Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông

4.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp, đất thổ cƣ… sang đất công nghiệp là hƣớng đi trọng điểm.

Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của CNH, HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến động của quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:

Đối với UBND huyện, UBND các xã

UBND huyện và UBND các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Nghĩa Trụ, Long Hƣng cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp trên địa phƣơng mình. Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với chủ đầu tƣ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cùng với kế hoạch thu hồi đất. Kế hoạch đào tạo nhân lực đƣợc xây dựng trên cơ sở nhu cầu của dự án và hiện trạng nhân lực của địa phƣơng, ngay từ khi dự án đƣợc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Từ đó chính quyền địa phƣơng sẽ giao kế hoạch cụ thể cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhận đất cũng phải đƣợc thể chế hoá thành những chế tài, quy định cụ thể. Nếu nhà đầu tƣ không trình đƣợc kế hoạch nhân lực của dự án, không phối hợp với địa phƣơng xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo nhân lực tại chỗ cho dự án, địa phƣơng sẽ không giao đất. Quá trình này phải đƣợc tiến hành sớm, từ khi lập dự án và kéo dài trong thời gian triển khai xây dựng nhà máy (thƣờng từ 2-3 năm). Nhƣ vậy, khi dự án đi vào hoạt động, thì nhân lực đã đƣợc đào tạo cơ bản và có thể đƣợc sử dụng ngay cho dự án.

Thƣờng xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện để xây dựng phƣơng án hỗ trợ dạy nghề. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí đƣợc duyệt cho huyện, cho các xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lƣợng học viên; giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện gồm: trƣờng Trung cấp nghề Việt Hàn, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị… tổ chức các khoá dạy nghề cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã đƣợc duyệt. Đặc biệt, địa phƣơng cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao

động nông thôn trên địa bàn huyện.

Tiến hành thành lập trung tâm hƣớng nghiệp và tƣ vấn chọn ngành học cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện. Trung tâm này có chức năng cung cấp các thông tin về các khoá đào tạo đang diễn ra trên địa bàn huyện, thông tin về chuyển nghề, lựa chọn ngành nghề đào tạo thích hợp cho ngƣời lao động.

Chính quyền địa phƣơng cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện nhằm đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động và của doanh nghiệp sử dụng lao động. Các cấp chính quyền xem xét hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay cho các cá nhân, tập thể đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo nghề (đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, số lƣợng và trình độ giáo viên, nội dung giảng dạy của cấp có thẩm quyền), kinh phí lấy từ nguồn ngân sách huyện.

Đối với các doanh nghiệp

Cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cùng với kế hoạch thực hiện dự án. Tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp với chính quyền địa phƣơng và cơ sở dạy nghề để thực hiện đào tạo nghề cho ngƣời lao động.

Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Doanh nghiệp phải công khai số lƣợng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lƣợng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề ra sao. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chƣa có chứng chỉ nghề.

Sau đào tạo nghề, doanh nghiệp cần phải có quy định về thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi thuộc dự án. Thời gian hợp lý đề xuất là 3 năm, nhằm giúp ngƣời lao động thích nghi đƣợc với môi trƣờng làm việc và có thu nhập ổn định, từ đó ổn định đƣợc cuộc sống gia đình.

Đối với các cơ sở dạy nghề

Trƣờng Trung cấp nghề Việt Hàn cần chọn nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phƣơng, phải là các nghề có nhu cầu đào tạo ở đại phƣơng và có nhiều thanh niên tham gia học nghề, nhƣ: sửa chữa điện thoại,

nghiệp vụ bán hàng, may mặc, da giầy… Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của ngƣời học, biên soạn chƣơng trình hoặc chuyên đề cho phù hợp. Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên, giúp học viên nắm bắt, tiếp cận đƣợc với công nghệ mới nhất, tiết kiệm đƣợc chi phí cho đầu tƣ thay mới trang thiết bị giảng dạy. Trƣờng Trung cấp nghề Việt Hàn cần có kế hoạch sửa chữa, xây dựng thêm phòng học, phòng thực hành để đảm bảo chất lƣợng đào tạo; đầu tƣ trang bị thêm các loại sách, báo chuyên ngành và giải trí cho thƣ viện trƣờng; có kế hoạch tuyển dụng thêm giáo viên dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho các giáo viên, cán bộ làm công tác quản lý của trƣờng. Các trƣờng cần hỗ trợ 100% học phí cho các giáo viên có nhu cầu học tập nâng cao trình độ.

Đối với người lao động

Ngƣời nông dân cần chủ động, dựa vào những điều kiện mà bản thân mình và gia đình có đƣợc tìm hƣớng đi cho mình. Để làm đƣợc điều đó cần nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm cho ngƣời nông dân. Thay vì sử dụng tiền đền bù thông thƣờng, ngƣời dân có thể sử dụng bằng những cách hiệu quả hơn nhƣ:

+ Trích một khoản tiền đƣợc bồi thƣờng góp vốn vào các dự án khu công nghiệp, trở thành các cổ đông. Các cổ đông cá nhân không chỉ hƣởng cổ tức mà còn tập hợp cổ phần, cử ngƣời đại diện tham gia quản lý trong công ty.

+ Sử dụng nguồn tiền làm kinh tế hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ…tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.

+ Sử dụng tiền đền bù cho mình và con em mình học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 93 - 96)