Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ theo theo mức sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

I. Các chỉ tiêu kết quả

1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 233.200,0 56.000,0 21.200,0

2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 21688,7 9388,8 3586,0

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 178.350,8 42.550,4 16.063,0

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 168.830,8 39.050,4 14.763,0

II. Các chỉ tiêu hiệu quả

1. GO/IC Lần 10,8 6,0 5,9 2. VA/IC Lần 8,2 4,5 4,5 3. MI/IC Lần 7,8 4,2 4,1 4. GO/LĐGĐ 1000đ/ công 681,87 466,67 432,65 5. VA/LĐGĐ 1000đ/ công 521,49 354,59 327,82 6. MI/LĐGĐ 1000đ/ công 493,66 325,42 301,29

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Qua bảng 3.12: ta thấy được các giá trị cơ bản đó là giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp của từng nhóm hộ điều tra trên 1ha trồng lúa .

Giá trị sản xuất là toàn bộ những gì thu được sau một quá trình sản xuất. Trong sản xuất Lúa thì đó là giá trị sản phẩm chính; giá trị sản lượng Lúa với giá tương ứng tại thời điểm đó.

Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí biến đổi có liên quan ảnh hưởng tới năng suất lúa . Sự gia tăng giảm của chi phí trung gian ảnh hưởng tới sự tăng giảm về năng suất. Trong sản xuất Lúa ở huyện Bắc Sơn thì đây cũng chính là chi phí vật chất, tức là các khoản chi phí về phân bón, thuốc BVTV,.

Bảng 3.12 đã tổng hợp lại kết quả sản xuất Lúa theo mức sống của hộ, tổng kết lại ta thấy giá trị sản xuất của nhóm hộ khá là cao nhất đạt 233.200,0 nghìn đồng/ha, sau đó đến nhóm hộ trung bình đạt 56.000,0 nghìn đồng/ha,và cuối cùng lá nhóm hộ nghèo đạt 21.200,0 nghìn đồng/ha. Đầu tư chi phí của nhóm hộ khá đạt cao nhất là 21688,7 nghìn đồng/ha, tiếp theo là hộ trung bình là 9388,8 nghìn đồng/ha, thấp nhất là hộ nghèo với 3586,0 nghìn đồng/ha (theo giá thời điểm năm 2018). Giá trị gia tăng của các nhóm hộ cũng có sự khác biệt, nhóm hộ khá cao nhất đạt 178.350,8 nghìn đồng/ha, sau đó đến nhóm hộ trung bình đạt 42.550,4 nghìn đồng/ha và cuối cùng là nhóm hộ nghèo đạt 16.063,0 nghìn đồng/ha. Như vậy ta nhận thấy rằng giá trị sản xuất phụ thuộc rất lớn vào giá bán sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, diện tích có hạn, do đó việc đầu tư nâng cao năng suất từ đó nâng cao thu nhập là việc làm cần thiết của nông hộ, đối với hộ khá cần chú ý giảm chi phí trung gian cải thiện năng suất, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Sản xuất Lúa còn đòi hỏi sự am hiểu về đặc điểm, đặc tính của các giống, đòi hỏi đúng quy trình kỹ thuật thì mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

Riêng phần thu nhập của nông hộ thì đây là khoản thực thu của hộ nông dân, nó chính bằng khoản giá trị gia tăng trừ đi phần lao động thuê hay đó chính là thu nhập hỗn hợp. Trong phần này không có thuế và cũng không có các khoản khấu hao vì người nông dân không phải đóng thuế, khoản này là phần công lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất. Hộ khá có giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp thấp nhất trong ba nhóm hộ, trong đó thu nhập hỗn hợp 168.830,8 nghìn đồng/ha cao nhất trong ba nhóm hộ, hộ trung bình có thu

nhập là 39.050,4 nghìn đồng/ha xếp thứ hai, hộ nghèo có thu nhập thấp nhất là 14.763,0 nghìn đồng/ha.

Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC đều phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất hay đó là hiệu quả đầu tư vốn. Ở nhóm hộ khá có hiệu quả cao nhất, cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 10,8 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 8,2 đồng giá trị gia tăng, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 7,8 đồng thu nhập hỗn hợp. Ở nhóm hộ trung bình thì cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 6,0 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 4,5 đồng giá trị gia tăng, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 4,2 đồng thu nhập hỗn hợp. Ở nhóm hộ nghèo là có hiệu quả thấp nhất, cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 5,9 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 4,5 đồng giá trị gia tăng, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 4,1 đồng thu nhập hỗn hợp. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của nhóm hộ nghèo chưa cao, cần tích cực tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Các chỉ tiêu GO/LĐGĐ, VA/LĐGĐ, MI/LĐGĐ: nhìn chung ở nhóm hộ khá là cao nhất, theo thứ tự là: 681,87 nghìn đồng/ công, 521,49 nghìn đồng/công, 493,66 nghìn đồng/công; ở nhóm hộ trung bình là 466,67 nghìn đồng/công, 354,59 nghìn đồng/công, 325,42 nghìn đồng/công; ở nhóm hộ nghèo là thấp nhất, theo thứ tự là 432,65 nghìn đồng/công, 327,82 nghìn đồng/công, 301,29 nghìn đồng/công. Người nông dân huyện Bắc Sơn sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là lấy công làm lãi, chưa chú ý nhiều tới hiệu quả sử dụng đồng vốn, thêm nữa là giá bán năm 2018 biến động thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của các hộ.

3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa theo giống

Bảng 3.13: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa của hộ theo giống Lúa (Tính bình quân 1 ha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)