2.4. Đánh giá chung về đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động trong các khu
2.4.3. Những vấn đề đặt ra
- Về tiền lương và thu nhập
Mặc dù tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các KCN qua các năm đều tăng (khoảng 12,5%/năm trong giai đoạn 2008-2012), nhƣng vẫn thấp so với khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và gia đình do tình hình lạm phát và giá cả sinh hoạt ngày càng tăng. Mức tăng lƣơng mỗi lần thƣờng rất thấp, chỉ khoảng 10.000 - 20.000 đồng/bậc, do doanh nghiệp xây dựng thang bảng lƣơng với rất nhiều bậc (có nơi lên đến 30 - 35 bậc). Có rất ít doanh nghiệp tăng lƣơng dựa vào tiêu chí thâm niên, dẫn đến hiện tƣợng có ngƣời làm việc lâu năm mà lƣơng lại ít thay đổi.
Gần đây, do giá cả các hàng hoá thiết yếu tăng nhanh, làm cho thu nhập thực tế của ngƣời lao động trong các KCN đã không đƣợc cải thiện mà có xu hƣớng giảm sút. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp luôn lấy mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định để làm gốc tham chiếu trả lƣơng cho ngƣời lao động. Trong khi đó, lƣơng tối thiểu hiện nay đang còn ở mức thấp, chỉ bằng 60 - 70% so với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của ngƣời lao động. Một số doanh nghiệp FDI do đặc thù của các loại máy móc thiết bị đã áp dụng chế độ làm việc theo kíp 12h/ngày (Chi nhánh công ty TNHH Canon; công ty TNHH Sumitomo… ở khu công nghiệp Quế Võ) nhƣng cũng chỉ đƣợc trả công ở mức bằng hoặc cao hơn chút ít so với tiền lƣơng tối thiểu.
- Về quan hệ lao động
Các cơ chế điều chỉnh quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động phần lớn mới chỉ thể hiện trên văn bản pháp luật, chƣa hoặc khó đƣợc triển khai trên thực tiễn. Mối quan hệ hợp tác trên cơ sở đối thoại, tham vấn và thƣơng lƣợng chƣa trở thành thông lệ. Các doanh nghiệp thuộc
khu vực ngoài quốc doanh và khu vực FDI thƣờng ký hợp đồng lao động ngắn hạn, nên nhiều công nhân không những không đƣợc hƣởng các quyền lợi theo luật định, mà còn bị đặt trong tình trạng luôn lo lắng vì có thể bị mất việc. Tình trạng làm thêm giờ vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Việc phải làm việc theo chế độ tăng ca, tăng giờ đã làm cho ngƣời lao động có ít thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ, kiệt sức và dễ mắc tai nạn lao động. Do bị xử phạt bất hợp lý, mức lƣơng không thỏa đáng, do bị trì hoãn việc ký kết hợp đồng lao động dài hạn mặc dù đã hết thời gian tập sự, bị sa thải với lý do không chính đáng, chủ sử dụng lao động chƣa thực hiện đúng chế độ đối với lao động, đặc biệt là lao động nữ, nên số lƣợng các vụ đình công tại các KCN có chiều hƣớng gia tăng. Từ năm 2003-2006 chỉ xảy ra 3 cuộc tại Nhà máy giày Tiên Sơn, Nhà máy chế biến đồ gỗ Bắc á, Công ty TNHH Asean Tire; đến năm 2007, các KCN tập trung có 6 vụ đình công, trong đó có 2 vụ lớn với hàng trăm công nhân tại Công ty TNHH VS Industry và Công ty TNHH Mitac Precision Tech; năm 2008, xảy ra 20 cuộc đình công đều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; và gần đây nhất là ngày 23/1/2014, vụ đình công của 5000 công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn BuJeon Việt Nam Electronic có trụ sở tại khu công nghiệp Quế Võ I nhằm phản đối việc công ty này thƣờng xuyên phạt tiền ngƣời lao động, không chịu tăng lƣơng và thƣởng tết cho công nhân. Bên cạnh đó, năng lực của các tổ chức công đoàn cơ sở trong thƣơng lƣợng tập thể còn rất hạn chế, do thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu kiến thức và kỹ năng đàm phán. Mặt khác, khung luật pháp của nƣớc ta vẫn chƣa có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn khi họ thực hiện nhiệm vụ đứng ra bảo vệ quyền, lợi ích cho ngƣời lao động.
Hiện đã có 4 dự án nhà ở cho công nhân các KCN đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công nhân KCN vẫn không thể đến ở do giá tiền thuê nhà ở trung bình thƣờng cao (3,5 triệu đồng/phòng/5ngƣời tại KCN Tiên Sơn), hoặc do công nhân không thích nghi đƣợc với nội quy, kỷ luật của ký túc xá.
Hiện nay, Nhà nƣớc, các công ty kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 20% nhu cầu về số lƣợng nhà ở của ngƣời lao động tại các KCN. Gần 40% số công nhân KCN có nhà riêng (kể cả ở với gia đình) và ở nhờ nhà bà con, ngƣời thân. Số còn lại ở tại các nhà trọ do các hộ gia đình quanh khu công nghiệp cung cấp, với chất lƣợng rất thấp.
Các chính sách khuyến khích hiện hành đối với đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân (ƣu đãi cho các chủ đầu tƣ xây dựng nhà ở công nhân KCN về miễn, giảm tiền thuê đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp...) vẫn chƣa đủ mạnh, khó thực hiện, chƣa đủ sức tác động đến các doanh nghiệp, khiến họ chƣa quan tâm thỏa đáng đến việc đầu tƣ xây nhà ở cho ngƣời lao động trong KCN.
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe người lao động
Tại các KCN, các điều kiện và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn rất thấp; việc giám sát môi trƣờng lao động còn rất hạn chế. Chỉ có khoảng 15% số KCN có cán bộ y tế. Số lƣợng ngƣời lao động đƣợc khám sức khoẻ định kỳ chỉ chiếm khoảng 22-25% và dƣới 10% ngƣời lao động tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm nguy cơ cao đƣợc khám bệnh nghề nghiệp. Các doanh nghiệp hầu nhƣ không thực hiện các quy định khám chữa bệnh của Nhà nƣớc, thậm chí chấp nhận chịu bị phạt với mức phạt tối đa là hai triệu đồng hoặc hơn nữa, thay vì phải trả một khoản chi phí khám bệnh cho ngƣời lao động (trung bình chi phí khám bệnh cho mỗi công nhân khoảng 25.000
đồng/ngƣời/năm). Việc phải làm thêm giờ, làm theo ca, môi trƣờng lao động không đảm bảo vệ sinh đã làm tăng sự mệt mỏi, căng thẳng cho công nhân, nhất là lực lƣợng lao động nữ.
- Về giáo dục và đào tạo
Vẫn còn nhiều hạn chế đang tồn tại, chƣa đƣợc khắc phục. Hạn chế lớn nhất trong chính sách đào tạo ngƣời lao động là ở chỗ hiện chƣa có các cơ chế mang tính “bắt buộc” đối với doanh nghiệp để yêu cầu họ phải tham gia và đóng góp vào quá trình đào tạo ngƣời lao động; mức chi phí cho học nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn cao; nội dung đào tạo ở nhà trƣờng và cơ sở dạy nghề chƣa phù hợp với nhu cầu về kỹ năng lao động của doanh nghiệp khu công nghiệp. Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải nhận một số lƣợng lao động nhất định từ các hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, tuy nhiên yêu cầu về trình độ tay nghề tại các khu công nghiệp nhìn chung là cao, phần lớn lao động thuộc diện này không đƣợc tuyển dụng. Với những lao động đã đƣợc tuyển dụng, các doanh nghiệp khu công nghiệp cũng không quan tâm tới đào tạo nghề cho họ một cách đúng mức, khiến cho năng suất, chất lƣợng lao động của họ không cao, thu nhập thấp dẫn đến bỏ việc hoặc bị sa thải. Trong các chính sách giáo dục và đào tạo đối với con, em ngƣời lao động, hạn chế lớn nhất là sự lỏng lẻo trong các quy định khung học phí và các khoản thu khác, đã làm cho chi phí giáo dục, kể cả giáo dục mầm non, trở thành gánh nặng đối với nhiều ngƣời lao động. Chi phí thực tế cho học tập của một học sinh cao hơn rất nhiều so với mức học phí đƣợc xác định chính thức.
- Về văn hoá, thể dục, thể thao
Các chính sách về cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhà nƣớc vẫn chƣa vƣơn tới ngƣời lao động tại các KCN. Mặc dù đầu năm 2008, vấn đề về nâng cao đời sống tinh thần cho lao động trong các KCN đã lần đầu
tiên đƣợc đề cập đến trong Nghị định 29/2009/NĐ-CP, nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa hề có một cơ chế, chính sách cụ thể nào đƣợc ban hành về đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao tại các khu này.
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG