Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra
a) Chọn điểm nghiên cứu: huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn. Huyện Bắc Sơn có diện tích và sản lượng lớn, tập trung, là một trong những huyện đi đầu trong việc trồng lúa, sản xuất cây Lúa là nguồn thu lớn nhất trong năm của người dân huyện.
b) Chọn mẫu điều tra
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, tác giả sẽ lựa chọn, tiến hành điều tra tại 3 xã trên địa bàn huyện gồm: xã Quỳnh Sơn, xã Vũ Sơn và xã Nhất Hòa. Lý do tác giả lựa chọn 3 xã này để tiến hành điều tra vì 3 xã này có đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đai diện cho các vùng sinh thái của huyện, từ đó giúp tác giả có thể so sánh và có cái nhìn khách quan hơn về phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể là:
- Xã Quỳnh Sơn là một xã nghèo, là xã vùng 3, vùng sâu, vùng xa, đại
diện cho những xã có điều kiện kinh tế khó khăn nhất huyện Bắc Sơn. Xã có điều kiện thuận lợi là có tiềm năng lớn về đất đai, có quỹ đất chưa sử dụng, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và cây dược liệu, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh đó, xã còn gặp rất nhiều khó khăn như địa hình chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh gây khó khăn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch bố trí dân cư, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp; Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông thường
lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi; Là nơi có địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi buôn bán hàng hóa của nhân dân; Nhân dân xã Quỳnh Sơn sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là chính, thu nhập đầu người còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Xã Vũ Sơn là xã có điều kiện tương đối thuận lợi, gần trung tâm
huyện và có đường tỉnh lộ đi qua.Bên cạnh đó, cũng như các xã khác trong huyện, Vũ Sơn cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Nắng nóng kéo dài và lượng mưa giảm mạnh đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
- Xã Nhất Hòa là xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, diện tích đất
nông lâm nghiệp rộng, phù hợp trồng các loại cây trồng nông, lâm nghiệp như: mở rộng diện tích đất trồng lúa, ngô; tuyên truyền cho bà con sử dụng các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, xã có tuyến đường giao thông đi qua địa bàn xã thuận lợi cho việc trao đổi mua bán hàng hoá với các xã, huyện trong tỉnh, tạo đà cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, khó khăn của địa phương là xã vùng núi, xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều, việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế. Thời tiết thay đổi thất thường mưa nhiều, rét đậm rét hại kéo dài làm thiệt lại không nhỏ đến cây trồng vật nuôi trên địa bàn.
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra Trong đó: 90 100,00 Hộ khá 63 70 Hộ trung bình 18 20 Hộ nghèo 9 10
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
a)Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu sẵn có của địa phương về tình hình cơ bản kinh tế, xã hội, kết quả sản xuất, thu mua lúa …; các văn bản, báo cáo,.. của các cơ quan liên quan; qua sách, báo, tạp chí, internet; các luận văn, công trình liên quan đến đề tài và liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
b)Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra về tình hình chung của hộ như tuổi tác, trình độ, số lao động, diện tích đất canh tác, nguồn lực phục vụ cho sản xuất, chi phí, nguồn thu từ sản xuất cây lúa , tình hình sản xuất các sản phẩm khác.
Trực tiếp phỏng vấn nông dân, cán bộ địa phương và các cán bộ tại các cơ sở nghiên cứu bằng các câu hỏi được lập sẵn.
Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên đại diện cho tổng thể nghiên cứu, cụ thể:
-Điều tra tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đây là huyện có diện tích và sản lượng sản xuất Lúa cao của tỉnh.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp được trích dẫn, chọn lọc, thông qua chọn lọc, hệ thống hóa để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
Số liệu sơ cấp từ các phiếu điều tra được kiểm tra, phát hiện sai sót, nhầm lẫn, được nhập thành cơ sở dữ liệu sau đó được xử lý bằng máy tính tay, phần mềm EXCEL. Phân tích trên cơ sở các lý thuyết kinh tế.
2.3.4. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá mức độ của hiện tượng.
Phương pháp so sánh:
+So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất cây Lúa với các cây trồng khác. So sánh mức đầu tư chi phí với kết quả thu được.
Phương pháp hạch toán: là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia dùng cho việc hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để xác định hiệu quả kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu định tính : phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào. Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn.