Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu

1.1.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồ

nông nghiệp của một số nước trên thế giới.

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trƣởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nƣớc luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít và dân số đông, diện tích đất canh tác bình quân trên một hộ nông dân khoảng 0,8 ha. Nhật Bản thực hiện chính sách đƣa sản xuất công nghiệp về nông thôn, vừa biến đổi nền nông nghiệp cổ truyền Châu Á thành nên nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển nông thôn theo hƣớng đa dạng hoá nhằm giải quyết việc làm ở khu vực này. Chính điều này đã làm cơ cấu nông thôn thay đổi, các ngành phi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của ngƣời dân nông thôn. Việc chú trọng phát triển công nghiệp, đầu tƣ cho các ngành có hiệu quả cao nhƣ: luyện kim, hoá chất, đóng tàu, chế tạo máy, điện tử và đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đã thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Nhật Bản cũng đầu tƣ lớn cho giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa học ứng dụng, vì vậy mà lao động Nhật Bản có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất cao.

Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nƣớc với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin vè việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua internet đến với những ngƣời đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi dƣỡng những công nhân có tay

nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lƣợng các tổ chức giáo dục đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển.

Hoạt động giải quyết việc làm cho ngƣời cao tuổi đƣợc chú trọng để xoá bỏ những mất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của ngƣời lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hƣu bắt buộc và thuê mƣớn lại những ngƣời cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện tại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách đƣợc đƣa ra nhƣ các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và thuê mƣớn đƣợc đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm không chính thức nhƣ làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thƣờng. Chế độ tuyển dụng thay đổi theo từng khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn nhƣ trƣớc kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phƣơng.

Trong những năm 1960, 1970 các lĩnh vực nhƣ phúc lợi y tế, công nghệ tin học và môi trƣờng đang giữ một vai trò then chốt trong việc mở ra những thị trƣờng mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các dịch vụ liên quan đƣợc khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học và công nghệ địa phƣơng đƣợc đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng. Chính phủ Nhật Bản đã có những bƣớc đi thích hợp nhằm ổn định thị trƣờng lao động ở tầm vĩ mô, nhƣng để có tham gia đƣợc vào thị trƣờng lao động thì bản thân mỗi ngƣời lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mình thông qua việc tự đào tạo lại; các công ty, các tổ chức cũng phải ủng hộ điều này một cách tích cực.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng đƣợc khuyến khích phát triển, vùng Tây nam Nhật Bản đã có phong trào: Mỗi thôn, làng có một sản phẩm nhằm khai thác ngành nghề nông thôn. Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã lan rộng khắp nƣớc Nhật, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, làm tăng mức sống và mức đô thị hoá ở vùng nông thôn Nhật Bản.

Từ chính sách của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hoá có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, không ngừng phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu lao động của xã hội.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học – công nghệ và những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.

Thứ ba, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trƣờng.

Thứ tƣ, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống tạo việc làm cho lao động địa phƣơng.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đang giảm dần do quá trình công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí, khu đô thị. Để khắc phục những thiệt hại do sụt giảm diện tích đất nông nghiệp mang lại, Thái Lan đã chủ trƣơng vừa phát triển các khu công nghiệp, vừa tập trung phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá cho xuất khẩu, phát triển ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Chủ trƣơng đó đã thể hiện sự đúng đắn thông qua sự phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Để trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhƣ hiện nay, Thái Lan đã quan tâm tới việc hỗ trợ, cung cấp tín dụng để đào tạo và bồi dƣỡng tay nghề của ngƣời lao động. Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” nhƣ đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của ngƣời nông dân đƣợc coi trọng hƣớng đến, nhƣ: kỹ thuật bón phân, kỹ thuật gieo sạ, kỹ thuật sản xuất sạch, giúp ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng... Các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ đƣợc mở rộng với nhiều ƣu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn.

Bên cạnh đó, Thái Lan đã tăng cƣờng công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho ngƣời nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp. Triển khai chƣơng trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tƣới tiêu. Quan trọng nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùng đất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng diện tích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)