Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 93)

Một số yếu tố ảnh hưởng

tới sản xuất lúa

Khó khăn Thuận lợi Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%)

Vốn 58 65,00 32 35,00

Giống 90 100,00 0 0,00

Phân bón 57 64,00 33 36,00

Thời tiết khí hậu 81 90,00 9 10,00

Đất đai 18 20,00 78 80,00

Lao động 45 45,00 55 55,00

Thủy lợi 40 38,00 50 62,00

Giao thông 70 63,00 20 37,00

Thị trường tiêu thụ 43 48,00 47 52,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

3.3.1. Giống lúa

Giống tốt là yếu tố rất quan trọng để sản xuất đạt hiệu quả cao, giống tốt phải là giống phù hợp với điều kiện của vùng, cho năng suất cao, có khả

năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cao. Với người dân sản xuất Lúa ở huyện Bắc Sơn thì giống là yếu tố thuận lợi, vì vậy kết quả điều tra là 100% các hộ được điều tra cho đây là yếu tố thuận lợi. Giống liên quan không chỉ tới năng suất thu được mà còn liên quan đến chất lượng Lúa phơi. Theo “Báo cáo kết quả sản xuất Lúa năm 2017-2018 và kế hoạch sản xuất Lúa năm 2018-2019” thì năm 2018, người dân trong huyện sử dụng 8,9kg giống Lúa mới như: PC26, N25, GL159, LTH35, N24. Việc sử dụng giống Lúa mới cùng với việc áp dụng nhiều tiến bộ KH-KT, nên cây Lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, nhiều gia đình đạt năng suất từ 3,0-3,5 tấn/ha. Tuy nhiên có nhiều hộ do chưa hiểu biết đúng, ngại đổi mới, tư duy cũ nên vẫn sử dụng giống cũ tự để, hậu quả là khá nhiều ruộng sử dụng giống cũ sinh trưởng phát triển kém, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cho hiệu quả kinh tế thấp.

3.3.2. Quy mô sản xuất

Sản xuất Lúa trên địa bàn huyện Bắc Sơn hiện đang được tiến hành trên quy mô hộ gia đình, bởi thế khi tiến hành sản xuất thuốc cũng trên quy mô hộ gia đình. Đất sản xuất của các hộ chưa tập trung, phân tán, diện tích đất trồng Lúa của các hộ so với tổng diện tích đất canh tác vẫn còn thấp, diện tích còn nhỏ, manh mún điều đó dẫn tới việc không thuận lợi cho tập trung chăm sóc, mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều hộ có diện tích đất canh tác khá lớn nhưng diện tích đất trồng Lúa lại chỉ chiếm khoảng một nửa bởi vì ruộng nhỏ mà phân tán, việc đi lại trồng, chăm sóc hay vận chuyển không thuận lợi, trong khi lao động gia đình lại có hạn nên những năm qua diện tích đất sản xuất Lúa của hộ dù có thay đổi nhưng cũng với diện tích rất nhỏ, nhiều hộ còn giảm diện tích để tập trung đầu tư, chăm sóc cho diện tích nhỏ hơn nhưng với hiệu quả tương đương.

3.3.3. Quy trình kỹ thuật thâm canh cây lúa

- Kỹ thuật chọn và làm đất gieo mạ

Chọn và làm đất rất quan trọng, giúp cây lúa phát triển nhanh, dễ điều chỉnh mực nước, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh.

Về chọn loại đất: Nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Đất phải chủ động được tưới tiêu.

Sau khi chọn xong, ta tiến hành cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng.

- Kỹ thuật ngâm, ủ giống và gieo mạ

Trong điều kiện thuận lợi nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, phát triển khả năng nảy mầm.

Ngâm ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đem vào ngâm. Trong vụ HT ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Trong quá trình ngâm thì sau 8-10 giờ nên thay nước một lần. Sau đó vớt ra, đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng hoặc bằng bao tải…

Trong vụ ĐX khi mầm dài bằng ½ hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo được. Còn trong vụ HT thì hạt nứt nanh thì đem gieo được. Nếu mầm ngắn thì ngâm nước để nó dài ra.

Mật độ gieo là: 50-60 gam giống/m2, tương ứng với 25-30 kg/sào Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa thuần là:

Vụ HT: 80-100 kg Vụ ĐX: 110-120 kg

Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa lai là 24-30 kg

Sau khi thóc giống có thể đem đi gieo, ta tiến hành bón phân rồi gieo. Khi gieo được 2-3 ngày thì dùng thuốc diệt cỏ Sofic để phun, tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ.

Trong vụ ĐX cần chú ý chống rét cho mạ. Có thể áp dụng các biện pháp sau để chống rét cho mạ:

+ Rắc tro bếp: 10-13 kg/sào + Phủ nilon

+ Đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ + Tăng cường bón phân kali

- Kỹ thuật cấy

Sau khi thấy tuổi mạ có thể cấy, chúng ta tiến hành cấy + Mật độ cấy đối với lúa thuần:

Vụ HT cấy 45-50 khóm/m2, 3 - 4 dảnh/khóm Vụ ĐX cấy 45-50 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm + Mật độ cấy đối với lúa lai:

Vụ HTcấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm Vụ ĐX cấy 40-42 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm + Kỹ thuật cấy

Nông tay để lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, khỏe. Đối với lúa lai nói riêng, các giống lúa nhắn ngày nói chung không nên nhổ cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng băng rộng 1,2m – 1,4m, cấy theo khóm, hướng băng cấy vuông góc với mặt trời mọc và lặn.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi cấy

Sau khi cấy, phải thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hóa làm đòng có thể tháo hết nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có đòng già thì rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa rồi tháo cạn và chỉ giữ để ấm. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của cây lúa, bón phân để lúa phát triển khỏe mạnh, ra lá nhánh và đẻ nhánh sớm. Nếu phát hiện thấy sâu bệnh thì tiến hành phun thuốc ngay. Khi thấy thời tiết nắng ráo, lúa chín trên 90% thì tiến hành thu hoạch. Vào mùa mưa lũ cần tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về tuốt lấy hạt, phơi khô.

3.3.4. Thời tiết khí hậu

Nhìn chung thời tiết khí hậu huyện Bắc Sơn thuận lợi cho sản xuất cây lúa . Tuy nhiên nhiều khi vẫn có những hiện tượng thời tiết bất thường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của người dân, đặc biệt là năm 2018 là năm thời tiết rất thất thường, sản xuất Lúa gặp rất nhiều khó khăn, 100% các hộ được điều tra đều cho rằng năm 2018 là năm khó khăn, thời tiết đầu vụ thì rét đậm, rét hại kéo dài, mưa nhiều, không có nắng, gần cuối trời âm u, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cấy, ảnh hưởng đến chất lượng Lúa, thêm nhiều ruộng trồng Lúa bị sâu, bệnh đã làm giảm sản lượng và chất lượng lúa .

3.3.5. Vốn

Ở huyện Bắc Sơn các hộ tùy thuộc vào lao động và khả năng kinh tế của gia đình mà quyết định quy mô sản xuất Lúa của hộ chứ không vay vốn để sản xuất, chính vì vậy mức sống của hộ quyết định vốn đầu tư cho sản xuất. Các hộ khá là những hộ có khả năng kinh tế cao hơn hay có khả năng huy động vốn đầu tư hơn, kinh nghiệm sản xuất, có ý thức hơn trong việc đầu tư sản xuất lúa , nên tổng sản phẩm làm ra cho giá trị sản xuất cao hơn, đồng thời cũng là những hộ có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Hộ có mức sống cao sẽ có khả năng kinh tế mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất hơn các nhóm hộ khác vì muốn sản xuất có hiệu quả cao thì phải có nguồn vốn đầy đủ, kịp thời, sử dụng vốn cần phải hiệu quả. Tuy nhiên nhìn chung người dân vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất.

3.3.6. Thủy lợi

Công tác thủy lợi tốt sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế của cây. Lúa là loại cây trồng không chịu được ngập úng, một chút thời gian khô hạn là cần thiết để nâng cao sản lượng, chất lượng cây, tuy nhiên khô hạn trong thời gian dài hay trong thời gian cây cần nước cho sinh trưởng và phát triển mà không tưới đủ lượng nước cần thiết thì cây cũng sẽ chậm phát triển,

hoặc phát triển không đồng đều, thậm chí cháy lá, ra hoa sớm, khi đủ độ ẩm thì cây mới có khả năng phát triển tốt.

Theo kết quả điều tra có 20% hộ gặp khó khăn trong lấy nước tưới tiêu, theo các hộ này là do ruộng ở cuối nguồn nước nên dù hệ thống kênh mương có đi qua thì cũng khó lấy đủ nước tưới, còn khi trời mưa to thì nước dồn về, không kịp thoát nước gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ. Nhìn chung huyện Bắc Sơn đã xây dựng được hệ thống thủy lợi đi qua hầu hết các cánh đồng, tuy vậy với những ruộng là đất đồi thì các kênh mương dẫn nước chưa đi qua được hết, thêm nữa là vào thời gian khô hạn thì nhiều cánh đồng mà những kênh mương dẫn nước cũng khô hạn, việc lấy nước tưới là vô cùng khó khăn, hầu như chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên.

3.3.7. Tiêu thụ

Trong quá trình sản xuất hàng hóa tiêu thụ là khâu cuối cùng và quan trọng nhất bởi nó cho biết được giá trị sản phẩm của quá trình sản xuất, cho biết công sức, đồng vốn mà người dân bỏ ra trong suốt quá trình sản xuất liệu có được trả xứng đáng đồng thời đây cũng là khâu quyết định quá trình sản xuất tiếp theo.

Sản phẩm Lúa nguyên liệu được người sản xuất sấy khô, phân loại, đóng bao và bán cho người mua hay cho trạm thu mua tại xã. Có rất nhiều hộ bán sản phẩm cho người thu mua ngoài do việc phân loại không đạt yêu cầu,sản phẩm bị ép giám do vận chuyển xa.... Giá cả những năm gần đây có sự biến động khá lớn, đặc biệt là năm 2018, tùy thời điểm mà giá lên xuống thất thường, gây tổn thất cho nhiều hộ sản xuất lúa . Chất lượng Lúa không bằng năm 2016,2017, giá cả lại biến động thất thường, đầu vụ được giá, cuối vụ mất giá, nhiều Lúa bị nổ bông, Lúa lép cũng được mua bán với số lượng lớn, ngày càng phức tạp nên giá Lúa năm 2018 đã thấp lại càng thấp, đặc biệt với những hộ bán vào cuối vụ, giá trị sản xuất bị giảm mạnh chỉ sau một thời

gian ngắn. Điều đó cũng ảnh hưởng phần nào tới quyết định sản xuất của nhiều hộ trong vụ Lúa năm 2018 này.

3.3.8. Một số yếu tố khác

Một số yếu tố khác như: phân bón, lao động, đất đai, giao thông cũng ảnh hưởng phần nào tới phát triển sản xuất lúa. Về phân bón, phân bón được Viện KT-KT ứng trước, nếu mua phân bón ở các đại lý thì cũng được cho nợ không tính lãi đến cuối vụ Lúa nên khoản đầu tư này của người dân được lùi lại cho tới khi hết vụ lúa , chính vì vậy phân bón có thể nói là một yếu tố thuận lợi trong việc sản xuất lúa. Về đất đai, nhìn chung đất ở huyện Bắc Sơn thuận lợi cho sản xuất Lúa nhưng đất ở nhiều nơi bị bạc màu, đất cứng, việc làm đất là khá vất vả, kết quả điều tra cho thấy có 20 hộcho biết đất canh tác của hộ phần lớn là đất xấu, khó làm đất. Về lao động, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Lúa nói riêng yêu cầu một lực lượng lao động nhất định, lao động này có tính chất mùa vụ, tức là bận rộn vào mỗi vụ mùa và nhàn rỗi khi hết vụ, sản xuất Lúa đòi hỏi phải bỏ ra một số lượng công lao động lớn, nhất là từ khi bắt đầu thu hoạch, vì lúc đó phải vừa thu hoạch, vừa ngắt ngọn, bắt sâu,…vì vậy quy mô sản xuất, sản lượng cây trồng phụ thuộc vào lực lượng lao động, có 19 hộ(31,67%) cho biết gia đình thiếu lao động để phát triển sản xuất lúa . Về giao thông, việc vận chuyển lúa , chủ yếu là vận chuyển Lúa từ ruộng về nhà sấy cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Lúa của người dân, có 26 (43,33%) hộ cho biết ruộng sản xuất của gia đình cách xa nhà, vận chuyển Lúa chỉ có thể dựa vào sức người để vận chuyển Lúa từ ruộng về nhà sấy.

Như vậy ta thấy rằng các yếu tố nêu trên cũng có ảnh hưởng đến sản xuất Lúa của người dân. Muốn sản xuất Lúa hiệu quả cần có biện pháp giải quyết tốt các yếu tố gây trở ngại đó.

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất cây Lúa tại huyện xuất cây Lúa tại huyện

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch sản xuất cây Lúa trong huyện

Thực tế đất đai người dân còn manh mún, phân tán nên khó khăn trong việc mở rộng diện tích sản xuất, trong việc đưa sản xuất cây Lúa trở thành ngành sản xuất hàng hóa, vậy cần phải có kế hoạch bố trí lại đất sản xuất cho phù hợp, tập trung ưu tiên phát triển những giống cho năng suất cao, biện pháp ngắn hạn là các hộ có ruộng ở vị trí thích hợp có thể đổi ruộng cho nhau, hoặc có thể hợp tác cùng sản xuất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, bảo vệ rừng đầu nguồn đảm bảo có nước tưới cho ruộng lúc cần. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung , đầu tư có trọng điểm vùng nguyên liệu có chất lượng thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu.

3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật canh tác

Tuyển chọn giống có tiềm năng về năng suất và chất lượng phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, cải tiến thực hiện các quy trình kỹ thuật như gieo trồng, hái sấy và phân cấp để tạo sản phẩm có chất lượng cao.

Các hộ chủ động nắm bắt quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt quy trình chăm sóc cây từ khi ươm giống đến khi cây trưởng thành, thực hiện tốt quy trình thu hoạch, chế biến theo những kiến thức đã được tập huấn, áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến.

Tiếp tục tổ chức kí hợp đồng đầu tư theo hình thức nhóm hộ, theo xóm. Phòng NN&PTNT phối kết hợp với mạng lưới khuyến nông xã xây dựng lịch thời vụ gieo ươm, trồng, chăm sóc cho các thôn cũng như chỉ đạo, hướng dẫn cho bà con làm tốt công tác gieo trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đầu tư đủ phân bón theo định mức (1000kg/ha), thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật, tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời, gặt Lúa đúng thời vụ, đảm bảo chất lượng Lúa, tiếp tục mở thêm các lớp dạy nghề trồng trọt Lúa cho bà con, chuyển giao tiến bộ

KHKT, tiến bộ về quy trình kỹ thuật, phân bón...cho bà con góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao vị thế của sản xuất Lúa huyện Bắc Sơn trên thị trường nguyên liệu trong và ngoài nước.

3.4.3. Giải pháp về tiêu thụ

Tăng cường quản lý tại các điểm thu mua, tránh hiện trạng ép giá người dân, tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ Lúa ngay trong xã để quản lý thị trường hiệu quả hơn, từ đó xây dựng được kế hoạch đúng cho thời gian tới.

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường

Tổ chức các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các câu lạc bộ khuyến nông để người nông dân trồng và chế biến có điều kiện trao đổi thông tin về kinh nghiệm sản xuất, về kỹ thuật sản xuất, bảo quản lúa và trao đổi thông tin về giá cả thị trường.

Thành lập các HTX tiêu thụ để việc tiêu thụ có tổ chức hơn, thông tin thị trường được rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 93)