2.1. Khái quát về các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.3. Lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.3.1.Số lượng
Sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã thu hút một số lƣợng lớn lao động từ địa phƣơng và ngoài địa phƣơng.
Bảng2.5: Số lao động làm việc trong các KCN (từ năm 2006 đến 2013)
Nguồn: Cục Thống kê và Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số lao động làm việc trong các KCN Ngƣời 11.432 19.476 33.111 41.323 56.874 87.053 117.455 146.868 Trong đó: Lao động Nữ Ngƣời 18.809 25.556 35.648 61.575 84.983 107.039 Lao động
địa phƣơng Ngƣời 4.885 8.250 20.231 21.900 25.678 35.655 44.673 48.666 Lao động ngoài địa phƣơng Ngƣời 6.346 10.687 12.151 18.775 30.582 50.109 71.219 96.638 Lao động ngƣời nƣớc ngoài Ngƣời 201 539 729 648 614 1.289 1.563 1.564 Số lao động tăng thêm Ngƣời 3.264 8.044 13.635 8.212 15.551 30.179 30.402 29.413
Theo bảng trên cho thấy, số lƣợng lao động trong các khu công nghiệp qua các năm đều có sự tăng trƣởng nhanh, điều đó đã chứng minh sự phát triển và gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.
Năm 2006, các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút 11.432 lao động, giải quyết việc làm mới cho 3.264 ngƣời, trong đó bao gồm cả lao động ngoại tỉnh và lao động nƣớc ngoài. Đến hết năm 2013, tổng số lao động tại các khu công nghiệp đã lên đến 146.868 lao động, giải quyết việc làm mới cho 29.413 lao động. Nhƣ vậy, tính từ năm 2006 đến hết năm 2013, trung bình mỗi năm, số lƣợng lao động tăng thêm là 17.337 lao động.
Theo thống kê cho thấy ,trong vòng 6 năm trở lại đây số lao động nữ đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày càng tăng. Số lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều đăng thông tin tuyển dụng lao động nữ và hiện có rất nhiều doanh nghiệp hầu hết là lao động nữ, lao động nam rất ít gây ra mất cân bằng giới nghiêm trọng ngay trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tuyển dụng lao động nữ nhiều hơn lao động nam là vì lao động nữ thƣờng làm việc chăm chỉ, chịu khó hơn lao động nam, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc hơn lao động nam.
Số lƣợng lao động ngoài địa phƣơng cũng ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn so với lao động địa phƣơng. Mặc dù lao động địa phƣơng làm việc trong các khu công nghiệp có tăng lên hàng năm, nhƣng tăng lên rất ít so với lao động ngoài địa phƣơng. Nguyên nhân là do lao động nội tỉnh có tƣ tƣởng nhà gần nên ý thức tổ chức kỷ luật kém hơn lao động ngoại tỉnh. Mặt khác, lao động nội tỉnh thƣờng là những lao động do quá trình thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất công nghiệp hoặc để xây dựng những khu đô thị mới, với
số tiền đƣợc bồi thƣờng khá lớn, họ thƣờng chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ, hoặc hành nghề tự do mà không muốn đi làm trong các khu công nghiệp vì bị hạn chế về thời gian. Mặt khác, một số lƣợng đáng kể lao động địa phƣơng đƣợc thu hút vào làm việc trong các làng nghề.
2.1.3.2.Chất lượng
Nói đến chất lƣợng lao động tức là nói đến những tiêu chí bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: sức khỏe, trình độ giáo dục đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, tác phong, kỷ luật lao động…
Bảng 2.6: Trình độ của người lao động trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh (từ năm 2006 đến 2013) Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp % 22,0 20,0 27,5 21,7 21,9 22,4 24,7 25,3 Tỷ lệ lao động phổ thông % 78,0 80,0 72,5 78,3 78,1 77,6 75,3 74,7
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
Bảng trên cho thấy, lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong các khu công nghiệp từ năm 2006 đến 2013 ở tỉnh Bắc Ninh chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động phổ thông. Sở dĩ có hiện tƣợng nhƣ vậy là vì: các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thƣờng tuyển một số ít ngƣời lao động có trình độ cao để quản lý và điều hành hệ thống máy móc, thiết bị tự động hóa. Còn lại chủ yếu là lao động phổ thông, là đội ngũ lao động trực tiếp chỉ cần qua đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp là có thể làm việc mà không cần trình độ cao. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chỉ phải trả mức lƣơng thấp cho lực lƣợng lao động phổ
thông, vì vậy mà lực lƣợng lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm.