Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 96 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông

4.3.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp

Lao động nông nghiệp của huyện chiếm 58,69% (năm 2014) nhƣng phần lớn làm việc bằng kinh nghiệm chứ chƣa đƣợc đào tạo bài bản, dẫn đến năng suất thấp, chất lƣợng nông sản thấp. Hơn nữa với chủ trƣơng hƣớng tới phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên sâu ở 5 xã vùng trong (gồm: Mễ Sở, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Xuân Quan, Tân Tiến) thì công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho ngƣời nông dân

để phát triển sản xuất là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn hoá trong tất cả các khâu sản xuất của nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hoá chất diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hoá cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hoá bán ra thị trƣờng hay xuất khẩu. Nhƣ vậy, trong nền nông nghiệp chuyên sâu thì sự phân công lao động sẽ tăng lên, tạo nên các ngành nghề chuyên sâu. Ví dụ, ngành chăn nuôi sẽ chia ra thành chăn nuôi gia súc, gia cầm…, chăn nuôi gia súc sẽ bao gồm: chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò…, trong chăn nuôi lợn lại đƣợc chia ra thành: chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn choai và chăn nuôi lợn hỗn hợp. Từ đó, cũng hình thành các nghề chuyên sâu, nghề chăn nuôi lợn choai, nghề chăn nuôi lợn thịt, nghề chăn nuôi lợn nái và nghề chăn nuôi lợn hỗn hợp. Khái niệm nghề trong nông nghiệp từ đó mà cũng cần phải thay đổi, mọi công việc có đối tƣợng lao động, công cụ lao động riêng, sản phẩm đặc trƣng riêng đƣợc quan niệm là nghề. Vì thế, để hƣớng tới phát triển một nền nông nghiệp chuyên sâu thì đào tào nghề cũng phải chuyên sâu hơn.

Đào tạo nghề nông cho nông dân, hình thức đào tạo phù hợp nhất là tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn. Sử dụng các mô hình mẫu của chƣơng trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ở trình độ cao hơn tại các trƣờng cao đẳng, trung cấp nông nghiệp. Phƣơng pháp học theo mô hình nên đƣợc áp dụng trong suốt quá trình học. Học viên vừa học lý thuyết, vừa thực hành theo chu kỳ sinh trƣởng, phát triển của cây con. Xây dựng các mô hình trình diễn ngay trên đồng ruộng, chuồng trại, ao hồ… sau đó mời nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹ thuật ngay trên những mô hình trình diễn. Ngƣời nông dân có thể đến học tại Trƣờng Đại học Nông nghiệp I hay mời thầy dạy là các chuyên gia giỏi của các Trung tâm khuyến nông, các chuyên gia của công ty giống cây trồng, Trung tâm bảo vệ thực vật... Ngƣời học nghề cũng

có thể đến trang trại của các nông dân làm kinh tế giỏi để học chăn nuôi thuỷ sản, cách trồng cây ăn quả, làm nấm, trồng hoa, chế biến nông sản…

Bên cạnh việc phổ biến những kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, phòng trừ dịch bệnh cho cây con…, huyện cần quan tâm đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng, nhƣ: kỹ thuật trồng hoa cúc, hoa đào, trồng ớt ngọt, chăn nuôi lợn các loại và phòng trị bệnh cho lợn, chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà chọi, gà thịt và đẻ trứng thƣơng phẩm, kỹ thuật trồng cà chua, khoai tây kiểu mới…

Lao động trẻ ở nông thôn hiện nay không chỉ thiếu kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp công đồng, phát triển bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Ở họ dạy nghề thôi chƣa đủ mà cần đƣa cả kỹ năng sống vào chƣơng trình giảng dạy, giúp họ có đƣợc tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trƣờng nào. Kinh phí đào tạo cho nông nghiệp cần đƣợc hỗ trợ 100% từ nguồn kinh phí địa phƣơng để có thể thu hút đƣợc ngƣời lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ lao động, phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 96 - 98)