Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa của hộ theo giống Lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 76)

Chỉ tiêu ĐVT PC26 LTH35 N24

I. Các chỉ tiêu kết quả

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 109.052,00 121.560,00 76.440,00

2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 17.978,90 18.321,10 14.963,40

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 83.296,9 95.314,6 55.004,7

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 73.947 91.765 53.645

II. Các chỉ tiêu hiệu quả

1. GO/IC Lần 6,1 6,6 5,1 2. VA/IC Lần 4,6 5,2 3,7 3. MI/IC Lần 4,1 5,0 3,6 4. GO/LĐGĐ 1000đ/ công 553,6 741,2 509,6 5. VA/LĐGĐ 1000đ/ công 422,8 581,2 366,7 6. MI/LĐGĐ 1000đ/ công 375,4 559,5 357,6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Kết quả và hiệu quả sản xuất theo giống được thể hiện qua bảng 3.13. Nhận xét chung về kết quả sản xuất của các giổng Lúa như sau:

Giá trị sản xuất của các giống theo thứ tự giảm dần: Giống LTH35 với 121.560,0 nghìn đồng/ha, giống PC26 với 109.052,0 nghìn đồng/ha, giống N24 với 76.440,0 nghìn đồng/ha. Chi phí trung gian cao nhất là của giống LTH35, thứ hai là của giống PC26 và giống N24 là thấp nhất, đầu tư nhiều cho kết quả cao, đây là lẽ dĩ nhiên, với hai giống còn lại thì không như vậy. Giá trị gia tăng của các hộ theo thứ tự giảm dần là giống LTH35, PC26, N24 với các giá trị theo thứ tự như sau: 95.314,6 nghìn đồng/ha, 83.296,6 nghìn đồng/ha, 55.004,7 nghìn đồng/ha. Thu nhập hỗn hợp cao nhất là của giống LTH35 là 91.765,0 nghìn đồng/ha, thấp nhất là của giống N24 53.645,0 nghìn đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế của các giống là khác nhau, có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể là giá trị các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ( GO/IC, VA/IC, MI/IC) của các giống theo thứ tự giảm dần như sau: cao nhất là giống LTH35 với 6,6 lần, 5,2 lần, 5,0 lần; cao thứ hai là giống PC26 với 4.23 lần, 3.23 lần, 4,1 lần, cuối cùng là giống N24 với 5,1 lần, 3,7 lần, 3,6 lần.

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động: GO/LĐGĐ, VA/LĐGĐ, MI/LĐGĐ: tất cả các chỉ tiêu này của giống LTH35 đều cao nhất lần lượt là: 741,2 nghìn đồng/công, 581,2 nghìn đồng/công, 559,5 nghìn đồng/công, thấp nhất là giống N24 với các giá trị lần lượt là: 509,6 nghìn đồng/công, 366,7 nghìn đồng/công, 357,6 nghìn đồng/công.

3.2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa theo địa bàn dân cư

Bảng 3.14 cho chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa theo địa bàn dân cư (hay theo xã). Sở dĩ tôi muốn đi phân tích hiệu quả theo địa bàn dân cư vì ở huyện Bắc Sơn nhìn chung các xóm bị chia cắt bới các dãy núi, các hộ phân bố tập trung thành từng vùng, các nguồn lực đất đai, ánh sáng, nguồn nước,…cũng khác nhau, ngoài ra còn có sự nhận thức, cách thức sản xuất ít nhiều cũng mang đặc điểm riêng của từng vùng. Vì vậy phân tích hiệu quả theo địa bàn dân cư sẽ cho ta có cái nhìn theo từng nhóm vùng riêng, từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa phù hợp từng vùng.

Qua bảng 3.14 dưới đây ta thấy xã Nhất Hòa có giá trị sản xuất cao nhất đạt 126.600,0 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp cũng cao nhất, các giá trị lần lượt là: 19.641,5 nghìn đồng/ha, 98.463,20 nghìn đồng/ha, 88.937,2 nghìn đồng/ha. Xã Vũ Sơn có giá trị sản xuất và chi phí trung gian, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp cao thứ hai. Xã Quỳnh Sơn có giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp cao thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 76)