Nguồn: Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Đình Phi, 2015, Giáo trình uản trị An ninh phi truyền thống, Chương trình hạc sĩ uản trị An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo quan điểm này, PTBV là sự tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Nhƣ thế, PTBV không cho phép con ngƣời vì sự ƣu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ khác. Thông điệp ở đây thật đơn giản: PTBV không chỉ nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về môi trƣờng - sinh thái, văn hoá - xã hội và kinh tế. PTBV mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần phải nhận thức đƣợc rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau. Nói đến PTBV có nghĩa là tạo đƣợc sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:
Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải đƣợc duy trì một cách lâu dài.
Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. Đòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột.
Sự bền vững về môi trƣờng: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác.
Hiện tại, doanh nghiệp trong truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên ở dạng nền kinh tế tuyến tính nguyên liệu thô để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải từ sản xuất và tiêu dùng đƣợc chôn lấp hoặc thậm chí thải ra đại dƣơng.