CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu
1.1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất
của một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của tỉnh Thái Bình
Để giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân bị thu hồi đất, tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhƣ sau:
Thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất. Hỗ trợ tiền học phí và tiền đóng góp cơ sở vật chất trƣờng học cho con em nông dân là học sinh ở độ tuổi phổ thông. Trợ cấp kinh phí khó khăn, hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho ngƣời trên 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ; trợ cấp khó khăn cho ngƣời già, cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ tƣơng đƣơng 30kg gạo/ngƣời/tháng. Hỗ trợ 1 lần kinh phí đào tạo nghề cho ngƣời trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề…
Xây dựng, ban hành quy chế ƣu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, khu công nghiệp dịch vụ mới hình thành.
Xã hội hóa các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và khu công nghiệp khi xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho ngƣời dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đƣợc tham gia kinh doanh, ƣu tiên cho các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp.
Có cơ chế đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các khu vực bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ, phục vụ các khu công nghiệp, đô thị ,giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và khu CN hiện tại với vùng dân cƣ cũ.
* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của tỉnh Hải Dƣơng
Công khai quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, cần chi tiết quy hoạch theo từng địa phƣơng.
khó chuyển đổi nghề bằng các hình thức phát triển các làng nghề truyền thống, cấp đất dịch vụ không thu tiền cho các hộ theo tỷ lệ diện tích đất thu hồi sao cho phù hợp với quỹ đất của địa phƣơng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích đất sản xuất, khả năng quay vòng vốn nhanh.
Quy định và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức đóng trên địa bàn có đất bị thu hồi ƣu tiên sử dụng lao động địa phƣơng bằng các cơ chế, chính sách ƣu đãi phù hợp.
Đầu tƣ phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề cho con em nông thôn, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về cung – cầu trên thị trƣờng lao động cho ngƣời dân và các chủ sử dụng lao động. Mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, tăng cƣờng chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất cho nông dân.