Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người lao động

1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chịu tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên. Trƣớc hết phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau:

Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của địa phƣơng là điều kiện tiên quyết tới sự phát triển và cơ cấu của các ngành kinh tế. Khi địa phƣơng có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc, điện, nƣớc... thì các nhà đầu tƣ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong trình đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí trong quá trình đầu tƣ cũng nhƣ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Địa phƣơng mà thu hút đƣợc càng nhiều nhà đầu tƣ thì nền kinh tế của địa phƣơng càng phát triển. Sự phát triển của các ngành kinh tế sẽ tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phƣơng.

Ngƣợc lại, nếu vị trí địa lý không thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc... sẽ làm mất nhiều thời gian, chi phí của nhà đầu tƣ thì địa phƣơng sẽ không thu hút nhà đầu tƣ. Khi đó, nền kinh tế của địa phƣơng sẽ mất đi nhiều cơ hội phát triển mà ngƣời lao động cũng không có thêm việc làm. Để thu hút đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ, địa phƣơng nên khắc phục nhƣợc điểm của vị trí địa lý bằng cách xây dựng các chính sách phát triển kinh tế sao cho có lợi hơn cho các nhà đầu tƣ, xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ khi thực hiện dự án tại địa phƣơng từ đó mà tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động.

Diện tích đất đai: địa phƣơng quỹ đất lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển mạnh hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Mặt khác khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng mà địa phƣơng có diện tích đất nông nghiệp lớn, có quỹ đất dự phòng thì có thể đền bù cho ngƣời dân bằng đất cùng loại ở vị trí khác, làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi vẫn có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp và không bị ảnh hƣởng đến việc làm. Còn nếu địa phƣơng không có quỹ đất dự phòng để đền bù cho ngƣời dân thì phải có chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Khí hậu, thời tiết: khí hậu, thời tiết nhìn chung có ảnh hƣởng tới sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, tuy nhiên tuỳ thuộc theo từng ngành mà mức độ ảnh hƣởng có khác nhau. Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn liền với điều kiện tự nhiên, vì vậy khí hậu và thời tiết có ảnh hƣởng rõ rệt đến sản xuất nông nghiệp. Tại những vùng có khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các loại cây, con đồng thời mở rộng quy mô của sản xuất, tạo nên những vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá lớn, từ đó thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phát triển cũng sẽ thu hút các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu vào từ sản phẩm đầu ra của nông nghiệp phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phƣơng. Ngƣợc lại, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi sẽ làm giảm quy mô sản xuất, trƣờng hợp thiên tai, bão lũ còn ảnh hƣởng tới kết quả cuối cùng của ngƣời lao động. Tại những địa phƣơng đó, cần chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Tài nguyên, khoáng sản: tài nguyên, khoáng sản ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Địa phƣơng nào có nhiều tài nguyên, khoáng sản sẽ có các ngành công nghiệp khai thác phát triển mạnh mẽ. Theo đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, dịch vụ... giúp cho kinh tế địa phƣơng phát triển, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

1.1.3.2. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế, ở đây đƣợc hiểu là trình độ phát triển kinh tế, là một trong những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến việc làm của ngƣời lao động. Điều kiện kinh tế ở trình độ cao thì các ngành kinh tế sẽ phát triển mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động.

Trình độ phát triển kinh tế của địa phƣơng đƣợc thể hiện rõ nhất qua tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của địa phƣơng đó. Địa phƣơng có nền kinh tế phát triển thì trong cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao. Sự phát triển của các ngành này sẽ sử dụng rất nhiều lao

động, vì nếu 1 ha đất nông nghiệp chỉ cần 1 – 2 lao động để tiến hành sản xuất thì nay đối với 1 ha đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ thì cần nhiều lao động hơn, từ đó vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Khi địa phƣơng có nền kinh tế phát triển, lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại địa phƣơng. Do trồng lúa chỉ cần 1 – 2 lao động/ha thì nay khi chuyển sang trồng hoa, cây công nghiệp… thì lƣợng lao động cần nhiều hơn vì các khâu sản xuất đòi hỏi cao hơn.

Khi nền kinh tế của địa phƣơng không phát triển hoặc phát triển chậm sẽ dẫn đến sản xuất bị đình đốn và thu hẹp, nhu cầu sử dụng lao động cũng bị thu hẹp theo, từ đó công tác giải quyết việc làm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, kinh tế không phát triển hoặc phát triển chậm còn là nguyên nhân dẫn tới phát triển chậm về giáo dục đào tào. Giáo dục đào tạo phát triển chậm sẽ làm cho chất lƣợng lao động thấp, làm giảm cơ hội có việc làm của ngƣời lao động.

1.1.3.3. Điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới khả năng có việc làm của ngƣời lao động. Có rất nhiều nhân tố xã hội ảnh hƣởng tới giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Dân số: Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Quy mô dân số tăng thì cầu hàng hoá và dịch vụ tăng. Khi đó, nguồn cung sản xuất cũng tăng lên, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động do cung và cầu luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các ngành nghề phát triển sẽ sử dụng nhiều lao động và mở ra cơ hội việc làm cho ngƣời lao động.

Cơ cấu dân số cũng quyết định tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào sở thích, giới tính, tâm lý, dân tộc, nhu cầu tiêu dùng của mỗi ngƣời là khác nhau. Để lƣợng hàng hoá sản xuất bán ra có ngƣời mua, các doanh nghịêp buộc phải quan tâm đến nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Nếu lƣợng hàng hoá bán ra nhiều, các nhà sản xuất phải tăng thêm công lao động, ngƣợc lại, nếu không có ngƣời mua, các doanh nghiệp buộc phải sa thải một số lƣợng lao động để cân bằng chi phí sản xuất nhằm chánh tình trạng lỗ vốn. Quá trình di dân cũng làm cho dân số ở từng nơi thay đổi. Khi cơ cấu

dân số thay đổi sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ở từng nơi thay đổi. Những vùng có ngƣời di dân di cƣ đến nhiều sẽ buộc phải tăng thêm lƣợng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, từ đó tăng thêm nhiều ngành nghề mới, góp phần tạo ra nhiều chỗ làm mới. Trong khi những vùng có dân di cƣ đi lại phải giảm số lƣợng sản xuất xuống dẫn đến tình trạng lao động bị thất nghiệp.

Chất lượng lao động: chất lƣợng lao động cũng là một tố đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình tạo việc làm cho ngƣời lao động. Trong thời đại CNH, HĐH các doanh nghiệp ngày càng phát triển, việc đòi hỏi lao động có sực khoẻ, trình độ chuyên môn tay nghề cao để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc đề ra là điều vô cùng cần thiết. Ngƣời lao động có trình độ mới có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm theo đúng nguyện vọng, mới có thể có đƣợc thu nhập cao đáp ứng đƣợc nhu cầu cuộc sống. Ngƣời lao động cần tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình, tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, nâng cao tay nghề để có thêm kinh nghiệm, kiến thức và nhận thức. Điều đó mới có thể nâng cao vị thế bản thân mỗi lao động.

Môi trường xã hội, an ninh trật tự: vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng xã hội, an ninh trật tự. Môi trƣờng xã hội tốt, ngƣời lao động sẽ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn từ đó mà nâng cao khả năng giải quyết việc làm của ngƣời lao động. Tình hình an ninh trật tự tốt sẽ giúp cho ngƣời dân yên tâm học tập văn hoá chuyên môn, chú trọng sản xuất giúp cho sản xuất phát triển, mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động. An ninh trật tự tốt cũng sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, thu hút họ đến đầu tƣ phát triển sản xuất ở địa phƣơng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động.

1.1.3.4. Chính sách và cơ chế của nhà nước

Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phƣơng, các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc làm cho ngƣời lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu

hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, tạo môi trƣờng để ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động gặp nhau. Chẳng hạn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng cũng thay đổi.

Đảng ta đã xác định phƣơng hƣớng cơ bản là: Nhà nƣớc cùng toàn dân ra sức đầu tƣ phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chƣơng trình kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tƣ mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Mọi công dân đều đƣợc tự do hành nghề, thuê mƣớn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cƣ và lao động trên địa bàn cả nƣớc, tăng dân cƣ trên các địa bàn có tính chiến lƣợc về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Trong Bộ luật lao động của nƣớc ta quy định: “Ngƣời lao động có quyền làm việc cho bất kỳ ngƣời sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm” (khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.

Chính sách việc làm có mối quan hệ biện chứng với các chính sách xã hội và các chính sách kinh tế. Thực hiện tốt chính sách việc làm thì nguồn lao động đƣợc sử dụng hiệu quả, thất nghiệp sẽ giảm, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và xã hội. Ngƣợc lại, khi chính sách việc làm chƣa đƣợc giải quyết tốt, nạn thất nghiệp sẽ tăng và các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng phát sinh, gánh nặng của các chính sách bảo đảm an ninh, xã hội sẽ tăng lên.

Chính sách phát triển kinh tế tốt, sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả, phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động.

Bên cạnh đó, chính sách đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Các cấp chính quyền cần đƣa ra đƣợc các chính sách giải quyết việc làm một các có hệ thống và đồng bộ, bao gồm: chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực,

ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động nhƣ chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề... Ngoài chính sách để tạo việc làm mới, còn có những chính sách tránh cho ngƣời lao động đang làm việc bị mất việc làm, chính sách trợ cấp thất nghiệp cho ngƣời lao động khi bị mất việc làm. Một hệ thống các chính sách việc làm đồng bộ sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi để việc làm hình thành, ổn định và phát triển, từ đó cho công tác giải quyết việc làm sẽ gặp nhiều thuận lợi và có kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 32)