Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 103 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông

4.3.7. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Đây là một trong những giải pháp cả trƣớc mắt và lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho cả ngƣời lao động và Nhà nƣớc. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong đó chú trọng tuyển lao động chƣa qua đào tạo nghề đi xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng cần nhiều lao động phổ thông.

Chính quyền địa phƣơng cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xuất khẩu lao động; tìm hiểu, thẩm định năng lực hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động về làm việc tại địa phƣơng, cho phép những đơn vị xuất khẩu lao động có năng lực về làm việc, hạn chế những đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động gián tiếp, nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng đầu tƣ, hỗ trợ tài chính và khuyến khích ngƣời lao động tham gia vào các khoá học giáo dục hƣớng nghiệp và đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nƣớc sẽ đến làm việc để họ có đủ năng lực, trình độ lao động và kiến thức cần thiết để tự bảo về quyền lợi của mình khi làm việc ở

nghiệp, những lao động trẻ ở độ tuổi từ 18 – 24. Thực hiện liên thông, liên kết giữa các công ty xuất khẩu lao động với trƣờng trung cấp nghề Việt Hàn, các cơ sở đào tạo khác và chính quyền Huyện để tạo nguồn cung lao động cho các hoạt động xuất khẩu lao động cũng nhƣ đầu ra cho lao động có đất bị thu hồi đã tham gia các khóa đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Lồng ghép các nguồn kinh phí đào tạo trên địa bàn huyện để đào tạo nguồn xuất khẩu lao động, nhƣ: kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm, Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm… Các ngân hàng trên địa bàn huyện cần có kế hoạch dành đủ vốn, đồng thời cải tiến thủ tục cho vay vốn nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời lao động khi đã có xác nhận đã đƣợc tuyển đi làm việc có thời hạn tại nƣớc ngoài theo Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc cho vay đối với ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng của huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật quy định của nhà nƣớc, của tỉnh về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng trong việc giảm nghèo, tiến tới làm giàu bằng con đƣờng xuất khẩu lao động. Đối với gia đình và ngƣời lao động: các địa phƣơng, đơn vị đa dạng các hình thức biện pháp tuyên truyền giáo dục, để họ không những có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc đi xuất khẩu lao động, mà còn thấy đƣợc yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện khi tham gia thị trƣờng lao động ngoài nƣớc và trách nhiệm của ngƣời lao động để họ chủ động tham gia thực hiện. Giúp các gia đình nhận rõ trách nhiệm và thực hiện tốt cam kết với địa phƣơng, giáo dục vận động con em tham gia và thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu lao động, không trốn ở lại. Thành lập tổ Liên gia, giúp đỡ giám sát và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, các cấp chính quyền huyện mà trong đó nhấn mạnh vai trò của các đoàn thể, nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…

lao động và bản thân ngƣời tham gia xuất khẩu lao động sau khi hết hạn hợp đồng về nƣớc sử dụng số vốn có đƣợc từ xuất khẩu lao động sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Ngƣời dân có thể sử dụng bằng những các hiệu quả hơn nhằm duy trì đƣợc thành quả thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu lao động một cách bền vững nhƣ:

- Trích một phần vốn để chi trả cho các khoản vay mƣợn dùng làm chi phí xuất khẩu lao động.

- Sử dụng nguồn vốn đó để làm kinh tế hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ… tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.

- Dành một phần vốn không nhỏ cho các thành viên trong gia đình và bản thân ngƣời tham gia xuất khẩu lao động khi hết hạn về nƣớc học nghề và có thể phát triển nghề lâu dài, phát huy đƣợc thành quả của hoạt động xuất khẩu lao động.

KẾT LUẬN

Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình CNH – HĐH đất nƣớc. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên cả nƣớc nói chung, trên địa bàn huyện Văn Giang nói riêng. Từ thực tế nhận thấy rằng, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian vừa qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; nâng cao đời sống của ngƣời dân. Tuy vậy, bản thân vấn đề thu hồi đất nông nghiệp cũng có những mặt trái của nó. Trong đó nghiêm trọng nhất là vấn đề thất nghiệp và không có việc làm ổn định của lao động bị thu hồi đất. Tuy vậy vấn đề giải quyết việc làm lại gặp nhiều khó khăn do diện tích đất thu hồi ngày càng tăng, số lao động cần đƣợc giải quyết việc làm ngày càng nhiều, sức ép việc làm rất lớn.

Những năm qua, trên địa bàn huyện đã thu hồi 907,67 ha đất nông nghiệp, ảnh hƣởng đến việc làm của 3.780 lao động. Bằng nhiều chính sách giải quyết việc làm nhƣ chính sách định cƣ tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… chính quyền huyện đã giải quyết việc làm cho 1.540 lao động, tạo việc làm cho trên 5.000 lao động từ sản xuất nông nghiệp sang nhành nghề công nghiệp, dịch vụ và đi lao động nƣớc ngoài, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: số lƣợng việc làm tạo ra còn ít, chủ yếu là những việc làm đòi hỏi lao động giản đơn; chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và tự phát; số lƣợng lao động xuất khẩu còn thấp so với nhu cầu việc làm của lao động…

Trong những năm tới, việc thu hồi đất sẽ tiếp tục diễn ra không ngừng và mạnh mẽ hơn. Do vậy, để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống của ngƣời lao động, Huyện

Văn Giang cần thực hiện giải quyết việc làm theo phƣơng hƣớng sau: chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông và không đòi hỏi chuyên môn cao; nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; nâng cao vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Để đến năm 2020 về cơ bản huyện Văn Giang trở thành huyện công nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại, trong những năm tới huyện cần đẩy nhanh, mạnh hơn nhịp độ CNH, HĐH. Điều này có nghĩa là việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn, số lƣợng lao động có nhu cầu giải quyết việc làm sẽ nhiều hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, tác giả đã đề ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Những giải pháp này đƣợc đƣa ra dựa trên nghiên cứu thực tế về thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn huyện những năm vừa qua, dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và dự báo nhu cầu việc làm của lao động trên địa bàn huyện đến năm 2020, bao gồm: tăng cƣờng chỉ đạo công tác quy hoạch kinh tế, xã hội và đất đai; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nông nghiệp; thực hiện các chính sách thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp có vòng quay ngắn nhằm tăng cầu về lao động; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ; tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi; tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tiếng Việt

1. Chính phủ, 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiêt

một số điều Luật Đất đai. Hà Nội.

2. Chính phủ, 2014. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Hà Nội.

3. Nguyễn Sinh Cúc, 2008.“Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”. Tạp chí Cộng sản điện tử, số 14.

4. Hoàng Văn Cƣờng, 9/2006. “Vấn đề việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp”. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 15, tr. 25-31.

5. Nguyễn Hữu Dũng, 2008. “Phát triển Khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam”. Tạp chí cộng sản, số 5.

6. Đào Ngọc Dũng và cộng sự, 2008. “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

thôn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. Báo Nhân dân, (19203 - 19206).

7. Phạm Chánh Dƣơng, 1/2003. “Về thực hiện chính sách đền bù giải toả trong phát triển các khu công nghiệp”. Tạp Chí Cộng sản, số 3.

8. Trần Đắc Hiến, 2006. “Phát triển Khu công nghiệp với ổn định đời sống ngƣời dân ở nông thôn nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 20. 9. Nguyễn Văn Hiển, 2010. “Khiếu nại, tố cáo đông người-Đất đai vẫn là điểm

nóng”. Báo điện tử Đảng Công sản Việt Nam.

10. Vũ Thị Mai, 2007. Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá

trình đô thị hoá Hà Nội. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

11. Trần Minh Ngọc, 2009. Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2020. Đề tài NCKH cấp Bộ,

Viện KXXH Việt Nam.

12. Lê Du Phong, 2007. Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Văn Giang. 2014. Báo cáo thống kê

diện tích đất đai huyện Văn Giang. Hƣng Yên.

14. Phòng Dân số huyện Văn Giang. 2014. Báo cáo thống kê dân số huyện Văn Giang.

Hƣng Yên.

15. Quốc hội, 2012. Bộ luật lao động 2012 ngày 18 tháng 6 năm 2012. Hà Nội. 16. Quốc hội, 2013. Luật đất đai 2013 ngày 26 tháng 11 năm 2013. Hà Nội.

17. Vũ Đức Quyết, 2006. “Một số giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng thu hồi đất để phát triển các Khu công nghiệp và đô thị”. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Số 23.

18. Đặng Kim Sơn, 2008. Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông

dân trong quá trình công nghiệp hoá. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

19. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Đề tài

độc lập cấp Nhà nƣớc.

Website

20. Dƣơng Đình Giám. 2010. Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất cho các dự án phát triển công nghiệp. Tạp chí công nghiệp. Ngày 12/11/2010. Địa chỉ truy cập: < http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/151/13508/Chitiet.html>. 21. UBND tỉnh Hƣng Yên. 2013. Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 28/11/2013

về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu, 2011-2015) huyện Văn Giang địa chỉ truy cập:

http://congbao.hungyen.gov.vn/>

22. UBND tỉnh Hƣng Yên. 2014. Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 về Ban hành quy định một số trường hợp cụ thể về bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Địa chỉ

truy cập: <http://congbao.hungyen.gov.vn/>

về việc phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí, danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Địa chỉ truy cập: <http://congbao.hungyen.gov.vn/>.

24. UBND tỉnh Hƣng Yên. 2011. Quyết định số 1253/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2011. Địa chỉ truy cập: <http://congbao.hungyen.gov.vn/>. HĐND huyện Văn Giang 2010. Nghị quyết về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

mục tiêu, nhiệm vụ 05 năm, 2010-2015). Địa chỉ truy cập:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 103 - 110)