Chi phí sản xuất cho các giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)

(ĐVT: 1000đ/ha)

Chỉ tiêu Giống N24 Giống LTh3 Giống P26

1. Chi phí trung gian (IC) 17.978,9 18.321,2 14.963,4 a. Chi phí vật chất 17.978,9 18.321,2 14.963,4

 Giống 3.970,8 4.046,4 3.304,8

 Phân bón 2.206,0 2.248,0 1.836,0

 Vôi 3.860,5 3.934,0 3.213,0

 Chi phí thêu ngoài 4.632,6 4.720,8 3.855,6

 Thuốc BVTV 3.309,0 3.372,0 2.754,0 b. Chi phí DV 0,00 0,00 0,00 2. Chi phí LĐ thuê 7.776,2 7.924,2 6.471,0  Làm đất 1.158,2 1.180,2 963,9  Tuốt lúa 6.618,0 6.744,0 5.508,0 Tổng CP 25.755,1 26.245,4 21.435,3

Qua bảng 3.8 cho ta thấy chi phí sản xuất của các giống Lúa khác nhau là khác nhau. Chi phí đầu tư trung bình cho 1ha Lúa theo thứ tự giảm dần là: 26.245,4 nghìn đồng/ha cho giống N24; 25.755,1nghìn đồng/ha cho giống NTH3; 21.435,3 nghìn đồng/ha cho giống P26. Ta sẽ đi xem xét cụ thể các loại chi phí để có cái nhìn rõ hơn về tình hình đầu tư của nông dân cho các loại giống.

Chi phí trung gian ở đây đồng thời cũng là chi phí vật chất, ta đi phân tích chi phí trung gian theo thứ tự giảm dần cho các loại giống. Chiếm khoảng đầu tư cao nhất là Làm đất, trong đó chi phí cho Làm đất cao nhất là giống N24 với 1.180,2 nghìn đồng/ha, thứ hai là giống NTH3 với 1.158,2 nghìn đồng/ha, thứ ba là giống P26 với 963,9 nghìn đồng/ha. Chi phí Làm đất bình quân 1ha cho các giống có sự chênh lệch đáng kể, chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất lên tới 200 nghìn đồng một ha. Về phân chuyên dụng: lượng phân chuyên dụng sử dụng cho giống N24 cũng cao nhất 4.720,8 nghìn đồng/ha, thấp nhất là giống P26. Khoản chi phí cao tiếp theo là chi phí cho Tuốt lúa với mức đầu tư cao nhất là 6.744,0 nghìn đồng/ha thuộc về giống N24, thấp nhất là 5.508,0 nghìn đồng/ha của giống P26. Các khoản đầu tư cho Giống, Phân bón, thuốc BVTV là khá nhỏ so với các khoản trên.

Theo địa bàn dân cư

Hiệu quả sản xuất ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau, tuy là trong phạm vi một huyện nhưng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán canh tác, nhận thức khác nhau thì chi phí đầu tư đầu vào của mỗi vùng là khác nhau. Ở đây ta chia ra mỗi vùng là một xã lấy chi phí là chi phí bình quân một ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)