Các yếu tố ảnh hƣởng đến đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 32 - 40)

1.3. Đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp

1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong

động trong các khu công nghiệp

1.3.4.1.Chính sách của Nhà nước

Trong những thành tựu đạt đƣợc của các KCN Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của gần 2 triệu lao động trực tiếp đang làm việc tại các KCN. Việc đảm bảo cho công nhân KCN những điều kiện lao động ngày càng đƣợc cải

thiện, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nƣớc các cấp.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định trong các doanh nghiệp đã yêu cầu “chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động; hoàn thiện chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quy hoạch phát triển KCN, khu chế xuất gắn với quy hoạch khu dân cƣ; có giải pháp phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội nhằm cải thiện đời sống của ngƣời lao động”. Thực hiện các chủ trƣơng trên, Nhà nƣớc đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến điều kiện sống, làm việc của ngƣời lao động trong các KCN, KCX.

Sau đây là một số chính sách có liên quan đến điều kiện sống, làm việc của người lao động trong các KCN ở Việt Nam:

Thứ nhất, Chính sách về tiền lương và thu nhập

Chính sách về tiền lƣơng và thu nhập cho công nhân lao động tại các KCN đã đƣợc quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động và các Nghị định của Chính phủ, nhƣ Nghị định số 107/2010/NĐ-CP và 108/2010/NĐ-CP về quy định mức lƣơng tối thiểu vùng để áp dụng tại các doanh nghiệp; Nghị định số 97/2009/NĐ-CP và Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định về mức lƣơng tối thiểu đối với ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp và nhiều thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện, Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lƣơng.

Trong chính sách tiền lƣơng và thu nhập đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc các KCN nói riêng, có thể thấy đã có nhiều thành tựu và tiến bộ đạt đƣợc. Các thang lƣơng, bảng lƣơng, lƣơng tối thiểu

đã đƣợc thể chế hoá; mức lƣơng tối thiểu đã đƣợc tăng dần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các quyết sách về việc không hạn chế mức thu nhập tối đa đối với lao động chuyên môn, kỹ thuật cao, ngƣời có tài năng, có nhiều cống hiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã nhận đƣợc sự đồng tình của cả xã hội nói chung.

Thứ hai, Chính sách về quan hệ lao động

Chính sách về quan hệ lao động đã đƣợc Chính phủ ban hành tại các Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995, số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các chính sách về quan hệ lao động của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Khung luật pháp, chính sách về quan hệ lao động đã xác định rõ quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động dựa trên cơ sở thƣơng lƣợng tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và tôn trọng các quyền, lợi ích của mỗi bên. Nhà nƣớc cũng đã ban hành các quy định về đối thoại, đàm phán giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, về tranh chấp lao động và các cơ chế giải quyết tranh chấp lao động (thông qua cơ chế chính là hợp đồng lao động và thoả ƣớc lao động tập thể). Ngoài ra, Chính phủ còn quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thành lập tổ chức công đoàn trong vòng 6 tháng kể từ khi thành lập. Thời gian làm việc bình thƣờng của ngƣời lao động không đƣợc quá 8 tiếng/ngày và ngƣời lao động có quyền đƣợc nghỉ ít nhất 1 ngày trong 1 tuần. Các chính sách ƣu tiên lao động nữ đƣợc quy định rõ trong Bộ luật Lao động.

Thứ ba, Chính sách về nhà ở

Chính sách về nhà ở cho ngƣời lao động trong các KCN đƣợc quy định trong Luật Nhà ở và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhƣ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày

24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê và một số thông tƣ hƣớng dẫn.

Khác với một số nƣớc, Việt Nam hiện không có quy định bắt buộc về việc doanh nghiệp thuê lao động phải đảm bảo cung cấp chỗ ở cho ngƣời lao động mà chỉ đƣa ra một số chính sách khuyến khích cho chủ đầu tƣ các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp (bao gồm chủ đầu tƣ cấp I và chủ đầu tƣ cấp II) đƣợc hƣởng các cơ chế ƣu đãi nhƣ: đƣợc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án; đƣợc hỗ trợ tín dụng đầu tƣ; đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát nƣớc)...

Thứ tư, Chính sách về y tế và chăm sóc sức khỏe người lao động

Đã có nhiều chính sách, quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời lao động nhƣ: chế độ khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chế độ phòng chống tai nạn lao động, giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác nhƣ an toàn vệ sinh lao động, điều dƣỡng phục hồi chức năng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dƣỡng hiện vật cho ngƣời lao động, trang bị bảo hộ lao động... đƣợc ban hành và đƣa vào thực hiện trong thời gian qua.

Thứ năm, Chính sách về giáo dục và đào tạo

Các chính sách quan trọng nhất cho phép tăng khả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghề cho ngƣời lao động trong các KCN bao gồm: cho vay vốn để đi học với lãi suất ƣu đãi; cho phép doanh nghiệp tính chi phí đào tạo nhân lực vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa các viện - trƣờng - doanh nghiệp; một số đối tƣợng ngƣời lao động (nhƣ nông dân thiếu đất canh tác hoặc bị thu hồi đất canh tác, ngƣời nghèo

và các đối tƣợng thuộc diện chính sách) đƣợc đào tạo nghề miễn phí thông qua một số đề án, dự án do Nhà nƣớc tài trợ.

Thứ sáu, Chính sách về văn hoá, thể dục, thể thao

Ở tầm quốc gia, các chính sách nhằm nâng cao đời sống văn hóa, thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của ngƣời lao động đƣợc triển khai ở tất cả các địa phƣơng trong đó có các KCN. Mục tiêu quốc gia đặt ra là xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở cấp cơ sở. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nƣớc đã tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng nhiều thƣ viện, phòng đọc sách và phát huy các thiết chế văn hóa cộng đồng nhƣ tăng số hộ nghe đài, xem tivi, luyện tập thể thao... Đối với các KCN, Quyết định số 1780 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc "Xây dựng đời sống văn hoá công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020” trong đó chỉ ra những yêu cầu đối với các KCN trong việc phát triển văn hóa, thể dục thể thao ở các khu công nghiệp.

1.3.4.2.Vai trò của tổ chức công đoàn

Công đoàn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với ngƣời lao động trong các KCN. Một tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời lao động, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động trong các KCN. Vai trò của tổ chức công đoàn đƣợc thể hiện:

- Công đoàn tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng lao động cho ngƣời lao động.

- Công đoàn chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng thoả ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động.

- Công đoàn là nơi giải quyết những khúc mắc của ngƣời lao động với doanh nghiệp. Công đoàn tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ

chức bữa ăn ca cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trƣờng làm việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của ngƣời lao động, đề nghị doanh nghiệp kiểm tra thƣờng xuyên hệ thống thông gió, chống nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho ngƣời lao động.

- Công đoàn tham gia xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp các KCN…

1.3.4.3.Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

- Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của ngƣời lao động

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần nhận thức đúng về vai trò quyết định của nhân tố con ngƣời trong phát triển sản suất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải có một số lƣợng ngƣời lao động nhất định, hơn nữa còn cần phải có những hình thức, phƣơng pháp lôi cuốn, khuyến khích ngƣời lao động tham gia một cách tích cực và sáng tạo vào quá trình sản xuất kinh doanh để không ngừng tăng năng suất lao động, và vì vậy nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao.

- Ý thức chấp hành nghiêm những quy định của nhà nƣớc có liên quan đến đảm bảo đời sống của ngƣời lao động.

- Có các chính sách nhằm đảm bảo đời sống của ngƣời lao động:

+ Chính sách về tiền lƣơng: chủ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lƣơng phù hợp để đảm bảo cho đời sống ngƣời lao động . Ngoài tiền lƣơng cơ bản, các chủ doanh nghiệp thƣờng quy định các khoản trợ cấp, phụ cấp (chiếm từ 25% - 30% tiền lƣơng): tiền ăn trƣa (ăn ca), tiền chuyên cần, tiền hỗ trợ đi lại, tiền thƣởng... Thực chất, đây là một phần tiền lƣơng của ngƣời lao động.

+ Về đáp ứng nhu cầu đi lại: hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp có xe đƣa đón công nhân, phục vụ nhu cầu đi lại của công nhân từ nơi ở đến nơi làm việc, tuy nhiên chỉ tồn tại ở một số doanh nghiệp lớn, còn ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công nhân thƣờng phải tự túc đi làm bằng phƣơng tiện cá nhân và doanh nghiệp chi trả một phần tiền hỗ trợ. Đối với doanh nghiệp có xe đƣa đón công nhân thì cần đƣa ra những quy định về điểm dừng, điểm chờ đón công nhân, chất lƣợng xe phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên nhằm đáp ứng những điều kiện tốt nhất để đảm bảo ngƣời lao động đi làm đúng giờ giấc, không ảnh hƣởng đến thời gian làm việc. Đối với doanh nghiệp không có xe đƣa đón công nhân thì phải có định mức phụ cấp tiền đi lại của ngƣời lao động sao cho hợp lý giữa những ngƣời ở gần, ở xa nơi làm việc.

+ Về vấn đề nhà ở: hầu hết ngƣời lao động trong các khu công nghiệp phải thuê nhà trọ, do đó doanh nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, thăm hỏi, động viên những ngƣời lao động ở tỉnh xa phải ở trọ... Doanh nghiệp có những chính sách hợp lý về vấn đề nhà ở cho ngƣời lao động sẽ giúp ngƣời lao động yên tâm làm việc, ổn định về mặt tinh thần, tránh đƣợc việc phải di chuyển nơi ở vì có nhiều ngƣời lao động vẫn còn chƣa có chỗ ở thật sự ổn định.

+ Về chăm sóc sức khỏe: doanh nghiệp phải có chính sách về đảm bảo sức khỏe cho ngƣời lao động. Trƣớc hết, doanh nghiệp cần phải bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi cho ngƣời lao động, trong đó có các vấn đề về an toàn lao động, môi trƣờng làm việc (ánh sáng, không khí, vệ sinh công nghiệp…). Đồng thời, doanh nghiệp tổ chức những đợt khám sức khỏe định kỳ, đóng tiền bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động theo quy định, hỗ trợ tiền khám chữa bệnh cho công nhân...

1.3.4.4.Các yếu tố thuộc về người lao động

Ngƣời lao động cần có nhận thức đúng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhƣng điều không kém phần quan trọng là hành động để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trên cơ sở quy định của nhà nƣớc.

Về quyền lợi: ngƣời lao động cần biết mình có quyền thảo luận về các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; đề xuất các sáng kiến, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại phòng, ban, phân xƣởng, đội sản xuất; nêu những kiến nghị với Giám đốc doanh nghiệp và Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp; thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung Thỏa ƣớc lao động tập thể, các nội quy, quy chế công ty. Tuy nhiên trên thực tế, ngƣời lao động trong các khu công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ học vấn thấp hoặc do vấn đề tâm lý sợ bị sa thải hay đuổi việc mà ngƣời lao động còn chƣa dám đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình.

Về nghĩa vụ: ngƣời lao động thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, vừa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nhƣng cũng chính là bảo vệ mình. Trên thực tế, mặc dù số đông ngƣời lao động có mong muốn đƣợc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, việc tạo điều kiện cho công nhân đi học cũng đã đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm, song không phải ngƣời lao động nào cũng đón nhận, kể cả việc đào tạo lại. Phần thì do ngƣời lao động đã rời trƣờng lớp lâu, tuổi tác nhiều lên, khả năng tiếp thu chậm khiến họ ái ngại trong việc đi học. Phần thì do thời gian làm việc tại doanh nghiệp căng thẳng và công việc gia đình khiến cho việc thu xếp để tham gia học tập của ngƣời lao động không phải dễ, phần khác họ không đủ nghị lực, hoặc điều kiện kinh tế.

Chủ động học tập nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề để không ngừng nâng cao năng suất lao động, nắm vững những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động. Thực hiện nghiêm túc nội quy lao động, thoả ƣớc lao động để thực hiện tốt các quy định trong sản xuất và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân, đồng nghiệp theo đúng quy định sẽ giúp việc cải thiện đời sống của chính bản thân ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)