Các công cụ đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 44 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.5. Các công cụ đƣợc sử dụng

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN

GIANG – HƢNG YÊN

3.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và thực hiện chính sách đền bù cho ngƣời lao động khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang.

3.1.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp của huyện Văn Giang để làm Khu công nghiệp và Khu đô thị

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa, thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các công trình công cộng…xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô, đặc biệt là các khu công nghiệp. Hầu hết các khu này đều lấy đất từ các khu nông nghiệp. Bởi vậy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại cho đến lúc mất dần đi. Điều này cũng là phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Hƣng Yên và quy hoạch riêng của huyện Văn Giang.

Hiện tại, ở Văn Giang có rất nhiều dự án sản xuất công nghiệp và khu đô thị, trong đó có khu đô thị Ecopak với diện tích gần 500 ha chiếm gần hết diện tích đất nông nghiệp của 03 xã Phụng Công, Xuân Quan và Cửu Cao.

Trong giai đoạn 2011 – 2014 diện tích đất nông nghiệp biến động nhiều (Giảm 907,67 ha). Hiện nay huyện vẫn đang có kế hoạch tiếp tục cắt giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, thu hồi đất phục vụ cho các công trình công cộng, các cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị…

Theo bảng 3.1, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy của dân từ năm 2011 – 2014 ở huyện để đáp ứng cho việc xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị là 907,67 ha.

Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thời kỳ 2011 - 2014

Đơn vị: ha

Năm

Thứ tự 2011 2012 2013 2014 Tổng

Đất nông nghiệp

chuyển sang đất phi nông nghiệp

36,01 128,43 493,06 250,17 907,67

- Đất trồng lúa 23,82 88,80 348,59 121,41 582,62

- Đất trồng cây lâu năm 10,43 34,64 124,85 117,52 287,44

- Đất nuôi trồng thủy sản 1,76 4,99 19,62 11,24 37,61

Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Văn Giang

Các xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều những năm qua là Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Tân Tiến .... Có hai xã không có đất bị thu hồi do không có vị trí địa lý thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh là Liên Nghĩa, Thắng Lợi. Hiện tại, trên địa bàn huyện đã có 54 dự án, với diện tích đất bị thu hồi lên đến 907,67 ha (Chiếm 20,65% tổng diện tích đất nông nghiệp).

3.1.2. Chủ trương chính sách của huyện Văn Giang về đền bù, hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Với thực trạng thu hồi đất hiện nay trên địa bàn Huyện đã gây ảnh hƣởng lớn đến tình hình đời sống, việc làm của dân trong khu vực bị thu hồi đất. Với mục đích ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động trong vùng bị thu hồi đất, huyện Văn Giang đã thực hiện những chính sách chung của Nhà nƣớc, của tỉnh Hƣng Yên và huyện cũng đã có những chủ trƣơng chính sách cụ thể riêng:

Chính sách chung

Việc thu hồi đất khiến cho nông dân mất đất để tiến hành sản xuất. Nhiều hộ phải chuyển sang lĩnh vực khác nhƣng đã gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo đời sống của ngƣời dân bị mất đất, chính sách đền bù là một trong những chính sách hết

sức đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với lợi ích của nhân dân, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của nhân dân. Ngày 14/4/1959 Thủ tƣớng chính phủ ra văn bản số 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trƣng dụng ruộng đất… và văn bản số 1792/TTg ngày 11/1/1970 của Thủ tƣớng chính phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thƣờng nhà cửa, đất đai, cây cối lâu năm, hoa màu khác, những vùng kinh tế mở của thành phố.

Theo Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội ở nƣớc ta hiện nay, để giải quyết việc làm cho nông dân mất đất sản xuất Chính phủ đã thực hiện phê duyệt chƣơng trình đào tạo cho các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội để giải quyết vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn. Lĩnh vực dạy nghề ở nƣớc ta hiện nay là một hệ mở, đào tạo nghề cho mọi ngƣời dân đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề. Theo chỉ tiêu đào tạo nghề mà Quốc Hội giao cho Chính Phủ là trên 1 triệu ngƣời/năm, nhƣng ngân sách hiện nay chỉ hỗ trợ cho đào tạo nghề khoảng 200.000 – 280.000 ngƣời/năm. Phần còn lại một số nơi phải hỗ trợ từ ngân sách địa phƣơng. Vì vậy khó có thể đào tạo nghề cho tất cả nông dân đƣợc.

Bồi thƣờng thiệt hại về đất đai và tài sản khi thu hồi đất không chỉ vì lợi ích của ngƣời bị thu hồi mà còn vì lợi ích của Nhà nƣớc. Nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công của dự án đầu tƣ.

Trƣớc đây các địa phƣơng vận dụng nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất; Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 để tính việc đền bù thiệt hại về đất, tài sản, ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ nhƣ hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, xây dựng các khu vực tái định cƣ... đến nay đã có Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.

Theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP khi thu hồi đất có những phƣơng thức xử lý khác nhau về việc bồi thƣờng cho ngƣời dân. Có thể đền bù bằng tiền, nhƣng cũng có thể bồi thƣờng bằng đất (hỗ trợ tái định cƣ). Hai phƣơng thức xử lý trên

đƣợc thực hiện ở hầu hết các địa phƣơng. Nhƣng, bồi thƣờng bằng tiền đƣợc áp dụng rộng rãi hơn cả. Cũng có một số địa phƣơng bồi thƣờng cho hộ dân bị thu hồi đất ở bằng nhà ở. Nhà ở bồi thƣờng chủ yếu cho các hộ trong nội đô, bị thu hồi hoàn toàn đất và nhà ở. Việc bồi thƣờng bằng nhà ở có ƣu điểm là giải quyết chỗ ở ngay cho những ngƣời bị thu hồi đất. Nó thuận lợi cho các hộ vốn ở nhà tầng, các hộ ở trong ngõ phố và các hộ đã có công việc ổn định không phụ thuộc vào nhà ở. Việc xây dựng các khu tái định cƣ, đặc biệt việc đƣa các hộ nhà mặt phố lên ở nhà cao tầng đã tác động tiêu cực đến đời sống của họ.

Chính sách đền bù và hỗ trợ của UBND tỉnh Hưng Yên và UBND huyện Văn Giang

Thực hiện theo đúng chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn Tỉnh, huyện Văn Giang tiến hành bồi thƣờng, đền bù cho các hộ bị mất đất theo giá thị trƣờng, đồng thời, dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng loại đất để đề ra bảng giá đền bù hợp lý.

Từ bảng 3.2, ta có thể thấy đƣợc sự chênh lệch về tiền bồi thƣờng đối với từng hạng đất nông nghiệp khác nhau. Tiền đền bù ngƣời dân nhận đƣợc trên 100 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi dao động từ 7.100 – 9.100 triệu đồng.

Bảng 3.2. Bảng giá đất nông nghiệp theo quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên năm 2014

STT Đơn vị hành chính Đất trồng cây hàng năm, mặt nƣớc NT thủy sản (đ/m2) Đất trồng cây lâu năm (đ/m2 ) 1 Khu vực 1 - Xã Xuân Quan 76.000 91.000 - Thị trấn Văn Giang 76.000 91.000 - Xã Phụng Công 76.000 91.000 - Xã Cửu Cao 76.000 91.000 2 Khu vực 2 - Xã Long Hƣng 71.000 85.000 - Xã Tân Tiến 71.000 85.000 - Xã Nghĩa Trụ 71.000 85.000 - Xã Liên Nghĩa 71.000 85.000 - Xã Thắng Lợi 71.000 85.000 - Xã Mễ Sở 71.000 85.000

Để giúp ngƣời dân vùng bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình UBND tỉnh Hƣng Yên, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện nhiều chƣơng trình, chính sách hỗ trợ nhƣ quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/10/2014. Quyết định Ban hành bản quy định một số trƣờng hợp cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Theo đó để hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vƣờn, ao và đất nông nghiệp) thì đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống và hỗ trợ sản xuất theo quy định sau đây:

- Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Trƣờng hợp phải di chuyển đến

các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

- Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Trƣờng hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

- Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu đƣợc tính bằng tiền tƣơng đƣơng 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phƣơng.

- Hộ gia đình, cá nhân đƣợc bồi thƣờng bằng đất nông nghiệp tì đƣợc hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ thƣơng nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Ngoài việc bồi thƣờng bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi còn đƣợc hỗ trợ bằng 03 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của UBND tỉnh ban hành đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhƣng không vƣợt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phƣơng.

- Trƣờng hợp ngƣời đƣợc hỗ trợ đào tạo , chuyển đổi nghề có nhu cầu đƣợc đào tạo, học nghề thì đƣợc nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và đƣợc miễn học phí hoặc hỗ trợ đào tạo, học nghề cho một khóa học trung học nghề tại tỉnh đối với các đối tƣợng trong độ tuổi lao động. Kinh phí đào tạo hỗ trợ là 3.000 đồng/1m2 đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nƣớc thu hồi.

3.1.3. Thực trạng thực hiện chính sách đền bù cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các Khu công nghiệp ở huyện Văn Giang

Trong suốt quá trình thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện chuyển đổi sang đất chuyên dùng, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn huyện Văn Giang, chính sách đền bù cho ngƣời dân đã đƣợc các cấp chính quyền thực hiện khá nghiêm túc và đúng luật.

Khi chủ trƣơng thu hồi đất (đối với trƣờng hợp thu hồi đất theo quy hoạch) hoặc địa điểm đầu tƣ (đối với trƣờng hợp thu hồi đất theo dự án) đƣợc UBND tỉnh Hƣng Yên hoặc UBND huyện Văn Giang thông qua, thì UBND huyện đã chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trƣơng thu hồi đất, các quy định về thu hồi đât, về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu hồi đất; UBND xã đã có niêm yết công khai chủ chƣơng thu hồi đất tại trụ sở UBND xã , thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh xã để ngƣời dân biết và hiểu rõ đƣợc chủ trƣơng thu hồi đất.

Việc chuẩn bị hồ sơ địa chính sẽ đƣợc phòng Tài nguyên và môi trƣờng các cấp phối hợp thực hiện. Trong hồ sơ địa chính phải lập danh sách các thửa đất bị thu hồi với các nội dung: số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên ngƣời sử dụng đất, diện tích của phần thửa đất có cùng mục đích, mục đích sử dụng đất thông qua trích lục bản đồ địa chính chính.

Sau khi phƣơng án tổng thể về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc xét duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của các cấp chính quyền và chủ đầu tƣ) thông báo cho ngƣời đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến mức bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi đƣợc nêu trong phƣơng án tổng thể.

Theo Nghị định số 84 quy định, kể từ ngày phƣơng án tổng thể đƣợc xét duyệt thì sau đó 25 ngày, UBND cấp tỉnh hoặc huyện sẽ ra quyết định thu hồi đối với từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi. Nhƣng trên thực tế, quyết định thu hồi đất của UBND các cấp thƣờng trậm trễ hơn làm cho ngƣời dân hoang mang. Khi quyết định thu hồi đất đƣợc gửi đến tay ngƣời dân họ mới thực sự nắm đƣợc diện tích đất bị thu hồi, số tiền đƣợc đền bù và hỗ trợ. Theo ý kiến của đa số ngƣời dân bị thu hồi đất đều cho rằng mức đền bù đƣợc đƣa ra là còn thấp, họ mong muốn nhận đƣợc mức đền bù hợp lý hơn. Nhƣng mức đền bù cho các hộ nông dân đã đƣợc các cấp chính quyền thực hiện theo đúng chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc nên không thể thay đổi. Tuy ngƣời dân chƣa bằng lòng với mức đền bù đƣợc đƣa ra, nhƣng do tâm lý họ chƣa bao giờ có trong tay một số tiền lớn nhƣ vậy nên họ

thƣờng nhanh chóng đến làm thủ tục nhận tiền đền bù.

Tuy nhiên trong công tác đền bù, hỗ trợ khi thu hồi đất của Huyện vẫn tồn tại một số vƣớng mắc. Theo phƣơng án đền bù của nhà đầu tƣ thì chi phí đền bù, hỗ trợ cho việc di chuyển mồ mả là 5triệu đồng/1 ngôi mộ trong khi ngƣời dân đƣợc chính quyền xã thông báo nhận 3triệu đồng/1 ngôi mộ. Khi ngƣời dân biết đƣợc thông tin từ phía nhà đầu tƣ, đã có rất nhiều ngƣời không chấp nhận mức đền bù đó và không chịu đến nhận tiền. Chỉ có một số ít ngƣời không nắm đƣợc thông tin mới đến làm thủ tục nhận tiền đền bù. Việc làm thiếu minh bạch này của chính quyền xã đã làm ngƣời dân bất bình, mất long tin vào chính quyền và làm chậm trễ tiến độ thực hiện đền bù giải toả thu hồi đất thực hiện dự án của nhà đầu tƣ.

Chủ trƣơng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp của Nhà nƣớc ta qua thực tế đã tỏ ra khá đúng đắn và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhƣng bên cạnh đó, cũng tồn tại một số mặt trái cần đƣợc các cấp chính quyền quan tâm xem xét tìm cách khắc phục.

Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp không chỉ ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời dân có đất bị thu hồi mà còn ảnh hƣởng rất lớn và sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 44 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)