CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BAN XÚC TIẾN
2.3. Công tác phát triển bền vững Ban IPA giai đoạn 2012-2020
2.3.1 Cơ chế chính sách còn thiếu, chƣa đủ mạnh
IPA Quảng Ninh là mô hình tiên phong trong cả nƣớc, địa vị pháp lý, tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ đều không có trong các quy định của nhà nƣớc mà hoàn toàn do Quảng Ninh tự sáng tạo ra, trong khi kết quả hoạt động lại không thể lƣợng hóa, hiệu quả không mang lại ngay tức thì, vì vậy vẫn có hoài nghi về sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của mô hình, ảnh hƣởng tới tâm lý và hiệu quả làm việc của đội ngũ CBVC trực tiếp làm việc tại IPA. Đến thời điểm hiện tại, về mặt pháp lý, chỉ có duy nhất Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tƣớng ban hành Quy chế quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Mặt khác, IPA không có một mô hình chuẩn mực đƣợc quy định ở trong nƣớc hay trên thế giới, do đó chức năng nhiệm vụ cũng nhƣ chế độ đãi ngộ chủ yếu là vận dụng, chƣa đủ mạnh, thiếu tính ổn định nên khó có thể thu hút đƣợc cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và khó giữ chân cán bộ có trình độ năng lực tốt cống hiến lâu dài.
2.3.2 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ và hiệu quả thực thi chƣa cao
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả rất tích cực đã đạt đƣợc, đội ngũ cán bộ IPA Quảng Ninh cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhƣ kỷ cƣơng kỷ luật chƣa đƣợc nghiêm túc thực hiện, có biểu hiện vụ lợi, sách nhiễu ở một số bộ phận cán bộ viên chức; tình thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chƣa thực sự đƣợc phát huy; chất lƣợng tham mƣu còn hạn chế.
Hiện nay đã xuất hiện một số biểu hiện tự thỏa mãn với những kết quả đạt đƣợc làm suy giảm sức chiến đấu; một số cán bộ chƣa xác định đúng rõ mục tiêu phấn đấu, chƣa đặt lợi ích của tỉnh, của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; hiện tƣợng làm việc riêng ảnh hƣởng đến hiệu quả, uy tín của Ban không còn mang tính đơn lẻ... làm ảnh hƣởng tới các cán bộ mới đƣợc tuyển dụng và ảnh hƣởng đến uy tín và hiệu quả công tác của Ban.
Đội ngũ cán bộ của IPA Quảng Ninh nhìn chung đều trẻ tuổi, đƣợc đào tạo cơ bản trong nƣớc và quốc tế, năng động, sáng tạo nhƣng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc, thiếu kiến thức về quản lý nhà nƣớc, chƣa đủ độ tin cậy khi làm việc, chia sẻ với các doanh nhân và nhà đầu tƣ, chƣa tham mƣu đƣợc những giải pháp có tầm chiến lƣợc.
2.3.3. Cơ chế phối hợp chƣa đồng bộ, nhịp nhàng
Hiện nay, công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ theo chức năng nhiệm vụ của Ban nhƣ thủ tục chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, thủ tục chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ; các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ liên quan đến các địa phƣơng chƣa đƣợc phối hợp giải quyết kịp thời hiệu quả. Việc tham gia ý kiến vào các dự án đầu tƣ còn rất chậm đặc biệt là ở các địa phƣơng vì vƣớng cơ chế làm việc giữa cấp Ủy và Chính quyền; các địa phƣơng chƣa chủ động giải quyết các khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tƣ sau khi có báo cáo tổng hợp của Ban IPA sau các đợt tiếp xúc, hỗ trợ đầu tƣ.
IPA Quảng Ninh đƣợc thành lập là đơn vị sự nghiệp với kỳ vọng là có thu và tự chủ kinh phí hoạt động, tuy nhiên Ban đƣợc giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động xúc tiến đầu tƣ theo Quyết định 03/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ và 2 nhiệm vụ liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ theo Luật đầu tƣ, các hoạt động này không có quy định đƣợc thu phí, trong khi đó, mảng dịch vụ chƣa triển khai đƣợc nên đến nay IPA Quảng Ninh vẫn chƣa có thu.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BAN XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG NINH