 11 nghìn lao động nông thôn đƣợc thụ hƣởng chƣơng trình này, trong đó có gần 8 nghìn ngƣời đƣợc hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp, 54% số ngƣời sau học nghề phi nông nghiệp đƣợc các doanh nghiệp khu công nghiệp tuyển dụng.

Tuy nhiên việc đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hƣng Yên còn nhiều hạn chế và bất cập.

- Hơn 27 nghìn lao động đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh, trong đó có khoảng 11.000 lao động là ngƣời địa phƣơng. Do chƣa có khu

nhà ở tập trung cho công nhân nên tất cả công nhân KCN đều sống tại gia đình hoặc thuê nhà trọ của ngƣời dân ở quanh các KCN với diện tích nhỏ hẹp (10-15 m2/phòng cho từ 2-4 ngƣời/phòng); điều kiện sinh hoạt, an ninh trật tự và môi trƣờng tại các khu nhà trọ rất thấp.

- Mức thu nhập thấp, trong khi đó chi phí sinh hoạt cao, thời gian lao động nhiều nên đời sống vật chất và tinh thần của công nhân KCN rất khó khăn. Mặc dù tỉnh đã thành lập tổ chức Công đoàn các KCN để trực tiếp quản lý hoạt động của các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, nhƣng do hạn chế về nhiều mặt nên công tác bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa - văn nghệ cho ngƣời lao động làm việc tại các KCN cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Có thể nói, đời sống công nhân trong các KCN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp tại các KCN.

1.4.1.2.Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai đã có những chủ trƣơng, chính sách nhằm từng bƣớc đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp.

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển dịch vụ KCN theo Quyết định số 702/QĐ-CT.UBND ngày 22/3/2007 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhằm phục vụ ngƣời lao động trong các KCN.

- Về chủ trƣơng xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động, ủy ban nhân dân tỉnh có nhiều văn bản về việc ƣu đãi nhà ở cho công nhân làm việc tại các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1997, tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch phát triển các khu dân cƣ gắn kết với các KCN, trong đó có nhà ở cho ngƣời lao động KCN.

- Về phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời lao động, Đồng Nai đã đƣa ra chƣơng trình đƣa đón ngƣời lao động trong các KCN có số lƣợng lao động đông.

- Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Ban quản lý các KCN tổ chức giới thiệu chƣơng trình phát triển dịch vụ cung cấp thực phẩm và suất ăn công nghiệp đến 10 doanh nghiệp có đông công nhân trong các KCN. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban quản lý các KCN và Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai xây siêu thị, những chợ ngoài hàng rào KCN để ngƣời lao động đƣợc phục vụ chu đáo hơn.

- Về an ninh trật tự KCN, ngay từ những năm đầu thập niên 90 đã có chốt công an bảo vệ KCN Biên Hòa I và Biên Hòa II, sau đó phát triển thành Đồn Công an KCN Biên Hòa. Hiện nay, hệ thống các Đồn Công an KCN đã phát triển trên hầu hết các địa bàn thành phố Biên Hòa và các huyện tập trung nhiều KCN.

- Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai còn xây dựng loại hình dịch vụ tƣ vấn pháp luật phục vụ ngƣời lao động trong các doanh nghiệp KCN. Loại hình dịch vụ này nhằm tƣ vấn các quy định pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến đời sống, việc làm của ngƣời lao động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của họ, tự bảo vệ mình khi tham gia quan hệ lao động với ngƣời sử dụng lao động, qua đó tăng cƣờng nếp sống văn minh, chấp hành tốt pháp luật của ngƣời lao động...

1.4.1.3.Vĩnh Phúc

Quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng ở Vĩnh Phúc đã thu hút hàng vạn lao động trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận về làm việc tại các doanh nghiệp KCN.

Về vấn đề nhà ở cho người lao động: Phần lớn ngƣời lao động ở xa nên hầu hết phải thuê trọ tại nhà dân. Điều kiện sinh hoạt khó khăn, phòng ở chặt chội, tạm bợ; công tác quản lý tạm trú, tạm vắng còn gặp nhiều khó khăn do ngƣời lao động thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở, dẫn đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự gặp nhiều khó khăn. Ngƣời lao động ít đƣợc tham gia các hoạt

động vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng... từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm sinh lý.

Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ và Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê; tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tƣ để thực hiện thí điểm dự án xây dựng nhà ở công nhân và nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp của Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Bảo Quân tại phƣờng Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên với diện tích 4,3 ha. Bên cạnh đó, tỉnh còn quy hoạch đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN Khai Quang (12,2 ha); KCN Bá Thiện (15ha), các dự án này đã có chủ đầu tƣ, đang từng bƣớc hoàn thiện quy hoạch chi tiết và đã triển khai xây dựng. Dự án xây dựng khu chung cƣ dành cho ngƣời thu nhập thấp diện tích 3,8 ha của Công ty Cổ phần Vinaconex Xuân Mai tại thành phố Vĩnh Yên hiện nay đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp khác cũng đang có nhu cầu bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân nhƣ Công ty Hoài Nam, Công ty Đại Phát...

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN cũng gặp phải một số khó khăn nhƣ: nguồn vốn đầu tƣ lớn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do nguồn vốn hạn chế; việc tiếp cận với các nguồn vốn vay của doanh nghiệp gặp khó khăn nhất là trong điều kiện lạm phát; chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao; thiếu mặt bằng sạch bố trí cho chủ đầu tƣ; các KCN đã quy hoạch xong và lấp đầy chƣa có quy hoạch quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân.

Về đời sống tinh thần cho người lao động: năm 2011, Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động trong các

khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động trong tỉnh, đồng thời đƣa ra các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ công nhân có sức khoẻ tinh thần, bản lĩnh chính trị, vững vàng về trình độ chuyên môn.

Xác định chăm lo đến đời sống văn hoá, tinh thần cho ngƣời lao động là một giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân trong giai đoạn hiện nay, vì vậy, hàng năm, Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nhƣ: Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch, Trung tâm Phát hành phim, Trung tâm Văn hoá tỉnh tổ chức các chƣơng trình văn hoá, văn nghệ, tổ chức các giải thể thao trong công nhân lao động, tổ chức miễn phí những buổi chiếu phim cho công nhân các khu, cụm công nghiệp. Qua đó đã nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này trong các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều hạn chế nhất định nhƣ: kinh phí còn ít, các hoạt động tổ chức chƣa thƣờng xuyên, không có điều kiện để tổ chức các hoạt động lớn.

Thực tế ở các KCN của Vĩnh Phúc cho thấy, đời sống vật chất khó khăn và cƣờng độ lao động cao khiến mức hƣởng thụ văn hoá của công nhân lao động luôn ở mức thấp. Phần lớn công nhân lao động chƣa đƣợc tiếp nhận thƣờng xuyên và đầy đủ thông tin về chính trị - xã hội và chính sách, pháp luật trong đó có những quy định về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến bản thân ngƣời công nhân. Nguyên nhân căn bản của tình hình trên là do nhiều doanh nghiệp KCN chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, chƣa quan tâm đến đầu tƣ xây dựng nhà ở và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí dành cho ngƣời lao động.

Vấn đề đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc còn một số hạn chế nhƣ: sự phối hợp giữa các sở, ban ngành liên quan trong việc chăm lo đời sống ngƣời lao động ở các KCN chƣa đạt hiệu quả cao, việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời lao động trong các KCN chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)