Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 98 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông

4.3.4. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ

Làng nghề thủ công truyền thống là một thế mạnh của địa phƣơng vì nó tận dụng đƣợc lực lƣợng lao động nhàn rỗi thời vụ. Thông thƣờng vào lúc nông nhàn, lao động ở địa phƣơng có các làng nghề truyền thống thƣờng tranh thủ sản xuất thêm hàng hóa để tăng thêm thu nhập. Theo thống kê cho thấy đƣợc tuy là nghề phụ, tranh thủ những lúc nông nhàn nhƣng thu nhập của những ngƣời nông dân trên từ các sản phẩm truyền thống còn cao hơn các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, cần dành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các làng nghề. Trong đó cần cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn tại các làng nghề, nhƣ: Gốm sứ Xuân Quan, Mây tre đan Công Luận và các địa phƣơng xung quanh nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong việc lƣu thông hàng hoá.

Các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn đƣợc UBND huyện xem xét hỗ trợ 40% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng (từ nguồn vốn ngân sách huyện) cho đầu tƣ mở rộng sản xuất và đầu tƣ cơ sở sản xuất mới. Thời gian hỗ trợ không quá 2 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngày vay vốn.

Đối với khoản vay đã đƣợc hỗ trợ lãi suất theo chính sách kích cầu của Chính phủ thì chỉ đƣợc hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có).

Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các làng nghề đã đƣợc tỉnh công nhận nhƣ bánh tẻ Phụng Công, bánh cuốn Mễ Sở. Bên cạnh đó cần phát triển và xây dựng mới các khu vƣờn cây cảnh, cây thế, làng du lịch sinh thái ở các xã: Mễ Sở, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Phụng Công, Thị trấn Văn Giang … Chính quyền địa phƣơng cần có quy hoạch đất đai cụ thể để hình thành các khu công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất nhằm di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu dân cƣ.

Ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải trong các khu đô thị và công nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoặc hộ cá thể đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải sẽ đƣợc ngân sách khuyến công địa phƣơng hỗ trợ 30% kinh phí đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải (theo thiết kế đƣợc phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt).

Ngoài ra chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề cũng cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Trong hoạt động quảng cáo của làng nghề cần đƣợc hỗ trợ bằng những chính sách sau: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm đƣợc hỗ trợ 40% tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở tỉnh ngoài; từ 20% đến 30% (tuỳ từng thị trƣờng) tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở nƣớc ngoài, từ nguồn vốn khuyến công, khuyến thƣơng của địa phƣơng; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề 100% kinh phí quảng bá sản phẩm trên Website của tỉnh và của sở Công Thƣơng, từ nguồn vốn khuyến thƣơng của địa phƣơng; hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề (thƣơng hiệu), mức hỗ trợ không quá 25 triệu đồng cho một thƣơng hiệu từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của huyện.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho lao động làng nghề. UBND huyện cần tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động phải đào tạo của làng nghề, nhất là những làng nghề có nhu cầu cao về lao động đã qua đào tạo nhƣ: Gốm sứ Xuân Quan, trồng cây cảnh và cây thế.

Đẩy mạnh “xã hội hóa” công tác đào tạo nghề, thu hút các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp tham gia vào việc dạy nghề; tổ chức những lớp dạy nghề ngay tại mỗi làng nghề, học viên là lao động trong làng, thày dạy là những nghệ nhân, thợ giỏi, UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, thù lao cho giảng viên… UBND huyện xem xét hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo cho một lao động mới là 1 triệu đồng/ngƣời/khoá học, từ nguồn kinh phí khuyến công của huyện lồng ghép với các nguồn kinh phí đào tạo khác trên địa bàn huyện. Việc đào tạo nghề cho lao động làng nghề nên triển khai ở cả 3 cấp độ: Đào tạo cho những lao động phổ thông chƣa biết nghề để họ có ít nhất một nghề thông thạo; Bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho những ngƣời đã có nghề nhƣng chƣa thành thạo, để họ trở thành thợ giỏi; Bổ túc kiến thức khoa học, công nghệ mới cho các nghệ nhân để họ cập nhật đƣợc những yếu tố mới. Cùng với đó, các làng nghề cần chú trọng tới việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa, thẩm mỹ cho đội ngũ thợ giỏi trong làng nghề để nâng cao khả năng sáng tạo trong sản xuất cũng nhƣ tham gia tốt vào công tác dạy nghề tại địa phƣơng.

Đối với những lao động lớn tuổi thƣờng gặp khó khăn trong công tác chuyển đổi ngành nghề. Với tay nghề sẵn có của ngƣời dân trong các làng nghề thì việc mở rộng quy mô sản xuất đầu vào và đầu ra các sản phẩm của làng nghề sẽ thu hút đƣợc lƣợng lớn lao động, phát huy đƣợc lợi thế sẵn có và cải thiện thu nhập của ngƣời lao động.

UBND huyện cũng cần có chính sách thu hút lao động địa phƣơng trong các hoạt động dịch vụ (bảo vệ, nấu ăn, tạp vụ…) cho chính các dự án thu hồi đất và tổ chức các dịch vụ đi kèm trong khu vực dự án, nhƣ: nấu ăn, nhà trọ… phục vụ ngƣời lao động trong các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)