CHƯƠNG 2 : NỀN TẢNG GIẢI PHẨU HỌC TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHI
2.5. Các phương pháp phục hồi chức năng các chi
Phục hồi chức năng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau đột quỵ, mỗi giai đoạn có các kỹ thuật phục hồi khác nhau phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh trong giai đoạn đó. Những nghiên cứu về tập sớm nhất cho bệnh nhân thì nên tập sau 24 tiếng thì có lợi hơn là tập trước 24 tiếng sau khi xảy ra đột quỵ. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên rằng bệnh nhân nên tập sau 24h thì có hiệu quả tốt hơn. Cơ thể con người là một khối thống nhất nên trong quá trình tập luyện phải chú ý đến toàn bộ cơ thể với các bài tập vận động cân xứng cả hai bên hướng theo các mẫu vận động bình thường, không sử dụng bên lành bù trừ hoặc thay thế cho bên bị liệt. Bằng mọi cách có thể phải làm cho trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường trước khi thực hiện vận động, đảm bảo vận động được dễ dàng hơn theo các mẫu vận động bình thường mà trước khi bị liệt người bệnh đã sử dụng. Tập và hướng dẫn người bệnh vận động theo các cách mà trước khi bị liệt họ đã làm với các mẫu vận động bình thường, sử dụng các bài tập, các kỹ thuật vận động và các dụng cụ trợ giúp cần thiết phù hợp, có liên quan gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Điều trị vận động cưỡng bức bên tay bị liệt (CIMT): là phương pháp hạn chế hoạt
động của tay không bị liệt, bắt buộc tay bị liệt phải cử động và lặp đi lặp lại động tác này thật nhiều lần. Phương pháp này đã được minh chứng là rất hiệu quả trong phục
hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
Liệu pháp luyện tập cưỡng bức hay còn gọi kỹ thuật vận động cưỡng bức tay bên liệt được thiết kế với mục đích ép buộc bên cánh tay bị liệt hoạt động hết khả năng. Liệu pháp này sẽ giúp kích thích và tác động đáng kể đến các tế bào thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật này giúp những người bị đột quỵ nhẹ đến vừa sử dụng được bên cánh tay liệt. Quá trình này cần ít nhất 2 năm để có mang lại hiệu quả. Bạn cần hạn chế sử dụng tay bên không bị liệt và để cho cánh tay liệt hoạt động tối đa 6 giờ một ngày.
Sử dụng gương để phục hồi bàn tay: Người bệnh sử dụng một tấm gương đặt giữa 2
bàn tay. Bàn tay bị liệt che đi ở mặt sau của gương, bàn tay không bị liệt đặt phía trước, soi vào gương và thực hiện các động tác co duỗi linh hoạt. Hình ảnh bàn tay phản chiếu trong gương sẽ “đánh lừa” bộ não, khiến nó nghĩ rằng bệnh nhân đang cử động cả 2 tay, bàn tay bị liệt cũng đang co duỗi giống như tay không liệt. Liệu pháp này đặc biệt tốt với những người bị suy giảm vận động nghiêm trọng sau tai biến.