Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 62)

(tính bình quân cho một hộ của từng nhóm)

Cây trồng Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo DT (ha) NS (tạ/ ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ ha) SL (tạ) 1. Rau 0.33 24.3 8.13 0.28 24.4 7.01 0.02 24.3 5.4 2. Lúa 0.49 41.31 20.17 0.40 40.76 16.44 0.35 37.80 13.23 3. Ngô 0.10 37.75 3.75 0.11 37.27 4.10 0.10 36.90 3.57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

b) Tình hình sản xuất cây Lúa ở các hộ

Tư liệu phục vụ sản xuất: để tiến hành sản xuất Lúa các hộ cần có một

số dụng cụ chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất. Số lượng các tài sản này ở các nhóm hộ là khác nhau. Xe máy không những là phương tiện đi lại của con người, đối với người dân ở xã đây còn là phương tiện chuyên chở phân bón cho sản xuất, mang các sản phẩm khác đem ra chợ bán… số lượng xe máy ở hộ khá là cao nhất, tiếp theo là các hộ trung bình, các hộ nghèo không có xe máy. Về máy cày, ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình mỗi hộ đều có 1 máy cày phục vụ sản xuất gia đình, vì diện tích canh tác không quá lớn và không quá chênh lệch giữa các nhóm nên 1 máy cày đã đủ phục vụ cho sản xuất của hộ trong năm. Với hộ nghèo thì tỷ lệ máy cày trên một hộ là 50%, ở đây có 10 hộ nghèo thì 5 hộ có máy cày và 5 hộ không có máy cày, vì sản xuất với diện tích nhỏ nên có thể dùng sức trâu, bò kéo cày, mượn máy cày, đổi công cày bừa với mọi người trong xóm, việc thuê cày bừa ở địa phương là rất ít, trong 100 hộ điều tra tất cả đều không có chi phí thuê cày bừa.

Về trâu bò cày kéo thì hộ trung bình, hộ khá sử dụng phổ biến hơn. Máy bơm nước tập trung ở các hộ khá vì việc sử dụng máy bơm nước ở địa phương chưa nhiều, chưa thực sự cần thiết nên nhiều hộ chưa mua sắm máy bơm nước, khi cần dùng thì có thể đi mượn. Bình phun, nhìn chung mỗi hộ đều có 1 bình phun, cả hộ khá và hộ trung bình, còn với hộ nghèo thì 8/10 hộ là có bình phun, còn các hộ chưa có thì đi mượn dùng khi cần. Ta có thể nhận thấy có một số tài sản phục vụ sản xuất bà con chưa có thì có thể mượn của các hộ khác, hay nhờ sự giúp đỡ từ hàng xóm, điều này cho ta thấy bà con ở đây biết giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau. Cuốc, xẻng là những dụng cụ thường dùng mà nhà nào cũng có, nhưng ở các hộ khá có sự đầu tư mua sắm nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại, nhóm hộ nghèo thì sự đầu tư vẫn là thấp nhất. Sân phơi là tư liệu sản xuất không thể thiếu và cùng không thể thay thế trong sản xuất lúa , với đặc tính là cần phải phơi khô ngay khi thu hoạch nên cần có số lượng sân phơi phù hợp với sản lượng lúa , tuy nhiên với sản lượng tương đương có thể có số sân phơi bằng nhau, khi đó diện tích sân phơi sẽ khác nhau. Qua kết quả tổng hợp ở bảng ta thấy số sân phơi trung bình ở hộ khá, hộ nghèo và hộ trung bình thì mỗi hộ chỉ có 1 sân phơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 62)